Tòa bất ngờ chuyển khung phạt cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân
Liên quan tới phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM xét xử vụ mua bán logo xe vua vào ngày 14/8, TAND TP.HCM đã quyết định thay đổi khung hình phạt theo hướng tăng nặng một số bị cáo.
Theo TAND TP.HCM, tòa đã quyết định thay đổi theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Văn Thới, Trần Quốc Thái (cùng ngụ TP.HCM) từ điểm đ, e khoản 2 Điều 346 Bộ luật Hình sự, tội Đưa hối lộ theo Viện Kiểm sát (VKS) sang khoản 4 Điều 364; với bị cáo Lê Thị Cẩm Vân (ngụ TP.HCM) VKS chuyển quy buộc tội từ điểm đ, e khoản 2 Điều 346 Bộ luật Hình sự, tội danh Đưa hối lộ sang khoản 3 Điều 364.
Cựu CSGT bị tăng nặng hình phạt
Các bị cáo Huỳnh Tấn Thắng, Nguyễn Văn Phúc, Trần Trọng Nhân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Minh Thiên (cùng ngụ TP.HCM), tòa quyết định giữ nguyên khung hình phạt với tội danh Đưa hối lộ theo điểm đ, e khoản 2 Điều 364. Đáng lưu ý là cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân (nguyên cán bộ Phòng CSGT, Công an tỉnh Đồng Nai) bị tòa chuyển khung phạt từ khoản 2 Điều 364 tội Môi giới hối lộ sang khoản 4 Điều 365.
Cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân vừa bị Tòa chuyển khung phạt.
Ngoài ra, tòa cũng triệu tập nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; có 6 luật sư bào chữa cho 10 bị cáo. HĐXX có 5 người, gồm thẩm phán Huỳnh Văn Trực (chủ tọa), thẩm phán Phạm Uyên Thy và 3 hội thẩm nhân dân. Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa theo ủy quyền của VKSND Tối cao là ông Trương Hùng Cường (kiểm sát viên, VKSND TP.HCM).
Xét xử công khai
Cũng theo TAND TP.HCM, vụ án này sẽ được xét xử công khai tại trụ sở TAND TP.HCM, cáo trạng công tố tại tòa sắp tới cho rằng từ tháng 1/2014 đến 8/2015, các bị cáo Thới, Vân và các đồng phạm đã cấu kết với một số tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM góp tiền đưa hối lộ cho thanh tra giao thông (TTGT), cảnh sát giao thông (CSGT) để không bị xử phạt. Thới, Thái tổ chức in logo có số “68″ và chữ “Garage Thành Đô”; Vân in logo chữ “xe chở hàng” bán cho chủ xe, tài xế giá 2,5-3 triệu đồng/logo dán làm mật hiệu nhận biết khi bị TTGT, CSGT kiểm tra.
Video đang HOT
Mỗi tháng, Thới lập danh sách các xe mua logo bằng cách ghi biển số các xe vào giấy để theo dõi. Để thuận lợi bán logo và hạn chế rủi ro, Thái còn giúp Thới thuê xe ôm đi canh gác các tuyến đường mà tổ tham mưu đặc biệt của Phòng CSGT Công an TP.HCM tuần tra kiểm soát sau đó nhắn tin cho Thới và người mua logo biết để né tránh.
Cáo trạng dẫn kết luận điều tra cho rằng, Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ cho cán bộ CSGT, TTGT các địa phương Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.
Tổng cộng, Thới, Thái và Vân đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ CSGT, 18 cán bộ TTGT của 3 địa phương trên. Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của 80 người này nhưng không có người nào thừa nhận đã nhận tiền để không xử phạt các xe quá tải.
Cáo trạng dẫn kết luận điều tra cho rằng, Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ cho cán bộ CSGT, TTGT các địa phương ồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.
Theo Tân Châu/Tiền Phong
Vụ "logo xe vua": Chỉ truy tố người đưa hối lộ và người môi giới
Thới cùng đồng phạm chi hàng tỉ đồng hối lộ 80 Cảnh sát giao thông (CSGT) và Thanh tra giao thông (TTGT) để bán "logo xe vua", giải cứu các xe quá tải bị bắt. Tuy nhiên, vì không đủ chứng cứ nên Viện Kiểm sát không thể truy tố hình sự các đối tượng nhận hối lộ.
Ngày 10/7, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố đường dây mua bán "logo xe vua", giải cứu xe quá tải do 2 bị cáo Nguyễn Văn Thới (sinh năm 1976), Lê Thị Cẩm Vân (sinh năm 1982) cầm đầu về các tội đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ.
Liên quan vụ án, Nguyễn Cảnh Chân (sinh năm 1973, cán bộ đội 1 - phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) bị cáo buộc tội môi giới hối lộ.
Bị can Nguyễn Văn Thới.
Theo cáo trạng, Thới đã làm quen với một số cán bộ lực lượng thanh tra giao thông và CSGT Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM. Qua đó, Thới đặt vấn đề sẽ nộp tiền và dán ký hiệu logo lên các đầu xe quá tải để một số cán bộ thanh tra giao thông, CSGT khi làm nhiệm vụ sẽ nhận biết được và không xử phạt. Trong "phi vụ" này, Thới rủ người thân của mình là Trần Quốc Thái cùng tham gia bán "logo xe vua".
Cũng theo cáo trạng, Thới đã nhờ ông Nguyễn Cảnh Chân giúp để CSGT không xử phạt lỗi chở hàng quá tải đối với những xe có dán logo do Thới bán. Ông Chân đồng ý và nói với một đội trưởng đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai về việc Thới nhờ và ông này đồng ý. Từ tháng 7/2014 đến tháng 2/2015, Thới đã 7 lần chuyển tiền cho ông Chân với tổng số gần 600 triệu đồng.
Tháng 4/2015, vị đội trưởng trên bị bệnh chết, ông Chân tiếp tục nhờ một Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai giúp và được đồng ý. Thới đã chuyển cho Chân 600 triệu đồng để nhờ hối lộ, Chân đưa cho Phó phòng CSGT 300 triệu đồng và giữ lại 300 triệu đồng. Ông Chân đã làm trung gian môi giới cho Thới đưa hối lộ 12 lần, tổng số tiền Thới đưa cho Chân nhờ hối lộ là 1,2 tỉ đồng.
Đường dây mua bán "logo xe vua" bảo kê xe quá tải do Thới cầm đầu hoạt động từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015 đã bán cho 15.000 lượt xe, thu lời bất chính gần 23 tỉ đồng.
Bị can Nguyễn Cảnh bị truy tố về tội môi giới hôí lộ.
Tại cơ quan điều tra, Lê Thị Cẩm Vân, Nguyễn Văn Thới và Trần Quốc Thái khai nhận đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ của đội, trạm trong lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM. Cơ quan điều tra đã triệu tập và lấy lời khai của 62 cán bộ, chiến sĩ nêu trên tuy nhiên những người này không thừa nhận hành vi.
Đối với lực lượng cán bộ thanh tra giao thông, cơ quan điều tra tiến hành lấy lời khai 18 người. Kết quả không có người nào thừa nhận đã nhận tiền của Vân, Thới để không xử phạt các xe quá tải. Tiến hành nhận diện qua ảnh, Vân chỉ nhận diện được 1 đội phó 1 đội thanh tra giao thông TPHCM.
Cơ quan điều tra xác định, việc bán "logo xe vua" thu tiền đưa hối lộ cho một số cán bộ chức năng để không xử phạt xe quá tải là có thật. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các bị can không có tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cảnh sát và thanh tra giao thông đã nhận hối lộ nên không có cơ sở khởi tố.
Đối với chủ xe, lái xe mua "logo xe vua" vua cơ quan điều tra tiến hành xác minh và ủy thác cho cơ quan điều tra các tỉnh tiến hành lấy lời khai các chủ xe, tài xế theo danh sách 1.682 xe mua "logo xe vua" của Vân Thới. Kết quả cho thấy có 524 trường hợp thừa nhận, còn 1.158 trường hợp không thừa nhận hoặc không thể xác minh do thay đổi nơi cư trú.
Xét thấy những người này bỏ tiền mua logo để không bị xử phạt nhưng không biết Vân, Thới đưa hối lộ cho ai nên không có căn cứ để xác định những người này là đồng phạm.
Vụ án này từng được TAND TPHCM đưa ra xét xử, tuy nhiên, quá trình xét hỏi các bị cáo thay đối lời khai nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tiến hành phúc cung đối với Nguyễn Văn Thới. Theo bản phúc cung bị can Thới xác định biết rõ mục đích của việc bán "logo xe vua" để lấy tiền đưa hối lộ cho CSGT và thanh tra giao thông. Tại phiên tòa Thới cho rằng bị bức cung nhục hình tuy nhiên Thới không nhận diện được người bức cũng cũng như không có vết thương nên không xem xét.
Cơ quan điều tra cũng phúc cung cũng như cho các bị can và người liên quan đối chất. Hầu hết tất cả bị can và người liên quan giữ nguyên lời khai ban đầu.
Xuân Duy
Theo Dantri
Xét xử đường dây bán logo xe "vua" hối lộ tiền tỷ cho CSGT Số tiền bán logo xe "vua" được xác định hơn 30 tỷ đồng. Người liên quan khai tiền này phần lớn là đưa hối lộ cho cảnh sát giao thông (CSGT) và thanh tra giao thông (TTGT) để nhờ "bảo kê" xe quá tải. Ngày 19-20.4, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm băng nhóm chuyên in và bán logo xe "vua". Bị...