Tòa Canada bác yêu cầu của Mạnh Vãn Chu
Tòa liên bang Canada bác yêu cầu của giám đốc Huawei Mạnh Vãn Chu về việc tiết lộ thêm tài liệu của vụ bắt bà tại sân bay năm 2018.
Tòa án Canada hôm 25/8 cho biết yêu cầu cung cấp thêm tài liệu của Mạnh Vãn Chu không được chấp thuận vì lý do an ninh quốc gia, thêm rằng những tài liệu phía bà Mạnh yêu cầu cũng không liên quan tới vụ bắt bà ở sân bay Vancouver.
Giám đốc tài chính Huawei, 48 tuổi, bị cảnh sát Canada bắt theo yêu cầu của Mỹ tại sân bay Vancouver hồi tháng 12/2018. Bà bị cáo buộc nói dối ngân hàng HSBC về các giao dịch giữa Huawei với công ty Skycom của Iran, khiến ngân hàng này gặp rủi ro vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và Washington muốn Ottawa dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Bà Mạnh và các luật sư của bà đã đề nghị chính phủ Canada tiết lộ thêm tài liệu về vụ bắt giữ nhằm củng cố cho lập luận rằng các quan chức Mỹ và Canada đã vi phạm quy trình khi bắt bà.
Mạnh Vãn Chu đến toà án Canada hôm 27/5. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Canada đã công bố một số tài liệu theo yêu cầu của phía bà Mạnh, song các luật sư của chính phủ nước này từ chối tiết lộ toàn bộ tài liệu vì lý do an ninh quốc gia.
Thẩm phán liên bang Canada cũng đồng ý với quan điểm này, thêm rằng những thông tin bà Mạnh yêu cầu không liên quan tới vụ bắt bà. “Thông tin sẽ không cung cấp ‘những mảnh ghép còn thiếu’ mà bà Mạnh đang tìm kiếm”, thẩm phán Catherine Kane nói, khẳng định việc tiết lộ toàn bộ tài liệu “sẽ gây tổn hại đến an ninh quốc gia hoặc quan hệ quốc tế”.
Các tài liệu phía bà Mạnh yêu cầu gồm những báo cáo của Cơ quan Tình báo An ninh Canada về vụ bắt giữa, email cùng ghi chú viết tay của một đặc vụ trong những ngày sau khi bà bị bắt.
Huawei hiện chưa bình luận về thông tin.
Mạnh Vãn Chu hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Tình báo Canada từng cảnh báo hậu quả bắt Mạnh Vãn Chu
Tình báo Canada cho rằng vụ bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ có thể gây hậu quả chính trị toàn cầu.
"Sự kiện được lên kế hoạch từ trước này sẽ có hậu quả rất lớn trên phương diện quốc tế và quan hệ song phương", Cơ quan Tình báo An ninh Canada (CSIS) viết trong bản ghi nhớ ngày 1/12/2018, đề cập đến vụ bắt Mạnh Vãn Chu. Tài liệu được tòa án liên bang tại Ottawa công bố hôm 11/6 theo yêu cầu của bà Mạnh.
Trong bản ghi nhớ được kiểm duyệt, CSIS cho biết họ được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thông báo về kế hoạch bắt bà Mạnh khi bà vừa xuống sân bay Vancouver vào ngày 1/12/2018. FBI không tham gia vào vụ bắt người này nhằm tránh tạo cảm giác rằng họ đang tác động tới phía Canada.
CSIS lưu ý bà Mạnh là con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi và việc bắt bà có khả năng "tạo ra một làn sóng xung kích lan truyền khắp thế giới". Cảnh sát Canada tiến hành vụ bắt cũng thừa nhận "bản chất chính trị cao độ" trong hành động pháp lý với bà Mạnh vào thời điểm đó, theo bản ghi nhớ.
Mạnh Vãn Chu đến toà án Canada hôm 27/5. Ảnh: AP.
Bản ghi nhớ trên là một trong nhiều tài liệu do tòa án liên bang tại Ottawa cung cấp sau yêu cầu của nhóm luật sư bào chữa cho bà Mạnh, người cho rằng việc Mỹ yêu cầu dẫn độ bà là có "động cơ chính trị", đồng thời cáo buộc cảnh sát Canada, lực lượng biên phòng Canada và FBI âm thầm phối hợp để thẩm vấn bà Mạnh trong nhiều giờ và tịch thu mật khẩu các thiết bị điện tử của bà trước khi chính thức khởi tố.
Thẩm phán Heather Holmes của Tòa án Tối cao British Columbia, Canada, cuối tháng trước tuyên bố các cáo buộc về hành vi gian lận đối với bà Mạnh thỏa mãn điều kiện tội kép về dẫn độ và bị xem xét dẫn độ sang Mỹ. Đây được xem là phán quyết bất lợi đối với giám đốc tài chính Huawei. Phán quyết cũng mở đường cho phiên điều trần dẫn độ bắt đầu từ tháng này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ottawa cho biết trong một tuyên bố rằng Bắc Kinh không hài lòng và phản đối mạnh mẽ đối với các phán quyết liên quan đến bà Mạnh và cử đại diện làm việc với Canada.
Bà Mạnh, 48 tuổi, bị Canada bắt khi đang quá cảnh tại sân bay quốc tế Vancouver tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Sự việc gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có giữa Trung Quốc và Canada. 9 ngày sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc bắt hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp.
Washington cáo buộc bà Mạnh đánh lừa các ngân hàng của nước này và vi phạm lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran, đồng thời muốn Canada dẫn độ giám đốc tài chính Huawei sang Mỹ để xét xử. Tuy nhiên, Mạnh Vãn Chu khẳng định vô tội và quyết đấu tranh tại tòa với lý do các hành động của bà không vi phạm pháp luật Canada.
Mạnh hiện được tại ngoại và phải đeo vòng theo dõi điện tử, bị quản thúc tại gia từ 23h đến 6h nhưng được tự do đi lại trong thành phố Vancouver nếu có người giám sát an ninh.
Hong Kong chỉ trích Anh 'tiêu chuẩn kép' Hong Kong chỉ trích Anh "tiêu chuẩn kép", "can thiệp nội bộ" Trung Quốc và vi phạm luật quốc tế sau khi dừng hiệp ước dẫn độ với đặc khu. "Việc Anh đơn phương đình chỉ thỏa thuận giao nộp những kẻ phạm tội trốn chạy với Hong Kong vì mục đích chính trị, lấy việc Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ...