Tòa án quốc tế yêu cầu Trung Quốc hầu tòa
Tòa án Công lý quốc tế đặt tại The Hague (Hà Lan) hay còn gọi là tòa án La Haye, đã yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng phải gửi bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở biển Đông của Bắc Kinh. Vụ này xuất phát từ đơn kiện của Philippines về những tranh chấp giữa họ và Bắc Kinh tại một số vùng trên vùng biển quanh bãi cạn Scarborough.
Trung Quốc đã từ chối tham gia quá trình phân xử do chính phủ Philippines khởi kiện lên Tòa án Công lý quốc tế hồi năm ngoái.
Hôm nay (4.6), các quan chức Philippines đã kêu gọi Trung Quốc tham gia quá trình phân xử tại tòa án quốc tế như một giải pháp hòa bình và bền vững cho các tranh chấp lãnh thổ kéo dài, và bùng lên dữ dội trong những năm gần đây, gây ra căng thẳng ở châu Á và cả khu vực Thái Bình Dương.
Trung Quốc gây bất ổn tại khu vực với những hành động hung hăng
Đặc biệt trong tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Bất chấp việc bị các nước trên thế giới lên án nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra ngang ngược, bất chấp lý lẽ.
Tòa án tại The Hague đã ra hạn chót cho Trung Quốc vào ngày 15.12 để trình lên lập luận bằng văn bản và bằng chứng phản bác lại các khiếu nại của Philippines.
Đặc biệt, trong đó có câu hỏi về hiệu lực của cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố. Đường lưỡi bò này là yêu sách lãnh thổ chính thức của Trung Quốc bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông và đè lên cả vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á được LHQ công nhận.
Video đang HOT
Sau khi nộp đơn khiếu nại hồi năm ngoái, Philippines đã gửi lên tòa án các văn bản và bằng chứng chống lại tuyên bố của Trung Quốc ngày 30.3. Năm thẩm phán tại tòa án Công lý quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc trả lời, nhưng cho biết chính phủ Trung Quốc đã gửi một thông báo hồi tháng trước nhắc lại rằng “không chấp nhận tham gia cuộc phân xử do Philippines khởi xướng” và rằng Trung Quốc không chấp nhận tham gia tố tụng.
Thế giới không công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc
Trước sự bất hợp tác của Trung Quốc, Tòa án đề nghị sẽ tiếp tục nghe các khiếu nại Philippines kể cả không có sự tham gia của Trung Quốc.
“Hội đồng trọng tài quyết định sẽ thực hiện quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng”, tòa án Hague thông báo. Nếu Trung Quốc không nộp các lý lẽ và bằng chứng thì tòa án Hague có thể tự thu thập bằng chứng khác. Tuy nhiên, thái độ bất hợp tác của Trung Quốc có thể khiến họ dễ bị xử thua hơn nhiều.
Trong bối cảnh Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố cân nhắc khả năng dùng pháp lý với Trung Quốc để chứng minh vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản cũng lên tiếng thách thức Trung Quốc nộp đơn ra tòa án quốc tế nếu không chấp nhập thực tế rằng quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản.
Theo Vietbao
Philippines nộp 4.000 trang tài liệu kiện TQ ở Biển Đông
Philippines đã nộp các luận chứng dày 4.000 trang về vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông cho tòa án quốc tế ở La Haye.
Bộ trưởng Ngoại giao của Philippines Albert del Rosario cho biết nhóm phụ trách về pháp lý của Philippines ngày 30/3 đã đệ trình 10 tập luận chứng lên đến gần 4.000 trang tài liệu hỗ trợ cho những lý lẽ vụ kiện của mình.
Bảo vệ quyền lợi quốc gia hợp pháp
Ngoại trưởng del Rosario tuyên bố việc đệ trình "kiến nghị" này là nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia "hợp pháp" của Philippines.
Theo VOA, Ngoại trưởng del Rosario tuyên bố việc đệ trình "kiến nghị" này là nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia "hợp pháp" của Philippines. Ông nói: "Đó là về việc bảo đảm an ninh tương lai của con em chúng tôi. Đó là việc bảo đảm quyền tự do về đi lại của tất cả các nước. Đó là về việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Và cuối cùng đó không phải chỉ để tìm bất cứ giải pháp nào cũng được mà là để tìm một giải pháp hợp lẽ phải, lâu bền dựa trên luật pháp quốc tế".
Tháng 1/2013, Philippines đã kiến nghị lên Trọng tài quốc tế Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về "những đòi hỏi quá đáng" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines đã đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý của những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với trên 70% diện tích Biển Đông. Manila cũng tìm kiếm sự bảo đảm rằng không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với những vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (370 km), theo luật quốc tế.
Trung Quốc không công nhận trọng tài quốc tế và chưa đáp lại vụ kiện này. Nước này dựa trên các bản đồ cổ xưa để đưa ra đòi hỏi và tuyên bố rằng họ có "&'chủ quyền không thể tranh cãi các đảo ở Biển Đông, vùng biển nằm về phía nam nước này, và các vùng biển kế cận".
Mở đầu cho hàng loạt vụ kiện khác
Nhà phân tích an ninh Rommel Banlaoi - phụ trách Viện nghiên cứu Khủng bố, Bạo động và Hòa binh ở Manila - nói rằng vụ kiện này có thể mở đầu cho hàng loạt vụ khác.
Ông Banlaoi nói: "Nhiều, nhiều nước tuyên bố chủ quyền đang cân nhắc khả năng của tòa án trọng tài, nhưng họ chưa sẵn sàng. Họ đang quan sát diễn biến của trọng tài trong vụ kiện của Philippines sẽ dẫn đến đâu".
Ông Balaoi nói rằng cũng có khả năng là nếu tòa án phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc chỉ đơn giản chọn phương sách rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Và ông nói rằng cho dù đơn kiện đã được đệ nạp, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng việc giám sát vùng biển để khẳng định yêu sách của họ.
Năm 1995, Trung Quốc chiếm rạn san hô Đá Vành Khăn, nằm cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 200 kilomet về hướng tây. Trong gần 2 năm qua, các tàu hải giám của Trung Quốc không cho ngư dân Philippines g vào khu vực bãi cạn Scarborough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 225 kilomet về hướng Tây. Đây là nơi đã xảy ra đối đầu giữa tàu thuyền của hai nước trong năm 2012.
Trước đây trong tháng này, các tàu hải giám của Trung Quốc đã chặn một chiếc tàu của Philippines tìm cách đưa lương thực đến cho lính thủy đánh bộ trên Bãi Cỏ Mây. Và chỉ mới hôm Thứ Bảy (29/3), hai tàu cong vụ Trung Quốc lại tìm cách ngăn một tàu tiếp tế , có chở theo một số nhà báo, cũng vào bãi cạn này.
Tòa án trọng tài, bước kế tiếp, sẽ phải quyết định liệu tòa án này có thẩm quyền tài phán trong vụ kiện hay không. Các giới chức của Philippines nói rằng việc đệ nạp các tài liệu nói trên này chứng tỏ tòa án này có thẩm quyền.
Theo Đời sống pháp luật
Tổng thống Mỹ: Nga không là mối đe dọa số 1 Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25-3 thừa nhận việc sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rất khó đảo ngược. Ông Obama khẳng định: "Nga là một cường quốc khu vực đang đe dọa một số nước láng giềng, không phải bằng sức mạnh mà bằng sự yếu kém. Chúng tôi (Mỹ) có tầm ảnh hưởng đáng kể đối...