Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết lịch sử về quyền phá thai
Tòa án Tối cao ngày 24/6 đảo ngược phán quyết trong vụ kiện Roe và Wade với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, xóa bỏ cơ sở pháp lý ở cấp liên bang bảo vệ quyền phá thai.
Sau phán quyết của Tòa án Tối cao, quyền phá thai sẽ được quyết định bởi từng tiểu bang, trừ khi Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật khác về vấn đề này, theo CNN.
Trong ý kiến ủng hộ việc lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade, Thẩm phán Samuel Alito cho biết quyết định của Tòa án Tối cao đưa ra năm 1973 đã gây ra những hậu quả nặng nề, đồng thời không giúp mang lại giải pháp cho tranh cãi liên quan vấn đề phá thai.
“Vụ việc đã châm ngòi cho tranh cãi và làm đất nước chia rẽ sâu sắc”, Thẩm phán Alito nhận định.
Các thẩm phán ủng hộ đảo ngược phán quyết vụ Roe và Wade cho rằng phá thai là một câu hỏi mang tính đạo đức căn bản, đồng thời nhấn mạnh Hiến pháp Mỹ không cấm người dân từng tiểu bang tự xây dựng quy định về quyền phá thai.
Biểu tình bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau khi phán quyết được đưa ra. Ảnh: CNN.
“Roe và Casey đã tước đoạt thẩm quyền đó (của người dân các tiểu bang). Hôm nay, chúng tôi đảo ngược phán quyết, trả lại thẩm quyền cho người dân và các đại diện mà người dân bầu ra”, ý kiến của nhóm thẩm phán cho biết.
Trong khi đó, các thẩm phán phản đối đảo ngược phán quyết vụ Roe và Wade cho rằng quyết định ngày 24/6 xóa bỏ sự bảo vệ hiến định đối với hàng triệu phụ nữ liên quan việc phá thai.
Khoảng một nửa trong tổng số 50 tiểu bang và khu vực hành chính Washington D.C. đã có hoặc sẽ thông qua luật cấm phá thai trừ một số trường hợp ngoại lệ. Một số bang khác sẽ thông qua luật siết chặt quy định quản lý quy trình phá thai.
Ngay sau khi phán quyết được đưa ra, biểu tình lớn đã nổ ra bên ngoài tòa nhà của Tòa án Tối cao.
Khoảnh khắc bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ sau phán quyết gây sốc .Biểu tình lớn đã nổ ra trước trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ ngày 24/6 để phản đối việc tòa án lật lại phán quyết vụ kiện Roe và Wade về quyền phá thai.
Siêu du thuyền Nga cập cảng Hawaii sau lệnh thu giữ
Dữ liệu theo dõi tàu từ Refinitiv Eikon cho biết siêu du thuyền của tài phiệt Nga, từng bị Mỹ thu giữ ở Fiji vào tháng trước, đã được chuyển đến Hawaii.
Siêu du thuyền Amadea đã rời cảng Lautoka, Fiji, vào tuần trước, ngay sau khi Tòa án Tối cao của quốc đảo Thái Bình Dương phán quyết rằng Mỹ có thể đưa du thuyền rời khỏi nước này.
Đến ngày 17/6, dữ liệu của Eikon cho thấy chiếc du thuyền đã cập cảng Honolulu, Hawaii, và treo cờ Mỹ. Trước đó, theo cơ sở dữ liệu vận tải công cộng Equasis, tàu Amadea đã cắm cờ quần đảo Cayman.
Siêu du thuyền này đến Fiji hôm 13/4, sau chuyến hành trình dài 18 ngày từ Mexico. Trong một bản báo cáo, FBI cho biết con tàu đã tắt hệ thống thông tin tự động vào ngày 24/2, gần như ngay lập tức sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine, để tránh bị tịch thu, Reuters đưa tin.
Siêu du thuyền Nga Amadea bị cơ quan thực thi pháp luật Mỹ thu giữ tại Fiji, đã cập cảng Honolulu, Hawaii, vào ngày 17/6. Ảnh: Reuters.
Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn yêu cầu tịch thu Amadea lên tòa án cấp cao Fiji vì cho rằng con tàu này vi phạm lệnh trừng phạt nhắm vào Nga và có dính líu tới tham nhũng. Họ được tuyên thắng kiện.
Kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, lực lượng đặc nhiệm KleptoCapture của Bộ Tư pháp Mỹ đã tập trung vào việc thu giữ du thuyền và các tài sản xa xỉ khác của tài phiệt Nga.
Giới chức Mỹ cho rằng Amadea thuộc sở hữu của tài phiệt Nga Suleiman Kerimov, và trị giá khoảng 300 triệu USD.
Tuy nhiên, các luật sư của Millemarin Investment Ltd nói với tòa án Fiji rằng Amadea không thuộc sở hữu của ông Kerimov mà là một nhà tài phiệt Nga khác chưa bị trừng phạt, cựu giám đốc Rosneft Eduard Khudainatov.
Tỷ phú Kerimov từng bị Mỹ trừng phạt vào năm 2014 và 2018, nhằm đáp trả các hành động của Nga ở Syria và Ukraine. Ông cũng là mục tiêu trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Tiêm kích NATO chạm trán máy bay trinh sát Nga .Video mới được NATO giải mật cho thấy tiêm kích khối này có những lần giáp mặt sát với máy bay quân sự Nga bên trên bầu trời châu Âu, giữa lúc căng thẳng gia tăng vì Ukraine.
Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á Tại châu Á, quyền phá thai vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi khi khu vực này đối mặt với các vấn đề chồng chéo phức tạp, soi chiếu từ tôn giáo, văn hóa, luật pháp cho đến chính trị. "Tôi chưa từng lựa chọn giữ lại cái thai", Rara - phụ nữ ngoài 20 tuổi đến từ Jakarta, Indonesia - nói....