Tòa án Pháp buộc chính phủ chứng minh đang thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu
Tòa án hành chính tối cao Pháp ngày 19/11 ra một quyết định “lịch sử”, đặt hạn chót 3 tháng để chính phủ nước này chứng minh là đang hành động nhằm thực hiện các cam kết của Pháp về chống biến đổi khí hậu.
Người biểu tình ném hơi cay trong cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Pháp từng làm trung gian cho thỏa thuận mang tính bước ngoặt về môi trường, mang tên Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhưng đã bị thị trấn duyên hải miền Bắc Grande-Synthe khiếu nại ra trước Hội đồng Nhà nước – nơi được coi là tòa án tối cao chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến chính sách công.
Hội đồng Nhà nước đã ghi nhận rằng “trong khi Pháp tự cam kết giảm 40% khí thải vào năm 2030 so với mức năm 1990, thì những năm gần đây, Pháp đã vượt quá “ngân sách CO2″ tự đặt ra cho mình”.
Video đang HOT
Hội đồng cũng ghi nhận rằng trong một sắc lệnh hồi tháng 4, chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã ngăn cản nhiều nỗ lực giảm khí thải sau năm 2020. Bất chấp lời hứa của Tổng thống Macron năm 2017 “làm cho hành tinh vĩ đại trở lại”, nước Pháp vẫn còn quá xa hành trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Paris năm 2015.
Trước khi ra phán quyết về việc này, Hội đồng Nhà nước đã cho chính phủ 3 tháng để giải thích “tại sao việc họ từ chối áp dụng các biện pháp bổ sung là phù hợp với lộ trình giảm khí thải đã chọn để hướng đến các mục tiêu năm 2030″.
Luật sư Corinne Lepage của thị trấn Grande Synthe hoan nghênh quyết định của tòa là “lịch sử”, đồng nghĩa với việc “các chính sách phải nhiều hơn những cam kết trên giấy”.
Tháng 1/2019, Thị trưởng Grande-Synthe, ông Damien Careme đã khiếu nại Hội đồng Nhà nước về việc chính phủ không hành động gì để chống biến đổi khí hậu. Ông cho biết thị trấn gồm 23.000 dân của ông được xây dựng trên đất khai hoang từ biển nên có nguy cơ lũ lụt khi nước biển dâng cao.
Trường hợp thị trấn Grande-Synthe nhận được sự ủng hộ của nhiều thành phố, trong đó có Paris và Grenoble, cũng như một số tổ chức phi chính phủ về môi trường như Oxfam Pháp và Greenpeace Pháp. Đây là trường hợp mới nhất trong một loạt vụ khiếu nại mà các nhà bảo vệ môi trường đưa ra chống lại các chính phủ trên khắp thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ lên án vụ sát hại giáo viên người Pháp
Ngày 26/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án vụ "sát hại ghê rợn" giáo viên người Pháp Samuel Paty.
Người dân đặt hoa tưởng niệm thầy giáo Samuel Paty bị đối tượng Hồi giáo cực đoan sát hại, tại trường trung học Conflans-Sainte-Honorine, cách thủ đô Paris của Pháp 30km về phía tây bắc, ngày 17/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP của Pháp, trên tài khoản Twitter của mình, ông Ibrahim Kalin - người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - nêu rõ: "Chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ sát hại ghê rợn (thầy giáo) Samuel Paty tại Pháp... Không gì có thể biện minh cho vụ giết người này."
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi phía Pháp bày tỏ thất vọng khi Ankara chưa chính thức lên án tội ác này. Dư luận nước Pháp đang dậy sóng với vụ thầy Paty bị một đối tượng Hồi giáo cực đoan sát hại (bằng hình thức chặt đầu) sau khi cho cac hoc sinh xem tranh biêm hoa về nhà tiên tri Mohammed cua ngươi Hôi giao.
Chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã gọi đây là "vụ tấn công của các phần tử khủng bố Hồi giáo", tăng cường hành động chống chủ nghĩa khủng bố và các phần tử Hồi giáo cực đoan. Nhà lãnh đạo Pháp cũng tuyên bố không "hủy bỏ những bức tranh biếm họa" nhà tiên tri Mohammed và không bao giờ nhượng bộ các phần tử Hồi giáo cực đoan cũng như không chấp nhận các phát ngôn thù địch.
Những tuyên bố này đã vấp phải sự chỉ trích của một số nước Arab kèm theo lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Pháp. Liên quan vấn đề này, cùng ngày 26/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan kêu gọi người dân nước này "không bao giờ" mua hàng của Pháp, đồng thời hối thúc các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngăn chặn chương trình nghị sự mà ông cho là "bài Hồi giáo" của Tổng thống Pháp Macron.
Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ là những đối tác thương mại lớn của nhau. Pháp là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại cũng là thị trường lớn thứ 7 dành cho những sản phẩm xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số các hàng hóa chính nhập khẩu từ Pháp, ô tô là một trong những sản phẩm bán chạy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp đều là các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng hiện đang căng thẳng về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề Syria và Libya, những vấn đề pháp lý hàng hải ở Đông Địa Trung Hải và cuộc xung đột Nagorny-Karabakh.
EU chỉ trích bình luận của Erdogan về Macron Nhà ngoại giao hang đầu EU Josep Borrell phản đối việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói người đồng cấp Pháp cần đi "kiểm tra tâm thần". "Bình luận của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan về Tổng thống Emmanuel Macron là không thể chấp nhận được", Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách Đối ngoại và An...