Tòa bị ‘ép’ xử theo hồ sơ?
Thảo luận về Dự án Tổ chức TAND sáng ngày 27/10, nhiều đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến những yếu tố nội tại từ hoạt động xét xử để tránh oan sai.
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn được xem như điển hình của án oan sai
Quyền điều tra của Tòa án là một trong những vấn đề đáng quan tâm của Dự thảo Luật này. Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nội dung về Tòa án có quyền kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử hoặc Tòa án có quyền điều tra, xác minh bổ sung chứng cứ trong trường hợp cần thiết đối với các vụ án hình sự. Theo Đại biểu (ĐB) Nguyễn Sơn (TP.Hà Nội), giao cho TAND “quyền tự điều tra, xem xét lại vụ án là để từ đó phát hiện, khắc phục việc điều tra sai, truy tố sai”.
“Án tại hồ sơ” không đem lại công lý
Qua thực tiễn thực hiện Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành và công tác xét xử của Tòa án, hiện việc điều tra của Tòa án là phải triệu tập người làm chứng, người biết về tình tiết vụ án đến điều tra công khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, công việc này hết sức khó khăn do tâm lý người dân không muốn dính líu đến kiện tụng nên Tòa án không thể điều tra, làm rõ tại phiên tòa, đặc biệt là những vụ án có người kêu oan.
Như vậy, Tòa án chủ yếu vẫn chỉ dựa vào hồ sơ mà chính Tòa án cũng thấy chưa rõ đúng hay sai để phán quyết, dẫn đến việc kháng cáo, hủy án, điều tra lại khiến vụ án kéo dài đến mức nhiều năm không kết thúc được.
Nhiều ĐB thống nhất quan điểm Tòa ánND phải có quyền tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ để từ đó phát hiện, khắc phục những sai sót mà cơ quan điều tra, truy tố trước đó đã thực hiện. Có như vậy mới đảm bảo để TAND thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xét xử, đưa ra phán quyết đúng đắn, khách quan, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Video đang HOT
“Việc giao thẩm quyền này còn góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập lâu nay trong việc “án tại hồ sơ”, chỉ xét xử theo hồ sơ mà cơ quan điều tra truy tố xây dựng lên, hoặc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong thực tiễn, nhiều vụ cơ quan điều tra truy tố không điều tra bổ sung, thậm chí đình chỉ vụ án, TAND không có cơ sở để kiểm sát hoạt động tư pháp” – ĐB Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) lưu ý.
Có án lệ để ngăn chặn lách luật
Qua quá trình lấy ý kiến, đa số tán thành với quy định của Dự thảo Luật là TANDTC có thẩm quyền phát triển án lệ, nhưng cần tiếp tục làm rõ “án lệ” là gì, giá trị pháp lý của án lệ, các tiêu chí, điều kiện, thủ tục lựa chọn, công bố án lệ, việc thay đổi, hủy bỏ án lệ?
Tuy nhiên, Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) qui định, ngoài các quyết định giám đốc thẩm có tính chuẩn mực của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì Hội đồng này còn có thể lựa chọn các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án khác để tổng kết phát triển thành án lệ cho các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử, bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Thực tiễn công tác xét xử cho thấy pháp luật hiện nay chưa điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, một số quy định chưa rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật thường phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm cá nhân của thẩm phán. “Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bản án bị hủy, sửa nhiều” – ĐB Huỳnh Nghĩa (TP.Đà Nẵng) nhận định.
Do vậy, các ĐB thống nhất giao nhiệm vụ phát triển án lệ cho TANDTC bên cạnh nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác xét xử, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các vụ án bị xử oan sai, ngăn chặn tình trạng lách luật do tiêu cực của cơ quan tiến hành tố tụng và khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn hiện nay. Quan trọng nữa là án lệ sẽ giúp người dân nắm rõ được kết quả xét xử vụ án, tránh tình trạng bị kẻ xấu lừa đảo chạy án gây rối trật tự xã hội.
Nguồn Huy Anh
Pháp luật Việt Nam
Nhiều nơi làm khó thừa phát lại
Trong một hội thảo liên ngành do Sở Tư pháp TP.HCM chủ trì ngày 22-8, nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của thừa phát lại tiếp tục được nêu ra....
Theo ông Tư Dương Tuân (Trương phong Bô trơ Sơ Tư phap TP.HCM), môt sô toa đã yêu câu thưa phat lai (TPL) khi tông đat giấy tờ cho ca nhân phải có dấu xác nhận của UBND xã, phường nơi người được tống đạt cư trú trên các văn bản tông đat trưc tiêp va tông đat thanh, văn bản giao giấy tờ cho thân nhân người được tống đạt nhân thay hay văn bản tông đat không thanh. Trong khi đó, UBND các xã, phường không đông y đong dâu lên văn ban do ho không chưng kiên việc tông đat va ho cung không co thơi gian đi cung TPL thưc hiên tông đat.
Luật không quy định, tòa vẫn yêu cầu
Về chuyện này, ông Pham Quang Giang (Trưởng Văn phòng TPL quận 5) cho biết hiện mỗi tòa đang áp dụng một kiểu. Trong ba tòa mà Văn phòng TPL quận 5 nhận tống đạt giấy tờ thì TAND quân 5 và TAND quận 11 đa châp nhân không cân dâu cua ủy ban, chỉ cần co can bô tư phap chưng kiên, riêng TAND huyên Cu Chi vẫn bắt buôc phai co dâu của ủy ban. Trong khi đó, Điêu 152 BLTTDS (vê tông đat văn ban) không quy đinh phải co dâu xac nhân cua ủy ban xã, phường nơi người đươc tông đat cư trú.
Ông Giang cũng cho biết khi tông đat giấy tờ cho cơ quan, tô chưc, môt sô toa đòi hỏi giấy tờ phai do chinh ngươi đai diên cơ quan, tổ chức nhân, không châp nhân bât ky môt bô phân nao khác, kê ca trương phong phap chê hay bô phân hanh chinh - văn thư (nơi co chưc năng nhân văn ban đên cua cơ quan, tổ chức). Điêu nay đã gây không it kho khăn cho TPL.
Thừa phát lại đang tổ chức thi hành án. Ảnh: Thừa phát lại 24h.
Trao đôi lại, ba Trinh Ngoc Thuy (Pho Chanh Văn phong TAND TP.HCM) nói nêu không co dâu xác nhận cua UBND đia phương thi lây gi chưng minh. Nêu tống đạt không đúng người nhận hay người được tống đạt không nhận giấy tờ... thì du có sai sót nhỏ mà đương sư khiêu nai là tòa vẫn bi hủy án như thường. Ba Thuy kê: "Co trương hơp hôm trươc người chồng dẫn người khác đi nôp đơn xin ly hôn, sau đo lại... dẫn môt người khác nưa đi xin thuận tình ly hôn. Vì vậy, đê đam bao đung ngươi, có khi chúng tôi còn phải cho lăn tay".
Theo ba Thuy, luât không thê quy định hết moi tinh huông nên việc tòa yêu cầu TPL lấy dấu xác nhận của ủy ban la thu tuc cho đung, cho đu. "Trươc đây, ơ trai giam Chi Hoa, khi lam biên ban lây lơi khai thi can bô quan giao cua trai giam ky tên nhưng tư chôi đong dâu. Sau đo, VKSND TP.HCM đã co văn ban vê viêc nay la phai đong dâu" - bà Thúy nói.
Bị tư chôi cung cấp thông tin
Theo đai diên Văn phòng TPL quân Tân Binh, khi xac minh vê điêu kiên thi hành án (THA) tại các cơ quan công an, thuế, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ngân hàng..., TPL cũng thường xuyên bị từ chối cung cấp thông tin.
Chẳng hạn, Cuc Thuê TP.HCM tư chôi cung câp thông tin vê bao cao thuê, bao cao tai chinh cua doanh nghiêp mà cơ quan nay quan ly với ly do "văn phong TPL không phai la cơ quan nha nươc co thâm quyên theo luât đinh". Hay khi TPL xac minh chu sơ hưu phương tiên giao thông tai Phong CSGT đương bô - Công an TP.HCM thi bị yêu cầu phải cung cấp giấy ủy quyền co công chưng, chưng thưc. Trong khi đó, văn phong TPL không phai la ngươi đươc THA ma thuôc diên đươc xac minh điêu kiên THA nên lẽ ra chi cân xuất trình hơp đông dich vu là đủ. Đôi vơi văn phong đăng ky quyên sư dung đât thi tư chôi cung câp thông tin vê tinh trang phap ly nha, đât ma TPL cung câp. Ho yêu câu TPL cung câp sô tơ ban đô, thửa đât trong khi đo đây cung chinh la thông tin mà TPL cân cơ quan nay cung câp.
Ông Nguyên Hưu Đưc (Pho phong Phap chê Cuc Thuê TP.HCM) có trao đôi lai như sau: Theo Điêu 73 Luât Quan ly thuê, cơ quan quan ly thuế phai bao mât thông tin cua ngươi nôp thuê, trư trương hơp các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan điều tra, VKS, tòa yêu cầu cung cấp thông tin. Luật không liệt kê văn phong TPL thuộc diện được cung cấp thông tin như trên. Ông Đức cho rằng khi cac văn ban quy pham phap luât vê thuê chưa sửa đổi thì cần kiên nghi vơi Bô Tư phap, Bô Tai chinh co hương dân cu thê để tháo gỡ vướng mắc...
Kết thúc hôi thao, đai diên liên nganh TAND - VKSND - THA - Sở Tư pháp ở TP.HCM đêu thông nhât là se sơm co quy chê liên nganh đê quy đinh các thu tuc liên quan đên hoat đông TPL.
Theo Phapluattp
Cặp vợ chồng lừa đảo hàng chục tỷ đồng nhận phán quyết của tòa án Sáng 18-8, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Lạng Sơn đã kết thúc phiên xét xử cặp vợ chồng Tô Bích Liên và Nguyễn Văn Trung vớii tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn thể hiện vợ chồng Liên- Trung kinh doanh ngoại tệ tại chợ đổi tiền ở TP Lạng...