Tòa án Pháp giữ nguyên bản án đối với vụ tấn công khủng bố ở Nice
Ngày 13/6, Tòa án Hình sự đặc biệt tại Paris ( Pháp) đã phán quyết y án 18 năm tù đối với 2 đối tượng bị kết tội trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Nice năm 2016 làm 86 người thiệt mạng.
Nghi phạm Mohamed Ghraieb. Ảnh: france3-regions.francetvinfo.fr
Năm 2022, tòa cấp dưới đã kết án 8 nghi phạm trong vụ tấn công trên. Trong đó, Mohamed Ghraieb, 48 tuổi, người Pháp gốc Tunisia, và Chokri Chafroud, 44 tuổi, người Tunisia nhập cư không có giấy tờ, bị kết án 18 năm tù vì giúp đỡ kẻ tấn công. Hai bị cáo này đã kháng án. 6 bị cáo còn lại, bị phán quyết từ 2 đến 12 năm tù, quyết định không kháng án.
Trong vụ tấn công năm 2016, đối tượng Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, 31 tuổi, người Tunisia, lái xe tải đâm vào đám đông tụ tập mừng ngà y Quốc khánh Pháp 14/7. Vụ việc xảy ra trong vòng 4 phút làm 86 người thiệt mạng và hơn 450 người bị thương, trước khi kẻ tấn công bị cảnh sát bắn chết.
Video đang HOT
Trong phán quyết ngày 13/6, tòa nêu rõ hai bị cáo Ghraieb và Chafroud đã “hỗ trợ về hậu cần và tư tưởng” cho thủ phạm Lahouaiej-Bouhlel. Trong quá trình xét xử, công tố viên đã đề nghị mức án 20 năm tù đối với hai bị cáo này.
Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu
Các thành phần cực đoan đã cố tình xâm nhập vào Đức qua Ukraine dưới vỏ bọc người tị nạn kể từ mùa Đông năm 2022.
Châu Âu đang đối mặt với làn sóng khủng bố sau vụ tấn công đẫm máu ở Nga cuối tuần qua. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ tấn công Nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva (Moscow), Liên bang Nga khiến ít nhất 137 người thiệt mạng hôm 23/3 là vụ khủng bố nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây. Tờ Bild (Đức) ngày 24/3 dẫn nguồn tin từ các cơ quan an ninh cho biết một số nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lên kế hoạch tấn công khủng bố ở Đức và các nước Tây Âu khác.
Các quan chức an ninh Đức thậm chí còn lo ngại về một làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu. Một quan chức chống khủng bố của Chính phủ Đức nói: "Mùa hè này, Đức sẽ đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu và cùng với đó có sự kiện Thế vận hội Olympic ở Paris (Pháp). Cả thế giới sẽ hướng đến những sự kiện này và theo logic của những kẻ khủng bố, đây là những mục tiêu hoàn hảo".
Tờ Bild lưu ý, những kẻ Hồi giáo cực đoan ở châu Âu thường được tuyển dụng và hướng dẫn hành động qua Telegram. Một số người trong nhóm này đến các nước châu Âu dưới vỏ bọc những người tị nạn từ Afghanistan, Tajikistan hoặc Uzbekistan. Chúng sử dụng giấy tờ giả và mục tiêu của chúng sau khi nhập cảnh là tấn công khủng bố.
Quan chức an ninh Đức trên tiết lộ: "Hiện tại, chúng tôi thấy rằng các tay súng Hồi giáo cực đoan đang tìm cách xâm nhập vào Đức qua Ukraine dưới vỏ bọc người tị nạn từ mùa Đông năm 2022".
Các cơ quan tình báo Đức xác định rằng nhóm người Tajikistan ở Tây Âu có mạng lưới khủng bố được tổ chức tốt, lên tới hơn 100 người Hồi giáo. Một nhân viên cơ quan an ninh cho biết: "Chỉ riêng ở Đức đã có hơn 50 người trong số họ, hầu hết sống ở North Rhine-Westphalia. Chúng hoạt động một cách cực kỳ bí mật".
Về phần mình, Pháp cũng đã nâng mức cảnh báo khủng bố lên cấp độ cao nhất sau vụ tấn công khủng bố ở Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.
Chia sẻ trên mạng xã hội X, Thủ tướng Pháp Attal cho biết quyết định trên được đưa ra sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng thừa nhận thực hiện vụ tấn công ở Nga và trong bối cảnh những mối đe dọa về an ninh mà nước Pháp đang phải đối mặt.
Pháp đã phải tăng cường các biện pháp an ninh kể từ sau loạt vụ tấn công khủng bố vào tháng 1/2015, khi một nhóm Hồi giáo giết chết 17 người ở Paris và các vùng ngoại ô thủ đô. Chính phủ Pháp phản ứng bằng cách tiến hành Chiến dịch Sentinel, trong đó có việc triển khai binh sĩ có vũ trang để tuần tra thủ đô nước Pháp.
Nhằm ngăn ngừa và ứng phó với mối đe dọa khủng bố ở Olympic Paris 2024, Pháp cho biết sẽ có khoảng 2.000 cảnh sát và 35.000 nhân viên an ninh sẽ được triển khai mỗi ngày để đảm bảo an ninh cho sự kiện.
Trước đó ngày 21/3, Hội đồng An ninh Quốc gia Tây Ban Nha (CSN) cảnh báo rằng EU đang phải đối mặt với "nguy cơ thực sự và trực tiếp" về các mối đe dọa khủng bố gia tăng do các cuộc xung đột ở Gaza và Ukraine. Các chuyên gia CSN nêu trong báo cáo rằng mối đe dọa chính đối với an ninh châu Âu đến từ các nhóm khủng bố IS và Al Qaeda.
Vụ khủng bố kinh hoàng ở Nga: Nếu do IS thì vì động cơ gì? Vụ tấn công tại Moscow (Nga) làm hơn 60 người thiệt mạng mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhận trách nhiệm cho thấy mối đe dọa dai dẳng của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Các tay súng mặc quân phục đã tấn công phòng hòa nhạc tại tòa nhà Crocus City ở vùng Moscow của Nga vào tối...