Tòa án Quảng Bình xử vụ kiện Chủ tịch tỉnh vì ba ba
Ngày 20/7, TAND tỉnh Quảng Bình xét xử vụ Công ty TNHH Tiền Hậu kiện Chủ tịch UBND tỉnh này về việc xử phạt và tịch thu lô ba ba của công ty.
Trước đó, ngày 14/9/2011, Công ty TNHH Tiền Hậu (chuyên nuôi và buôn bán ba ba trơn, trụ sở tại Hóc Môn, TP HCM) vận chuyển lô ba ba 608 con từ TP HCM ra Hà Nội. Qua Quảng Bình, lô hàng bị Đội Kiểm lâm cơ động của tỉnh này kiểm tra, tạm giữ.
Sau 10 ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với Công ty Tiền Hậu. Theo đó, lái xe và Giám đốc Công ty Tiền Hậu, mỗi người bị phạt 250 triệu đồng. Lô hàng bị tịch thu và tạm giữ phương tiện.
Không chấp nhận quyết định xử phạt, Công ty TNHH Tiền Hậu gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu xem xét, hủy bỏ quyết định xử phạt. Sau khi xem xét, UBND tỉnh Quảng Bình vẫn không thay đổi quyết định.
Ông Trần Đình Quyết tại trang trại nuôi ba ba của công ty (Ảnh:danviet)
Ông Trần Đình Quyết – Giám đốc Công ty Tiền Hậu đã kiện Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ra Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Theo Dân Việt, ông Dương Tiến Thể – Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) khẳng định: “Ba ba bị bắt giữ có tên Latinh là Trionyx sinensis thuộc loài ba ba hoa, là đối tượng được nuôi và sản xuất thông thường theo Quyết định 57 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 2/5/2008 về Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh”.
Ông Thể khẳng định: “Với loài ba ba, khi vận chuyển, chủ hàng chỉ cần có giấy kiểm dịch (của thú y-PV) là được. Ngoài ra, không cần thêm bất cứ loại giấy tờ nào, vì đây không phải là loài động vật quý hiếm”. Ông Thể bức xúc: “Chúng tôi là cơ quan quản lý loài ba ba này và tôi xin khẳng định việc xử phạt của UBND tỉnh Quảng Bình là sai hoàn toàn”.
Video đang HOT
Ngược lại, trong văn bản trả lời Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình về vụ việc này, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn (nay là Thứ trưởng Bộ NNPTNT) lại khẳng định ba ba là động vật hoang dã./.
Theo VOV
Vụ chung cư 93 Lò Đúc:Công an công bố danh tính của 2 đối tượng bị bắt
Công an phường Phạm Đình Hổ làm rõ đã công bố danh tính hai đối tượng bị tạm giữ và dẫn giải về trụ sở công an phường đêm ngày 27/6 vừa qua mà cư dân 93 Lò Đúc cho rằng đó là những "côn đồ" đã đến gây rối, đe dọa người dân theo chủ đích của chủ mưu?
"Côn đồ" là nhân viên của công ty bảo vệ.
Như báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin về sự việc xảy ra vào khoảng 21h tối 27/6/2012, tại tòa nhà Kinh Đô số 93 Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) đã xảy ra vụ va chạm giữa một số cư dân và những người lạ mặt, khiến tình hình ANTT ở đây rất phức tạp.
Cư dân 93 Lò Đúc phản ứng sự việc có người lạ mặt vào khu nhà "đe dọa" một số hộ dân?
Bởi, theo một số hộ dân sinh sống tại 93 Lò Đúc này thì 2 trong số khoảng chục người lạ mặt (2 người bị Công an phường Phạm Đình Hổ tạm giữ tối 27/6 - PV) đã lên phòng 2303 và 2313 có hành vi "dằn mặt" hai chủ nhà này. Hơn nữa, theo các cư dân ở đây cho biết, trong sự việc này người ta nghi ngờ về kể chủ mưu đứng đằng sau?
Chiều 29/6, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công an phường Phạm Đình Hổ để làm rõ những vấn đề này.
Trung tá Nguyễn Văn Liên, Phó trưởng Công an phường Phạm Đình Hổ, cho biết, hai người đưa về công an phường tối 27/6 được xác định là Tống Đức Tuấn (SN 1973) thường trú tại xã An Bình - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh. Một người khác tên là Lương Đức Huỳnh (SN 1983) có hộ khẩu thường trú tại Liên Túc - Thanh Liêm - Hà Nam.
Hai người này đều là nhân viên bảo vệ của Công ty CP Dịch vụ bảo vệ an ninh Cộng Lực (có trụ sở tại phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội) và có hợp đồng lao động hợp pháp do ông Nguyễn Hữu Bình, chức vụ giám đốc ký. Lương Đức Huỳnh bắt đầu vào làm việc từ 10/12/2011, số hiệu thẻ là 4478. Tống Đức Tuấn vào làm việc ngày 16/5/2012, số hiệu thẻ là 4678.
"Ngày 16/5/2012, Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô ký hợp đồng thuê dịch vụ bảo vệ an ninh với Công ty CP Dịch vụ bảo vệ an ninh Cộng Lực để giữ ANTT cho tòa nhà Kinh Đô. Công ty Cộng Lực có đủ giấy phép kinh doanh, đủ điều kiện vệ an ninh, trật tự theo đúng quy định của nhà nước" - Trung tá Nguyễn Văn Liên cho biết.
Qua quá trình xác minh thông tin nhân thân, công an địa phương cho biết, Tống Đức Tuấn và Lương Đức Huỳnh chưa từng có tiền án tiền sự. Cả 2 nhân viên này vào làm việc ở công ty Cộng Lực đều có hợp đồng đầy đủ, được phân công bảo vệ mục tiêu theo đúng nội dung hợp đồng mà Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô ký kết với công ty Cộng Lực
Hai "người lạ" được lực lượng công an phường Phạm Đình Hổ dẫn giải về trụ sở tối ngày 27/6
Cũng theo ông Liên, cho đến thời điểm này Công an phường Phạm Đình Hổ chưa nhận được bất cứ đơn thư trình báo nào về việc mất cắp, hoặc bị hành hung gây thương tích của các hộ dân ở 93 Lò Đúc.
Trước đó, ông Trần Đức Minh Giám đốc Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô cũng khẳng định, hoàn toàn không có chuyện "xã hội đen" hành hung các cư dân sinh sống tại đây, người dân đã hiểu nhầm bảo vệ là "côn đồ".
Nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm nói trên xuất phát từ việc tòa nhà áp dụng hình thức cắt điện đối với một số hộ dân đã chậm đóng tiền 3 tháng liên tiếp. Trước đó Ban Quản lý tòa nhà đã nhiều lần gửi thông báo đến gia đình, nhưng một vài hộ dân lại thực hiện hành vi câu móc điện ngoài hành lang gây mất an toàn, buộc ban bảo vệ phải cho người lên tháo dỡ.
Vẫn còn nhiều khúc mắc
Trao đổi với PV về vấn đề này, bà Phan Minh Thúy, Trưởng Ban đại diện cư dân 93 Lò Đúc cho biết: "Cư dân chúng tôi không đồng ý với ý kiến trả lời của Công an phường Phạm Đình Hổ vì những điều khác lạ xảy ra trong tối ngày hôm đó (27/6). Bởi, khi chúng tôi phát hiện ra những người lạ đó thì tại sao họ phải bỏ chạy, nếu họ là bảo vệ của tòa nhà?"
Trung tá Nguyễn Văn Liên Phó trưởng CA phường Phạm Đình Hổ
Cũng theo bà Thúy, vẫn còn nhiều khúc mắc xung quanh câu chuyện những người "lạ mặt" vào khu nhà và có những hành động không bình thường như những "đầu gấu" ngoài đường.
Bà Thúy còn cho biết thêm: Sự vô lý ở đây là việc, những người lạ mặt này xộc lên nhà chúng tôi trong đêm khuya, trong khi đó nếu là nhân viên bảo vệ thì nhiệm vụ của họ là phải bảo vệ an ninh ở phía dưới tòa nhà. Hơn nữa những người này lại có những lời nói rất có hàm ý đe dọa, chúng tôi đã có những clip hình ảnh và ghi âm cung cấp cho các cơ quan chức năng.
"Chúng tôi đặt câu hỏi về sự bất bình thường đó nữa là ngay khi cảnh sát 113 hỏi hai đối tượng đó thì họ không trả lời được và tại sao không nói là bảo vệ của Kinh Đô (Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô) thuê? Ngay lúc đó một số người dân còn hỏi đến đây làm gì thì họ còn nói đến thăm người nhà? Thêm nữa, nếu là bảo vệ của công ty Kinh Đô thuê tại sao không mặc đồng phục khi làm việc, khi bị bắt lại không trả lời tôi là bảo vệ tòa nhà không ai được đụng đến chúng tôi? Xem chừng có điều gì không ổn ở bên trong sự việc này, chứ nếu như vậy người dân chúng tôi ăn không ngon ngủ không yên mất!" - bà Thúy tỏ vẻ lo lắng về tình hình an ninh tại đây.
Được biết, chiều 30/6, cư dân 93 Lò Đúc sẽ có buổi làm việc với chủ tòa nhà Kinh Đô để giải quyết những bất đồng và tìm tiếng nói chung giữa hai bên từ trước đến nay.
Theo GDVN
Kinh Đô thừa nhận thuê người lạ để 'bảo vệ' tòa nhà 93 Lò Đúc Dù phía công ty nói là thuê người để bảo vệ nhưng đại diện các hộ dân khẳng định nhóm côn đồ trên được thuê để khủng bố tinh thần người dân với các lời lẽ hành vi kiểu xã hội đen. Sáng nay 28/6, tại trụ sở của UNBD phường Phạm Đình Hổ, đã diễn ra cuộc họp đối thoại giữa các...