Tòa Canada phán quyết bất lợi với Mạnh Vãn Chu
Giám đốc tài chính tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu không được trả tự do trong phiên tòa hôm 27/5 tại Canada và bị xem xét dẫn độ sang Mỹ.
Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án Tối cao British Columbia, Canada, tuyên bố các cáo buộc về hành vi gian lận đối với bà Mạnh thỏa mãn điều kiện tội kép về dẫn độ.
“Cách tiếp cận của Mạnh…có thể đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của Canada trong việc dẫn độ về tội lừa đảo và các tội phạm kinh tế khác”, thẩm phán Holmes tuyên bố.
Phán quyết trên sẽ mở đường cho phiên điều trần dẫn độ bắt đầu từ tháng 6.
Tập đoàn Huawei cho hay rất thất vọng trước phán quyết của toà án Canada và hy vọng hệ thống tư pháp Canada cuối cùng cũng sẽ chứng minh Mạnh vô tội.
Mạnh Vãn Chu đến toà án Canada hôm 27/5. Ảnh: AP.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa cho biết trong một tuyên bố rằng Bắc Kinh không hài lòng và phản đối mạnh mẽ đối với các phán quyết liên quan đến bà Mạnh và cử đại diện làm việc với Canada.
Bà Mạnh, 48 tuổi, con gái của người sáng lập tập đoàn Huawei, tỷ phú Nhậm Chính Phi, bị Canada bắt khi đang quá cảnh tại sân bay quốc tế Vancouver tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Sự việc gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có giữa Trung Quốc và Canada. 9 ngày sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc bắt hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp.
Washington cáo buộc Mạnh đánh lừa các ngân hàng của nước này và vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran, đồng thời muốn Canada dẫn độ giám đốc tài chính Huawei sang Mỹ để xét xử. Tuy nhiên, Mạnh Vãn Chu khẳng định vô tội và quyết đấu tranh tại tòa với lý do các hành động của bà không vi phạm pháp luật Canada.
Mạnh hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Thủ tướng Canada nói Trung Quốc không hiểu khái niệm tư pháp độc lập
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng Trung Quốc không hiểu khái niệm tư pháp độc lập khi liên kết hai vụ việc lớn mà cơ quan chức năng 2 nước đang thụ lý.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau . Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 22.5 dẫn lời Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng Trung Quốc không hiểu ý nghĩa của tư pháp độc lập khi liên kết việc 2 công dân Canada bị tạm giữ ở Trung Quốc với việc 1 công dân Trung Quốc bị tạm giữ ở Canada.
Trung Quốc yêu cầu Canada trả tự do cho Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, người đang có nguy cơ sẽ bị dẫn độ sang Mỹ. Bà Mạnh bị cảnh sát Vancouver bắt giữ tháng 12.2018. Các quan chức chính phủ Canada đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không thêm can thiệp vào trường hợp này.
"Canada có một hệ thống tư pháp độc lập, hoạt động mà không bị giới chính trị gia can thiệp hay giành thẩm quyền", ông Trudeau nói trong một cuộc họp báo.
"Trung Quốc thì không như vậy và dường như không hiểu rằng Canada có nền tư pháp độc lập", ông nói.
Chỉ 9 ngày sau vụ bắt giữ bà Mạnh, chính quyền Trung Quốc bắt giữ hai người Canada ở Trung Quốc, gồm cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, với tội danh liên quan đến an ninh nhà nước. Tháng trước, ông Trudeau cho biết Trung Quốc đã ngưng cho phép thăm viếng lãnh sự hai người này với lý do dịch Covid-19.
"Việc Trung Quốc vẫn đang liên kết một hệ thống tư pháp độc lập trong vụ Mạnh Vãn Châu với việc giam giữ tùy tiện hai người Canada là thực tế đáng buồn, nhưng là một thách thức chúng tôi phải giải quyết trong nhiều tháng qua", thủ tướng Canada nói hôm 21.5.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Trudeau cam kết sẽ gây áp lực để Trung Quốc phóng thích 2 công dân Canada.
Các vụ bắt giữ trên đã dẫn đến khủng hoảng tồi tệ nhất trong quan hệ song phương.
Mỹ sắp yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu
Sắp có phán quyết về việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu
Bà Mạnh hiện sống tại nhà ở Vancouver sau khi được tại ngoại hầu tra phiên tòa về việc dẫn độ đến Mỹ để xét xử cáo buộc Huawei vi phạm các lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Dự kiến Tòa án tối cao của bang British Columbia sẽ ra phán quyết về vụ này vào tuần sau. Thẩm phán sẽ xem xét liệu trường hợp của bà Mạnh có thỏa mãn nguyên tắc về cùng hình sự hóa (double criminality), theo đó hành vi của bà Mạnh bị coi là tội phạm ở cả Canada lẫn ở nước yêu cầu dẫn độ. Nếu không thỏa nguyên tắc này, bà Mạnh có thể được trả tự do, dù điều này còn tùy thuộc vào việc các luật sư của chính phủ Canada đại diện cho Mỹ có quyết định kháng cáo hay không.
Trong khi đó, về trường hợp ông Kovrig và Spavor bị bắt với cáo buộc làm gián điệp và không được tiếp xúc với luật sư, Đại sứ Trung Quốc tại Canada Tùng Bồi Vũ khẳng định rằng "cơ quan chức năng có thẩm quyền của Trung Quốc đang xử lý các vụ việc [liên quan đến ông Kovrig và Spavor] theo pháp luật".
Ông Tùng cũng đề cập đến vụ bà Mạnh và cho rằng đây là "vấn đề lớn nhất trong quan hệ song phương", đồng thời nhắc lại lời kêu gọi Canada cho phép bà Mạnh trở về Trung Quốc "suôn sẻ và an toàn".
Đại sứ quán Trung Quốc chưa phản hồi về phát biểu mới nhất của Thủ tướng Trudeau.
Đội ngoại giao 'chiến lang' Trung Quốc tăng tốc Các nhà ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc trên khắp thế giới ngày một không ngại đối đầu công khai khi lợi ích của Bắc Kinh bị đe dọa. Khi Trung Quốc nỗ lực khẳng định tầm ảnh hưởng trên vũ đài quốc tế, các nhà ngoại giao nước này trên khắp thế giới đối đầu với nhiều cuộc chiến lớn nhỏ...