Toà án tối cao Campuchia y án chung thân với 2 lãnh đạo Khmer Đỏ

Theo dõi VGT trên

Toà án tối cao Campuchia ngày 23.11 tuyên bố giữ nguyên án tù chung thân đối với 2 lãnh đạo cấp cao của chính quyền Khmer Đỏ.

Toà án tối cao Campuchia y án chung thân với 2 lãnh đạo Khmer Đỏ - Hình 1

Nuon Chea, cựu lãnh đạo của Khmer Đỏ – Ảnh: Reuters

Hồi tháng 8.2014, Nuon Chea và Khieu Samphan bị Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia (ECCC) tuyên mức án tù chung thân vì tội ác chống lại loài người, tội chỉ đạo giết người, đàn áp chính trị và những hành vi vô nhân đạo. “Anh hai” Nuon Chea (90 tuổi) được coi là cánh tay phải của Pol Pot, lãnh đạo số 1 của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Trong khi đó, Khieu Samphan (85 tuổi) có biệt danh “anh tư” là chủ tịch nước Campuchia thời Khmer Đỏ.

Sau bản án tháng 8.2014, luật sư của 2 nhân vật này đã đệ đơn kháng cáo vì cho rằng bản án không công bằng và thiếu nhân chứng sống để cung cấp bằng chứng, theo Khmer Times. Tuy nhiên, toà án tối cao Campuchia ngày 23.11 tuyên bố bác bỏ đơn kháng cáo này, theo Cambodia Daily.

Chủ toạ phiên toà Kong Srim nói rằng dù quyết định của ECCC hồi tháng 8.2014 còn nhiều thiếu sót, tuy nhiên nhiều tội danh của Nuon Chea và Khieu Samphan vẫn được giữ nguyên. Ông Srim tuyên bố đơn kháng cáo không đủ sức thuyết phục để có thể đảo ngược bản án tù chung thân dành cho 2 cựu lãnh đạo Khmer Đỏ.

Toà án tối cao Campuchia y án chung thân với 2 lãnh đạo Khmer Đỏ - Hình 2

Khieu Samphan dự phiên xét xử ngày 23.11 Reuters

Nuon Chea được cho là một trong những người chịu trách nhiệm lớn nhất cho cái chết của khoảng 2,2 triệu người dưới chế độ Khmer Đỏ. Thẩm phán cho biết việc giữ nguyên bản án là thích đáng vì vai trò to lớn của bị cáo cùng bản chất tội ác kéo dài, quy mô quá lớn của tội ác này và sự bỏ mặc số phận của người dân Campuchia.

(Theo Thanh Niên)

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan Campuchia

Mặc dù bị đánh tan tác trên toàn lãnh thổ Campuchia, nhưng tàn quân Khmer Đỏ không chịu thất bại. Được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài, các tay súng áo đen tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đất nước Campuchia. Cuộc chiến đấu gìn giữ đất nước Campuchia kéo dài và vô cùng ác liệt.

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 1

Máy bay trực thăng tấn công Mi-24A, tham gia chiến trường Campuchia

Từ giữa tháng 01.1979, tàn quân Khmer Đỏ tập hợp lực lượng tại các khu vực giữa đường 3 và đường 4 thuộc vùng rừng núi Tây Nam Campuchia. Các tay súng diệt chủng áo đen thường xuyên tiến hành các cuộc phục kích trên hai trục đường chính nối cảng Kampong Songvới thủ đô Phnom Penh, tập kích vào các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và đánh phá chính quyền địa phương.

Tháng 02.1979, Khmer Đỏ tập trung được binh lực lớn có cả xe tăng tổ chức tấn công vào hai thị xã Takeo và Kampot. Lực lượng máy bay A-37 từ sân bay Cần Thơ cất cánh yểm trợ lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia phản kích tiêu diệt địch.

Trong thời gian này, các máy bay A-37 liên tục xuất kích đánh địch. Ngoài các máy bay cường kích chiến trường A-37, các biên đội F-5 và máy bay vận tải C-130 cũng tích cực thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt địch.

Tháng 2.1979, Trung đoàn không quân 925 cử một lực lượng sang hỗ trợ quân đội Campuchia xây dựng lực lượng không quân. Chịu trách nhiệm hỗ trợ khai thác số máy bay MIG-19 (F-6C theo định danh NATO) của Trung Quốc thu được từ quân Khmer Đỏ và khôi phục lại hệ thống bảo đảm hậu cần kỹ thuật trên các sân bay thuộc 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc Campuchia, tham gia chiến đấu đường không và yểm trợ hỏa lực mặt đất.

Video đang HOT

Lực lượng không quân của Trung đoàn 925 gồm 8 chiếc MiG-19 đóng quân tại sân bay Pochentong, MiG-19 đã xuất kích 94 lần với 71 giờ bay, chi viện hỏa lực truy quét Khmer Đỏ tại Pailin (cách biên giới Thái Lan 9km), Lech (Tây Nam Battambang 35km).

Theo trang Avia Master, vụ xung đột nghiêm trọng đầu tiên giữa quân đội Thái Lan yểm trợ lực lượng Khmer Đỏ diễn ở vùng Aranyaprathet Thái Lan (Krong Poi Pet - Campuchia) theo đường 5. Không quân Thái Lan bị phòng không mặt đất bắn hạ một máy bay trực thăng và một máy bay trinh sát hạng nhẹ, có thể là Cessna L-19/O-1 Bird Dog.

Cuối mùa khô 1980-1981, được sự hỗ trợ từ phía Thái Lan, lực lượng Khmer Đỏ, có trại trú quân trên tuyến biên giới Thái Lan - Campuchia liên tục tiến hành các hoạt động phục kích, phá hoại và tấn công vào các đoàn hành quân của quân đội Campuchia, Việt Nam.

Các cuộc hành quân thông thường phải có xe tăng đi cùng và máy bay yểm trợ đường không, không quân Việt Nam tích cực sử dụng máy bay trực thăng UH-1 và Mi- 8 làm nhiệm vụ yểm trợ bộ binh truy quét Khmer Đỏ

Mùa xuân năm 1982, tàn quân Khơ-me đỏ âm mưu mở các đợt hoạt động phá hoại, quấy rối gây mất ổn định chính trị, xã hội và làm suy yếu chính quyền cách mạng Campuchia. Do tình hình các loại máy bay hệ 2 (máy bay chiến lợi phẩm) thiếu phụ tùng, trang thiết bị thay thế, không quân Việt Nam chuyển sang sử dụng các máy bay vận tải của Liên Xô thực hiện các nhiệm vụ không kích yểm trợ lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia dọc tuyến biên giới Campuchia - Thái Lan.

Phía Thái Lan thường xuyên sử dụng các máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 và cường kích A-37 bay dọc biên giới hỗ trợ lực lượng Khmer Đỏ.

Khoảng tháng 4.1983, Quân đội Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch tấn công vào khu doanh trại của lực lượng Khmer Đỏ trong vùng Aranyaprathet. Ngày 04.04.1983, Hai máy bay F-5E mang cờ Thái Lan tiến hành không kích vào lực lượng liên quân Việt Nam - Campuchia, các hoạt động liên tiếp diễn ra cho đến ngày 08.04.1983, một quả tên lửa A-72 (Strela-2) bắn hạ một chiếc A-37.

Những trận chiến đường không trên biên giới Thái Lan - Campuchia hầu như không được cả hai bên công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một phần do tội ác của chế độ Khmer Đỏ đã được Việt Nam công bố trên trường quốc tế và Thái Lan thấy rõ hậu quả của việc rò rỉ thông tin.

Đầu tháng 2 năm 1984, tàn quân Khmer Đỏ với sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài đã lập được một số đơn vị đến cấp sư đoàn và các căn cứ hậu cần mới tại nhiều khu vực xung quanh Biển Hồ với ý định cố thủ lâu dài và mở rộng hoạt động tấn công vào các thị xã Battambang, Siêm Reap, Kampong Thom, đánh vào các vị trí đóng quân của lực lượng vũ trang Cam-pu-chia.

Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân đội Campuchia mở chiến dịch bao vây tiêu diệt tàn quân địch và củng cố chính quyền ở vùng Tây Bắc Cam-pu-chia. Các máy bay trực thăng Mi-8 tham gia yểm trợ lực lượng bộ binh tiến hành các hoạt động truy quét các nhóm quân Khmer Đỏ.

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 2

Máy bay trực thăng Mi-8 của không quân Việt Nam

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 3

Máy bay vận tải An- 26 không quân Việt Nam, trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước Campuchia đã từng là máy bay ném bom gây khiếp đảm cho lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ

Tháng 03.1984, Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành chiến dịch truy quét tàn quân Khmer Đỏ trên hướng Đông đánh vào Kaoh Nheak thuộc tỉnh Mondulkiri Campuchia ngày nay, lần đầu tiên lực lượng không quân Việt Nam sử dụng máy bay An-26 làm nhiệm vụ không kích ném bom tiêu diệt mục tiêu, lực lượng máy bay U-17 trinh sát dẫn đường và Mi-8 thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đường không. Chiến dịch không kích và đổ bộ đường không thắng lợi, tiêu diệt hoàn toàn căn cứ của Khmer Đỏ trong khu vực rừng núi này.

Cuối tháng 3.1984 lực lượng quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia quyết định chấm dứt sự tồn tại những trại Khmer Đỏ trong khu vực rừng núi dọc theo biên giới Campuchia - Thái Lan. Các trận chiến diễn ra ác liệt, lực lượng Pol Pot kêu gọi sự yểm trợ từ phía Thái Lan, chi viện hỏa lực pháo binh và không quân. Nhưng quân tình nguyện Việt Nam chuẩn bị tốt cho những khách không mời, ngày 14.04.1984, một chiếc trinh sát hạng nhẹ O-1 bị bắn hạ, ngày hôm sau, không quân Thái Lan mất thêm một A-37.

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 4

Trực thăng chiến đấu tấn công với uy lực kinh hoàng Mi-24A Việt Nam

Đến cuối tháng 10.1984, 7 tổ bay trực thăng vũ trang Mi-24A của Trung đoàn 916 được chuyển từ Hòa Lạc vào Tân Sơn Nhất tham gia chiến đấu truy quét tiêu diệt lực lượng Khmer đỏ. Ngày 28.22.1984, hai máy bay trực thăng Mi-24 đánh thắng trận đầu trên Biển Hồ, tiêu diệt một số lượng lớn các tay súng Khmer Đỏ thuộc sư đoàn tàn binh 980.

Sau đó, ngày 05.12.1984, lực lượng Mi-24 tiếp tục tham gia đánh chi viện cho quân đội Campuchia và Việt Nam đánh truy quét trên vùng biên giới Tây Bắc Campuchia, được máy bay U-17 chỉ thị mục tiêu, Mi-24 phát huy hỏa lực dữ dội tiêu diệt địch, đạt hiệu suất chiến đấu rất cao và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Từ đó cho đến khi QĐND Việt Nam rút quân về nước, đội hình máy bay yểm trợ, chi viện hỏa lực cho bộ binh trên chiến trường biên giới Campuchia chủ yếu là An- 26, Mi-8, Mi-24, U-17

Tháng 01.1985, chiến dịch truy quét lực lượng Khmer Đỏ lan sang cả biên giới Thái Lan, những cuộc va chạm đường không hầu như không có thông tin. Nhưng Phương Tây cho rằng trong các trận đánh, không quân Thái Lan sử dụng F-5E đã phải đối đầu với MiG.

Có lẽ kết quả các vụ đối đầu đó khiến Thái Lan hoảng hốt, Bangkok khẩn cấp đặt hàng mua thêm 12 chiếc F-16, hợp đồng được ký vào tháng 3.1985, tất cả các máy bay này về đến Thái Lan năm 1988.

Đến tháng 01.1985, Quân đội Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam cơ bản đã kiểm soát hoàn toàn tuyến biên giới giữa Thái Lan với các khu vực Campuchia, không quân Thái Lan cũng không ít lần có ý đồ không kích quân đội Việt Nam, nhưng đều không thành công do lực lượng phòng không chiến trường Việt Nam quá dày dạn kinh nghiệm. Ngày 08.01.1985, phòng không Việt Nam sử dụng Strela -2 bắn hạ thêm một -37.

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 5

MiG 21 của quân đội Campuchia, trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tập trung tại căn cứ không quân "Pochetong".

Nhưng không quân Thái Lan cũng không vì thế mà dừng các cuộc xâm nhập vào không phận Campuchia với nhiều ý đồ khác nhau, chủ yếu hướng vào mục đích ủng hộ Khmer Đỏ. Tháng 1.1987, chính quyền Campuchia tuyên bố: chỉ trong 1 tháng, không quân Thái Lan không dưới 33 lần xâm phạm không phận Campuchia, các máy bay thực hiện những phi vụ này là UH-1, L-19, -37 và F-5.

Không phận Campuchia đã có thời điểm rơi vào khoảng thời gian nguy hiểm khi Khmer Đỏ được phía Thái Lan cung cấp các tên lửa vác Strela -2 "chợ đen", bản copy không có giấy phép của Trung Quốc. Theo truyền thông phương Tây, một chiếc Mi-8 đã bị bắn hạ bởi tên lửa này, nhưng do giá thành quá cao, chất lượng vũ khí thấp và khả năng huấn luyện khai thác sử dụng còn non kém, đại đa số các chiến binh Khmer Đỏ thậm chí không biết chữ, do đó Strela-2 không được phổ biến rộng rãi.

Song song với nhiệm vụ phối hợp cùng quân đội Campuchia truy quét lực lượng Khmer Đỏ, bình thường hóa tình hình đất nước. Việt Nam đẩy mạnh xây dựng quân đội Campuchia mới, trong đó có lực lượng không quân. Phối hợp với Liên Xô, Việt Nam thông qua các kênh ngoại giao để ổn định tình hình Campuchia trên trường thế giới.

Điểm then chốt trong kế hoạch này là chế độ Hoàng gia và Việt Nam đã cố gắng bằng mọi biện pháp mời Hoàng thân Sihanouk quay trở lại lãnh đạo đất nước, đây cũng là một biểu tượng nhằm làm dịu đi tình hình xung đột và là một giải pháp thỏa hiệp với các lực lượng Campuchia, tiêu diệt ảnh hưởng của lực lượng Khmer Đỏ. Thái tử Norodom Sihanouk đồng ý trở về lãnh đạo Campuchia.

Năm 1989, các lực lượng tình nguyện Việt Nam bắt đầu rút khỏi Campuchia, gánh nặng cuộc chiến truy quét lực lượng diệt chủng Khmer Đỏ được giao lại cho quân đội Campuchia. Nhận thấy sự thua sút của quân đội chính quyền Phnom Penh, những tay súng áo đen vào năm 1990 lại tập trung lực lượng, tiến hành các cuộc tấn công lớn nhằm giành chính quyền. Rất nhanh chóng, Khmer Đỏ chiếm được vùng Tây Bắc đất nước và đánh về phía Nam, hướng thủ đô Phnom Penh.

Năm 1991, dưới sức ép của Liên Hiệp Quốc, hai bên đã ký một thỏa thuận ngừng bắn, dựa trên sự bảo đảm của hoàng thái tử Norodom Sihanouk, đã trở về nước và theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, ông trở thành vị vua sau chiến tranh của Vương quốc Campuchia.

Nhưng thỏa thuận ngừng bắn chỉ kéo dài một tháng, ngay sau đó Khmer Đỏ lại tập trung lực lượng và tổ chức tấn công. Theo yêu cầu của chính quyền Vương quốc Campuchia, một lực lượng gìn giữ hòa bình có 28.000 quân nhân từ các nước Úc, Áo, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Pakistan và Thụy Điển.

Toàn bộ đội quân gìn giữ hòa bình này được triển khai bằng máy bay vận tải, điều động từ nhiều nước khác nhau bao gồm cả Liên Xô. Tại Campuchia, Pháp hỗ trợ sáu máy bay trực thăng SA.330 Puma và một số Mi-17 và Mi-26 của Liên Xô.

Tháng 10.1991, theo thỏa thuận giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dây Khmer Đỏ, lực lượng Không quân Campuchia do quân đội Việt Nam xây dựng bị giải tán. Lúc đó trong biên chế có khoảng 12 chiếc MiG-21, 12 Mi-8, 2 chiếc máy bay vận tải Tu-134, 1 chiếc AN-12 và 3 chiếc AN-24. "MiG" được bảo quản tại căn cứ không quân Pochentong và do binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Ấn Độ canh giữ. Máy bay vận tải và trực thăng được bàn giao cho hãng hàng không Kampuchea Airlines.

Dưới sự kiểm soát của lực lượng gìn giữ hòa bình, tháng 5.1993, ở Campuchia tiến hành các cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên, nhưng lực lượng Khmer Đỏ tẩy chay cuộc bầu cử, khoảng 3 nghìn tay súng Pol Pot có vũ trang đã đi vào rừng, tiếp tục tiến hành cuộc chiến.

Từ các vị trí ẩn nấp, các nhóm chiến binh Khmer Đỏ tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình. 05.11.1993, Khmer Đỏ bắn hạ một chiếc Mi-17 của UN. Phi hành đoàn 3 người Nga và hành khách là các quân nhân Ấn Độ, Pakistan không bị thương tích do máy bay kịp thời hạ cánh khẩn cấp.

Sau bầu cử, cuối năm 1993, Campuchia lại thành lập lại lực lượng không quân, mang tên Không quân Hoàng gia Campuchia. Các biểu tượng cũ, logo được sử dụng lại. Tư lệnh trưởng lực lượng Không quân Campuchia là Norodom Vaswani, từng phục vụ trong Không quân dưới quyền cai trị của Sihanouk và Lon Nol - giai đoạn 1970-1975.

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 6

Máy bay trực thăng của Nga tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Campuchia, Phnom Penh, 1992

Không có cơ sở vật chất và một đất nước bị tàn phá hoàn toàn đã khiến lực lượng Không quân Campuchia hầu như không có bất cứ khả năng gì. Trong đội hình của lực lượng chỉ còn có 5 chiếc MiG 21 và một số máy bay trực thăng.

Với một sức mạnh quân sự như vậy, lực lượng quân đội chính quyền Campuchia sẽ phải tiến hành một cuộc chiến kéo dài không lối thoát với lực lượng Khmer Đỏ. Tháng 4.1994, quân đội Campuchia tiến hành chiến dịch với mục đích đánh chiếm thủ đô của lực lượng Pol Pot, thành phố Pailin. Lần đầu tiên sau một thời gian dài, trên bầu trời Campuchia xuất hiện lại MiG-21, trong vai trò trinh sát đường không.

Quân đội Campuchia đánh chiếm được Pailin trong một trận đánh nhanh chóng, nhưng ngay sau đó, Khmer Đỏ sử dụng các xe tăng T-59 của Trung Quốc, được giấu kỹ trong rừng sâu tránh bị quân đội Việt Nam phát hiện, tấn công đánh chiếm lại Pailin. Tháng 5.1994, quân đội Campuchia, tập trung khoảng 7.000 quân, một lần nữa tấn công đánh chiếm Pailin nhưng không thành công.

Trước những thực tế rõ ràng của tội diệt chủng, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia khác cũng không còn có thể quay mặt làm ngơ. Vào khoảng giữa năm 1994, các cố vấn quân sự Úc và Indonesia bắt đầu giúp đỡ xây dựng lại quân đội Campuchia.

Ba Lan và Cộng hòa Séc cung cấp cho Campuchia một số lượng lớn xe tăng T-55 và xe bọc thép, Slovakia và Ukraine cung cấp 4 máy bay trực thăng Mi-17. Viện trợ cũng đến từ các nước phương Tây: Pháp giao 2 máy bay trực thăng AS.350, 1 chiếc SA.365 và 1 chiếc TV-20, Ý viện trợ 1 chiếc vận tải chở khách "Fokker" F.28, Britten-Norman BN-2 Islander và một vài máy bay cánh quạt hạng nhẹ khác.

Trung Quốc không đứng ngoài cuộc, hoàn toàn quên chính quyền Pol Pot và cung cấp cho chính phủ Campuchia 2 chiếc máy bay vận tải Y-12. Indonesia đào tạo 225 binh sĩ đổ bộ đường không, Israel nâng cấp 6 chiếc L-39 "Albatros". Đồng thời Israel cũng tham gia hiện đại hóa "MiG" thu được từ Khmer Đỏ.

Năm 1996, quân đội Campuchia bắt đầu chiến dịch mới chống lực lượng Khmer Đỏ. Các hoạt động tấn công mặt đất được sự yểm trợ của Mi - 17 trong vai trò yểm trợ hỏa lực đường không và 3 chiếc BN-2 Islander vận tải. Các máy bay MiG -21 không hoạt động do không có phụ tùng thay thế và không có phi công.

May mắn cho quân đội Campuchia là lực lượng Khmer Đỏ không còn như trước đây, các chiến binh vì lý tưởng chỉ còn lại với số lượng rất ít, các tay súng sau này hầu hết là những tên tội phạm.

Không quân Việt Nam và cuộc chiến diệt Khmer Đỏ trên biên giới Thái Lan - Campuchia - Hình 7

Máy bay trực thăng khổng lồ Mi-26 - máy bay trực thăng cánh quạt lớn nhất của Không quân Campuchia.

Khoảng tháng tháng 6.1997, trong hàng ngũ Khmer Đỏ lại diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo do Pol Pot bị bệnh rất nặng. Ngày 15.04.1998, cựu độc tài diệt chủng người dân Campuchia chết, lực lượng Khmer Đỏ tan rã thành các băng nhóm tội phạm cướp bóc.

Tháng 5.1998 quân đội chính quyền Campuchia, được xây dựng lại dưới sự giúp đỡ của các nhóm cố vấn nước ngoài, tiêu diệt hoàn toàn các căn cứ cuối cùng của Khmer Đỏ. Cuộc chiến chống chủ nghĩa diệt chủng ở Campuchia kết thúc.

Theo Viettimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở BangkokNgười đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok
5 giờ trước
Nam công nhân thoát chết trong gang tấc vụ sập nhà 30 tầng ở BangkokNam công nhân thoát chết trong gang tấc vụ sập nhà 30 tầng ở Bangkok
hôm qua
Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
15 giờ trước
Động đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấnĐộng đất tại Myanmar: Ghi nhận hàng loạt dư chấn
hôm qua
Động đất tại Myanmar khiến ít nhất 10 người tử vongĐộng đất tại Myanmar khiến ít nhất 10 người tử vong
hôm qua
Nhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài LoanNhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài Loan
hôm qua
Bệnh viện Myanmar "vỡ trận" sau động đấtBệnh viện Myanmar "vỡ trận" sau động đất
hôm qua
Động đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhânĐộng đất tại Thái Lan: Bác sĩ phẫu thuật ngoài trời để chạy đua cứu sống bệnh nhân
hôm qua

Tin đang nóng

Tin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tậpTin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tập
5 giờ trước
Xả vai tiểu thư Hà thành, Doãn Hải My khi về quê Văn Hậu khác hoàn toàn, đập tan tin đồn "trọng ngoại hơn nội"Xả vai tiểu thư Hà thành, Doãn Hải My khi về quê Văn Hậu khác hoàn toàn, đập tan tin đồn "trọng ngoại hơn nội"
2 giờ trước
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đờiTez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
5 giờ trước
Sao nam khóc lớn trong tang lễ "Hoàng Dung đẹp nhất", có 1 hành động lặp lại suốt 4 thập kỷSao nam khóc lớn trong tang lễ "Hoàng Dung đẹp nhất", có 1 hành động lặp lại suốt 4 thập kỷ
5 giờ trước
Bắt tài xế xe ôm đánh người ở Bến xe Miền ĐôngBắt tài xế xe ôm đánh người ở Bến xe Miền Đông
6 giờ trước
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông GaiSOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
5 giờ trước
Mỹ nhân biến mất khỏi showbiz lộ diện sau 3 năm bị xóa mặt trên sóng truyền hìnhMỹ nhân biến mất khỏi showbiz lộ diện sau 3 năm bị xóa mặt trên sóng truyền hình
5 giờ trước
Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCMNiêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
1 giờ trước

Tin mới nhất

Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?

Động đất Myanmar: Số phận tháp không lưu Naypyidaw ra sao?

1 giờ trước
Nhiều người tháo chạy trong hỗn loạn khi tháp không lưu sụp đổ khiến sân bay quốc tế Naypyidaw Myanmar tê liệt hoàn toàn.
IMF dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

IMF dự đoán thời điểm kết thúc xung đột Ukraine

1 giờ trước
Xung đột ở Ukraine có thể kết thúc vào những tháng cuối năm 2025. Thông tin này được nêu trong dự báo cập nhật của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tình hình xung đột Nga - Ukraine.
Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

6 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng nỗ lực thúc đẩy hòa bình giữa Nga và Ukraine đang đạt được tiến triển, nhưng vẫn còn nhiều ác cảm giữa các bên .
Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

7 giờ trước
Moscow cáo buộc Anh và Pháp hỗ trợ Ukraine trong cuộc tấn công vào trạm đo lường khí đốt tại khu vực Kursk của Nga.
Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

7 giờ trước
Bị giam cầm suốt 20 năm dưới hầm, người đàn ông đến từ Connecticut (Mỹ) đã tự tay phóng hỏa căn nhà để có người tới cứu. Anh mắc trầm cảm nặng sau nhiều năm sống cô lập.
Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

7 giờ trước
Số người thiệt mạng vì động đất ở Myanmar đã vượt ngưỡng 1.600, trong khi cộng đồng quốc tế đang khẩn trương hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á.
Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

7 giờ trước
Tổng thống Vladimir Putin đã công bố kế hoạch phát triển trong tương lai của hải quân Nga bao gồm việc mở rộng quy mô hạm đội tàu ngầm hạt nhân và sản xuất thêm các loại tàu mặt nước khác.
Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

7 giờ trước
Vài giờ sau khi xảy ra trận động đất lớn ở Mandalay, Myanmar, những người sống sót đã cuống cuồng tìm kiếm trong đống đổ nát bằng tay không, cố gắng cứu những nạn nhân vẫn còn bị mắc kẹt.
Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

7 giờ trước
Lực lượng cứu hộ và các tình nguyện viên Myanmar đang nỗ lực tìm kiếm người sống sót sau thảm họa động đất trong bối cảnh thiếu trang thiết bị và nhân lực.
Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

8 giờ trước
Nga có thể đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công đa hướng quy mô lớn trong những tuần tới sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn một phần với Ukraine thông qua Mỹ.
Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

9 giờ trước
Trong tháng 3, tỷ phú Musk cũng đã gặp giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). Một phát ngôn viên của NSA mô tả diễn biến này là nỗ lực nhằm đảm bảo NSA phù hợp với các ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump.
Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

9 giờ trước
Ước tính khoảng 15.000 người biểu tình tụ tập gần Cung điện Gyeongbok, giơ cao các biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu. Cảnh sát đã chặn giao thông ở các làn đường gần đó.

Có thể bạn quan tâm

ViruSs 'thương mại hóa' drama tình ái, 3 tập "phát sóng" thu về con số ngã ngửa?

ViruSs 'thương mại hóa' drama tình ái, 3 tập "phát sóng" thu về con số ngã ngửa?

Netizen

9 phút trước
Giữa tâm điểm lùm xùm với Pháo và Ngọc Kem, ViruSs liên tiếp livestream và bật chế độ thu phí bình luận, nhận hàng loạt quà tặng ảo trị giá hàng chục triệu đồng, khiến dư luận dậy sóng.
Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi

Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi

Sao việt

22 phút trước
Nữ diễn viên 9x còn cho biết không biết thời điểm cụ thể bị lấy cắp tiền từ khi nào dù không tới chỗ đông người, chứng tỏ chiêu thức siêu tinh vi và bài bản của kẻ trộm.
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh

Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh

Trắc nghiệm

26 phút trước
3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh.Những người tuổi Dậu có cách ứng xử khéo léo, thường thì cứ khó khăn họ lại thêm phần kiên cường.
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết

Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết

Ẩm thực

30 phút trước
Cá lóc kho dưa cải có phần thịt mềm rục xương nhưng đanh lại, không bị nát, dưa cải chua chua, thịt mỡ mềm mọng, béo tan trong miệng.
Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

1 giờ trước
Từ clip ghi lại hình ảnh một ô tô biển số Đắk Lắk đậu chắn ngang đường khiến các phương tiện phía sau đứng hình , công an đã vào cuộc xác minh.
Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford

Bộ sưu tập siêu xe đắt tiền của Rashford

Sao thể thao

1 giờ trước
Marcus Rashford gây chú ý khi bán chiếc Lamborghini Aventador SVJ trị giá 450.000 bảng và thay bằng một mẫu xe hiếm Audi RS6 Avant GT giá 177.000 bảng.
2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến

2 thiếu nữ ghen tuông, gần 70 đối tượng chuẩn bị hỗn chiến

Pháp luật

1 giờ trước
Từ việc Lan Anh ghen tuông với Như Ngọc, cả 2 gọi đồng bọn, tổng khoảng 70 thanh thiếu niên chia làm 2 phe để giải quyết mâu thuẫn, đánh nhau.
Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!

Ngoại lệ của sao hạng S: G-Dragon hoà mình hát giữa đám đông 40 nghìn người, cảnh tượng vỡ trận nhìn mà choáng!

Nhạc quốc tế

1 giờ trước
Ở tuổi 37, G-Dragon vẫn làm fan thổn thức vì khí chất, khả năng làm chủ sân khấu đỉnh cao đúng đẳng cấp ông hoàng Kpop
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao

Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao

Sao châu á

1 giờ trước
Theo Kbizoom, không ít khán giả hiện tò mò về nguyên nhân thực sự khiến tài tử 8X đột nhiên bật khóc trên sân khấu tại thời điểm cách đây gần 10 năm.
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn

Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn

Thời trang

2 giờ trước
Layering có thể là một cách tuyệt vời để tăng thêm chiều sâu cho trang phục của bạn. Một chiếc áo khoác dài hoặc blazer cắt lửng có thể giúp cân bằng tổng thể vóc dáng khi phối cùng chân váy ngắn.
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!

Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!

Sáng tạo

2 giờ trước
Tường bếp là nơi dễ bị bám dầu mỡ nhất trong nhà, đặc biệt nếu bạn thường xuyên nấu ăn với dầu hoặc chiên xào.