Toà bác đơn người dân khởi kiện CSGT tỉnh Hoà Bình
Sáng nay (19.12), Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hòa Bình đã tổ chức xét xử công khai vụ án khiếu kiện quyết định xử phạt hành chính về việc vi phạm luật giao thông đường bộ giữa một lái xe và Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình.
Lần đầu lái xe kiện CSGT ở Hòa Bình
Nguyên đơn trong vụ án khởi kiện hành chính này là ông Phạm Đức Vinh (SN 1976, tổ 37, phường Đồng Tâm, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái). Bị đơn là Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình.
Theo tài liệu được công bố, ngày 5.11, ông Phạm Đức Vinh khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình. Theo đơn khởi kiện, ngày 16.4, ông Vinh điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 21C-034.52 lưu thông trên quốc lộ 6, hướng Hòa Bình – Hà Nội.
Khi đi đến km40 500 thuộc địa bàn thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình), ông Vinh bị tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình yêu cầu dừng xe.
Khi dừng xe, ông Vinh được thông báo vi phạm lỗi chạy quá tốc độ, qua số liệu hiển thị tại máy bắn tốc độ, ông Vinh chạy xe với tốc độ 76km/h, trong khi đoạn đường quy định 50km/h. Tổ tuần tra đã lập biên bản hành chính số 082139, nội dung chạy quá tốc độ trên 20 đến 35km/h.
Ngày 24.4, Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 501530617018079, căn cứ biên bản vi phạm hành chính, căn cứ điểm a, khoản 7, điều 5, Nghị định 46 của Chính phủ đã xử phạt ông Vinh 5,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày.
Ông Phạm Đức Vinh (TP.Yên Bái, Yên Bái) khởi kiện Phòng CSGT tỉnh Hòa Bình vì cho rằng, đơn vị này đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng đối với ông.
Theo ông Vinh, Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình xử phạt hành chính đối với ông là không đúng. Tại điều 38.3, quy chuẩn 41 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định (quy chuẩn 41 năm 2016), nếu làn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu dẫn rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi đường giao nhau, hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại, biển hiệu lệnh mặc nhiên là hết hiệu lực.
Ông Vinh đã điều khiển xe qua một đường rẽ vào khu dân cư, có đường giao nhau nhưng không có biển nhắc lại của biển hiệu lệnh khu đông dân cư nên chạy xe với tốc độ 76km/h. Theo quy định trên, ông Vinh không vi phạm, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông phải hủy.
Ông Vinh đã khiếu nại tới Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình và nhận được quyết định giải quyết khiếu nại. Ông Vinh tiếp tục nhận được quyết định giải quyết khiếu nại khi gửi đơn khiếu nại lần 2 tới Ban Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình.
Không đồng ý với các quyết định của Công an tỉnh Hòa Bình khi giải quyết sự việc, ông Vinh khởi kiện, đề nghị TAND tỉnh Hòa Bình hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với ông Vinh, hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, lần 2, hoàn lại số tiền ông đã nộp là 5,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Tranh luận gay gắt tại tòa án, nguyên đơn Phạm Đức Vinh tranh luận, thời điểm ông bị dừng xe xử phạt là lần đầu tiên ông di chuyển trên cung đường. Ông Vinh trình bày, khi đang di chuyển hướng Hòa Bình – Hà Nội đến địa điểm trên, ông nhìn thấy biển R.420 (bắt đầu khu đông dân cư) ở trước trạm thu phí Lương Sơn nên đã giảm tốc độ xuống theo đúng quy định khoảng 50km/h.
Khi đi qua một ngã 3 của thị trấn Lương Sơn nhưng không có biển nhắc lại ở khu dân cư, lúc này ông chưa nhìn thấy biển R.421 (hết khu đông dân cư) nên đã nhận thức được biển hiệu R.420 hết hiệu lực, từ đó tiếp tục di chuyển trên quãng đường này với tốc độ 76km/h.
Trước câu hỏi của hội đồng xét xử, nguyên đơn Vinh đã nhìn thấy biển R.420 trước trạm thu phí và chưa nhìn thấy biển R.421, khi bị CSGT dừng xe kiểm tra, vị trí bị kiểm tra vẫn đang trong khu vực thị trấn Lương Sơn, lái xe Phạm Đức Vinh nêu ý kiến: “Tôi nhìn thấy biển R.420 rồi đến trạm thu phí, hiểu là khu đông dân cư sinh sống hai bên đường, tôi đi tốc độ 50km/h. Biển R.420 nằm trong nhóm biển hiệu lệnh, nếu qua ngã 3 không thấy biển nữa, tôi đi bình thường. Các quốc lộ khác đều cắm biển nhắc lại tại các ngã 3, ngã 4″.
Phiên tòa xét xử công khai nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân.
Theo ông Vinh, phản xạ của người lái xe đi trên đường là nhìn biển báo, ông nhận thức đó không phải là thị trấn vì trên đường từ Hòa Bình về không có biển để nhận biết đây là thị trấn Lương Sơn.
Nguyên đơn lập luận, theo quy chuẩn 41 năm 2016, sau các ngã 3, sau biển báo đường giao nhau, phải có biển nhắc lại. Vì không có biển nhắc lại nên ông đi bình thường.
“Mong tòa xem xét quyền lợi thấu đáo của người dân. Đáng lẽ ra, CSGT phải xem xét vấn đề biển báo trên thực tế vì trách nhiệm của ngành CSGT phải kiểm tra biển báo có đầy đủ hay không, nếu không đầy đủ phải góp ý hoặc kiến nghị cơ quan chức năng đóng thêm. Đoạn đường thị trấn Lương Sơn có 4km, tại sao CSGT không đứng bắn từ ngã 3 trở đi mà lại chọn vị trí ngắn nhất, đúng là vị trí lái xe có thể tăng tốc? Tại sao họ không tìm một giải pháp an toàn cho người giao thông?” – nguyên đơn nêu quan điểm tranh luận.
Phía Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình, đại diện tại tòa là bà Đinh Thị Thu Hằng – Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, việc tuần tra kiểm soát không phải là “đè” người vi phạm ra phạt. Mục đích chính là giúp người tham gia giao thông và việc tuần tra kiểm soát lưu động, không cố định tại một điểm nào vì còn thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra các loại tội phạm khác.
Theo bà Hằng, việc tuần tra kiểm soát này làm thường xuyên, không phải riêng trường hợp của ông Vinh.
“Theo luật, có biển R.420 thì kết thúc phải là R.421, sao anh cố tình nói không vi phạm? Việc tuần tra đảm bảo quyền lợi của anh, góp phần hạn chế tai nạn chứ không phải gì cả” – đại diện Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình tranh luận.
Cũng theo vị đại diện Phòng CSGT, vị trí cắm biển R.420 ở km43 100, km39 300 là vị trí đặt biển R.421, vị trí ông Vinh bị bắn tốc độ xử phạt là trong khu vực đông dân cư, chưa có biển báo hết khu vực đông dân cư.
Sẽ kháng cáo
Phiên tòa diễn ra với các quan điểm, luận cứ chặt chẽ từ hai phía nguyên đơn và bị đơn. Luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho phía Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình nhận định, những ý kiến của ông Vinh chỉ là chủ quan, nhận thức chưa đủ, chưa đúng về luật giao thông đường bộ.
Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Đức Vinh vì không có cơ sở.
“Luật bao giờ cũng quy định bắt đầu bằng biển R.420, phải kết thúc bằng biển R.421″ – luật sư khẳng định.
Trước các quan điểm của hai phía, HĐXX nhận định, quyết định xử phạt hành chính ngày 24.4 của Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình là đúng thẩm quyền, đúng các quy định của pháp luật.
Vị trí ông Vinh lái xe với tốc độ 76km/h được ghi nhận là km40 500, vẫn thuộc khu vực đông dân cư, hành vi này đã vi phạm điều 6, Thông tư 91 năm 2015 của Bộ Giao thông Vận tải.
Qua đó, TAND tỉnh Hòa Bình xử, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Đức Vinh về việc hủy quyết định vi phạm hành chính số 501530617018079 ngày 24.4 của Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình và yêu cầu hoàn lại số tiền đã nộp phạt vi phạm hành chính.
Ông Vinh và Phòng CSGT Công an tỉnh Hòa Bình có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Trao đổi với PV ngay sau phiên tòa, ông Vinh khẳng định, ông sẽ kháng cáo bản án sơ thẩm.
Theo Danviet
Hòa Bình chú trọng công tác xét xử lưu động
Theo văn phòng Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Hòa Bình, tính từ năm 2016 đến nay, TAND hai cấp ở tỉnh Hòa Bình đã đưa ra xét xử lưu động 222 vụ án, gồm 198 vụ án hình sự và 24 vụ án dân sự. Tại mỗi phiên tòa đều có sự tham gia đầy đủ các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và đông đảo nhân dân tham dự, theo dõi.
Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được ngành và địa phương giao, công tác xét xử lưu động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn được TAND hai cấp tỉnh Hòa Bình quan tâm, chú trọng.
Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình chú trọng xét xử lưu động
Để tổ chức, các phiên tòa lưu động là phải xây dựng kế hoạch từ khâu lựa chọn vụ án, địa điểm mở phiên tòa, bố trí lực lượng bảo vệ trước, trong và sau phiên tòa xét xử lưu động.
Trước khi tổ chức xét xử, các thẩm phán phải đầu tư thêm thời gian, nghiên cứu kỹ hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng như: Viện Kiểm sát nhân dân, Công an trong hoạt động chuyên môn, chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xét xử lưu động, góp phần đem lại hiệu quả an toàn cao.
Công tác bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau phiên tòa được xây dựng, triển khai chặt chẽ, đúng quy trình từ khâu bảo đảm vận chuyển hồ sơ, bị cáo đến nơi xét xử cũng như công tác bố trí lực lượng bảo vệ. Đồng thời, nội dung vụ án, thời gian, địa điểm được thông báo rộng rãi để nhiều người dân biết, đến theo dõi phiên tòa. Quan điểm của TAND tỉnh Hòa Bình, "phiên tòa xét xử lưu động nhưng người dân không biết, không đến theo dõi đông coi như chưa thành công".
Một phiên xét xử lưu động tại tỉnh Hòa Bình
Trong quá trình xét xử lưu động, vai trò của Hội thẩm nhân dân được thể hiện là người đại diện cho nhân dân tham gia trực tiếp vào việc thực hiện quyền lực của Nhà nước; là những người sống, công tác, làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Thông qua việc xét xử, Hội thẩm đưa tiếng nói từ phía xã hội vào quá trình xét xử, giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân nên Hội thẩm đóng vai chò quan trọng trong phiên tòa xét xử lưu động .
Theo thống kê, tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, TAND tỉnh xét xử lưu động được 76 vụ án hình sự tại các địa bàn trọng điểm thường xảy ra tội phạm.
Những vụ án đưa ra xét xử lưu động là những vụ điển hình, tập trung vào các loại tội phạm đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong nhân dân như: Mua bán trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, giết người... Nhiều mức hình phạt nghiêm tại các phiên tòa xét xử lưu động mà hội đồng xét xử đã tuyên được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Hình phạt nghiêm minh không chỉ đạt mục đích trừng trị kẻ phạm tội mà còn góp phần răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho mọi đối tượng người dân.
Đàm Quang
Theo Dantri
Hòa Bình: 1 bánh heroin 20 năm tù Sáng ngày 7/7, tại sân UBND xã Phú Cường - huyện Tân Lạc (Hòa Bình), Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa xét xử lưu động đối với Bùi Văn Nguyển (sinh năm 1982) về tội mua bán trái phép chất ma túy. Đối tượng Bùi Văn Nguyển Theo cáo trạng, Bùi Văn Nguyển (sinh năm 1982 trú tại -...