Tòa án tối cao Mỹ xem xét chính sách về nhập cư của Tổng thống
Kế hoạch nhập cư của Tổng thống Obama đã giúp khoảng 4 triệu người định cư bất hợp pháp ở Mỹ ít nhất từ năm 2010 với hồ sơ không phạm tội.
Tòa án tối cao Mỹ ngày 18/4 mở phiên tranh tụng về giới hạn quyền của Tổng thống để xem liệu ông Barack Obama có vượt quyền khi đơn phương hành động nhằm bảo vệ hàng triệu người nhập cư trước nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ hồi năm 2014 hay không.
Kế hoạch nhập cư của Tổng thống Obama đã giúp khoảng 4 triệu người định cư bất hợp pháp ở Mỹ ít nhất từ năm 2010 với hồ sơ không phạm tội và có con cái là công dân Mỹ được ở lại đây và được cấp giấy phép làm việc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (ảnh: AP).
Ông Obama phải đưa ra mệnh lệnh hành chính này sau khi các Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa không thông qua dự luật cho phép người nhập cư trái phép được đăng ký trở thành công dân Mỹ vốn đã được Thượng viện thông qua năm 2013.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngay trước thời điểm mệnh lệnh hành chính này bắt đầu có hiệu lực hồi năm ngoái, một thẩm phán liên bang ở Texas đã phong tỏa chương trình nhập cư của ông Obama sau khi 26 bang do đảng Cộng hòa nắm quyền lãnh đạo, dẫn đầu là bang Texas đã nộp đơn kiện Tổng thống đảng Dân chủ vì hành động trên.
Viên chưởng lý bang Texas Kin Paxton cho rằng: “Nếu chúng ta cho phép Tổng thống, dù là đương kim Tổng thống hay người kế nhiệm ông, bất kể họ theo đảng phái nào, được phép thay đổi luật pháp mà không có sự chấp thuận của Quốc hội thì sẽ dẫn tới một tình huống sai lầm trầm trọng”.
Đây là một trong những vụ kiện lớn nhất trong nhiệm kỳ hiện nay của Tòa án Tối cao Mỹ. Các thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ phải đưa ra phán quyết về chính sách nhập cư của ông Obama vào tháng 6 tới.
Tòa án Tối cao Mỹ vốn có 9 thành viên nhưng sau cái chết của thẩm phán theo phái bảo thủ Antonin Scalia hồi tháng 2, cơ quan này hiện chia đôi thành 2 phái bảo thủ và tự do với mỗi bên có 4 thẩm phán. Điều này làm dấy lên khả năng tranh cãi giữa các thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ dẫn tới việc họ giữ nguyên phán quyết năm ngoái của một tòa án thấp cấp hơn, trong đó bác bỏ quyết định hành chính về vấn đề nhập cư bị cho là đã “vượt mặt” Quốc hội của Tổng thống Obama.
Tòa án Tối cao xem xét chính sách nhập cư của ông Obama đúng thời điểm vấn đề người nhập cư trở thành tâm điểm các chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ, trong đó các ứng viên đảng Cộng hòa kêu gọi trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi đất nước này.
Trong khi đó, ứng viên Tổng thống tiềm năng nhất của đảng Dân chủ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố, nếu đắc cử, bà Clinton sẽ còn “đi xa” hơn ông Obama trong vấn đề nhập cư bằng việc đề xuất một dự luận cải cách chính sách nhập cư một cách tổng thể trong vòng 100 ngày cầm quyền đầu tiên.
Tổng thống Obama đã không ít lần dùng đến mệnh lệnh hành chính trong 2 nhiệm kỳ của ông vì những bất đồng không giải quyết được với Quốc hội do phe Cộng hòa chiếm đa số liên quan đến chính sách về người nhập cư, kiểm soát súng đạn và chăm sóc y tế.
Những người phản đối chính sách nhập cư của ông Obama cho rằng, Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đã vượt quyền mà Hiến pháp trao cho ông trong khi chính quyền của ông khẳng định mệnh lệnh hành chính chỉ nhằm hướng dẫn cơ quan phụ trách về nhập cư thận trọng trong quá trình xử lý việc trục xuất những người này./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
EU thành lập đơn vị mới để chống nhập cư bất hợp pháp
Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) ngày 22/2 đã thành lập một đơn vị mới chuyên trách đối phó với hoạt động đưa người nhập cư bất hợp pháp.
Trung tâm mới được thành lập này có trụ sở đặt tại La Hay, Hà Lan, sẽ giúp các thành viên Liên minh châu Âu tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác.
Giám đốc Cảnh sát Liên minh châu Âu Rob Wainwright cho biết sẽ thảo luận để hợp tác sâu hơn với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, nơi phần lớn người tị nạn chọn làm điểm khởi hành hướng tới châu Âu.
Người Syria luồn dây thép gai vượt biên vào châu Âu. Ảnh: Reuters.
Quyết định thành lập đơn vị mới này của Cảnh sát Liên minh châu Âu đưa ra sau một quyết định của các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu vào tháng 11/2015.
Trung tâm mới này sẽ tập trung vào các điểm nóng tội phạm tùy theo khu vực địa lý, cũng như kết nối việc xây dựng năng lực tốt hơn giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu trong cuộc chiến chống lại các mạng lưới buôn người. Đây là một phần của nỗ lực nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn chạy trốn xung đột và nghèo đói đổ về châu Âu.
Ông Rob Wainwright cho biết, hoạt động buôn người đang là loại tội phạm phát triển nhanh nhất ở châu Âu. Cảnh sát Liên minh châu Âu ước tính, có tới 9/10 người tìm kiếm quy chế tị nạn tại châu Âu đến được châu lục này nhờ một mạng lưới buôn người./.
Hồng Nhung Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Bạo lực ở Cologne: Châu Âu thực sự lo ngại gì từ làn sóng nhập cư? Sau vụ việc ở Cologne, chắc chắn bà Merkel sẽ phải có động thái thực chất thắt chặt chính sách nhập cư để tránh phải trả giá quá đắt. Khi Mùa xuân Arab nổ ra vào năm 2011, phương Tây lạc quan cho rằng, những cuộc biểu tình chống lại chế độ độc tài tại các quốc gia Bắc Phi sẽ dẫn đến...