Tòa án phải giải quyết yêu cầu chính đáng của người dân
- Đó là nội dung được thể hiện trong dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự (BLDS) được công bố tại cuộc họp báo thường kỳ quý III của Bộ Tư pháp sáng qua (16-10).
ảnh minh họa
Đại diện Bộ Tư pháp cho biết, một trong những nội dung quan trọng tại dự thảo là tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác phải có trách nhiệm bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, khi người dân có yêu cầu.
Video đang HOT
Điều này đồng nghĩa tòa án không được từ chối giải quyết yêu cầu của người dân vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Đại diện Bộ Tư pháp nhấn mạnh, trong trường hợp yêu cầu dân sự của người dân chưa có điều luật điều chỉnh, tòa án phải vận dụng tập quán, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và sau cùng là áp dụng lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ việc.
Giải thích rõ hơn về nguyên tắc này, cơ quan chủ trì dự thảo sửa đổi BLDS cho biết, sở dĩ phải đưa quan điểm trên vào bộ luật là nhằm buộc các thẩm phán và tòa án tăng cường trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013. Đồng thời, cũng giúp loại bỏ tình trạng một số thẩm phán, tòa án thường vin vào việc không có điều luật điều chỉnh để không giải quyết yêu cầu chính đáng của người dân. Dự kiến tháng 10-2015, BLDS sửa đổi sẽ được Quốc hội thông qua.
Theo_An ninh thủ đô
Sẽ lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Bộ luật Dân sự
Sáng 22-9, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tờ trình về dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Trình bày Tờ trình dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Bộ luật Dân sự được coi như là bộ luật gốc, có quy mô lớn nhất trong hệ thống pháp luật hiện nay (chỉ sau Hiến pháp), điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội trong giao lưu dân sự. Bộ luật Dân sự lần này sẽ được sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản và toàn diện. Cụ thể, dự thảo Bộ luật có 672 điều, so với Bộ luật Dân sự hiện hành (sửa đổi năm 2005) thì Bộ luật lần này sửa đổi tới 297 điều, bổ sung 126 điều, bãi bỏ 149 điều và chỉ giữ nguyên 263 điều.
Một điểm mới của dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) là quy định trách nhiệm của tòa án phải thụ lý tất cả các vụ việc dân sự và thương mại khi người dân có yêu cầu khởi kiện lên tòa án. Góp ý tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, quy định này không phù hợp với tình hình thực tế nước ta hiện nay.
Thẩm tra dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật Dân sự và tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Bộ luật. Theo ý kiến của Ủy ban Pháp luật, dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại 3 kỳ họp Quốc hội và 1 lần lấy ý kiến nhân dân. Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, những nội dung đã được sửa đổi trong Hiến pháp thì cũng phải được sửa đổi trong Bộ luật Dân sự, trong đó chú trọng đến việc mở rộng hơn nữa quyền dân chủ của người dân.
Sẽ chất vấn 2 vị trưởng ngành
Sáng 22-9, phát biểu khai mạc tại phiên họp thứ 31 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào 15 dự án Luật. Ngoài ra, sẽ cho ý kiến vào các báo cáo của Chính phủ về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác phòng chống tham nhũng năm 2014; thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng... Đặc biệt, Thường vụ Quốc hội sẽ dành 1 ngày để tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, nghe báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ đề ra từ lần chất vấn trước, đồng thời làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của hai bộ, ngành này.
Theo ANTD
Không quy định về sở hữu toàn dân trong Bộ luật Dân sự? Chính phủ đề xuất sửa Bộ luật Dân sự, chỉ quy định hình thức sở hữu chung và sở hữu riêng. UB Thường vụ QH chỉ rõ, lãnh thổ quốc gia là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, thiêng liêng và bất khả xâm phạm... không thể quy là sở hữu chung. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình dự thảo Bộ...