Tòa án Nhật Bản bác đơn kiện đòi bồi thường của người dọn dẹp phế thải phóng xạ ở Fukushima
Ngày 13/5, Tòa án quận Sapporo của Nhật Bản đã bác đơn kiện của một người đòi bồi thường thiệt hại vì mắc nhiều loại bệnh ung thư sau khi tham gia công việc dọn dẹp các mảnh vỡ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 bị tàn phá do thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Các bể chứa nước thải sau khi được sử dụng để làm mát các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng ở các lò phản ứng đang gặp sự cố.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong đơn kiện gửi Tòa án quận Sapporo, người đàn ông 63 tuổi đòi Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) – đơn vị điều hành nhà máy Fukushima số 1 – và tổng thầu xây dựng Taisei Corp. cùng các nhà thầu phụ bồi thường thiệt hại tổng cộng khoảng 64 triệu yen (584.000 USD).
Tuy nhiên, Tòa án quận Sapporo đã bác bỏ sự liên quan giữa công việc dọn dẹp phế thải và các bệnh ung thư phát triển trong cơ thể của người đàn ông nói trên, Tòa án cho rằng thời kỳ ủ bệnh đã diễn ra trước khi người này bắt đầu làm việc tại nhà máy trên. Theo phán quyết của tòa án, người đàn ông này tham gia công việc dọn dẹp các mảnh vỡ bằng máy móc hạng nặng tại nhà máy điện hạt nhân
Video đang HOT
Fukushima số 1 từ tháng 7-10/2011 sau các sự cố hạt nhân vào tháng 3 cùng năm. Sau đó, người này được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bàng quang, dạ dày và ruột kết trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2013. Thời gian từ khi người đàn ông này bắt đầu công việc dọn dẹp trên cho đến khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thứ ba là khoảng 22 tháng, trong khi thời gian ủ bệnh tối thiểu đối với bệnh ung thư là 5 năm.
Hãng tin Kyodo cho biết người đàn ông này cũng đệ đơn trong một vụ kiện khác đòi Chính phủ Nhật Bản bồi thường, nhưng Tòa án Sapporo đã bác đơn kiện này vì lý do tương tự.
10 năm thảm họa động đất - sóng thần tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn âm ỉ
Ngày 11/3, tròn 10 năm sau thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản, những dấu vết tàn phá của thiên nhiên dù không còn nhiều nhưng trong tâm thức của không ít người dân nơi đây vẫn còn đó những nỗi đau âm ỉ.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại Minamisoma, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 11/3/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trong số 3 tỉnh chịu tác động mạnh nhất gồm Iwate, Miyagi và Fukushima, thì thành phố Ishinomaki ở Miyagi chịu thiệt hại nặng nề nhất với khoảng 3.300 người dân đã vĩnh viễn ra đi trong thảm họa.
Tại Công viên Ishinomaki Minamihama, khoảng 50 quan chức địa phương và khách mời đã tham gia lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm các nạn nhân trước khi công viên chính thức mở cửa vào ngày 28/3 tới. Phát biểu mở đầu buổi lễ, Thị trưởng thành phố Ishinomaki, Hiroshi Kameyama, chia sẻ là nơi chịu nhiều mất mát hơn cả, thành phố muốn lưu giữ những ký ức để nhắc nhở đời sau về một sự hy sinh lớn lao.
Tên của hơn 3.600 nạn nhân, tương đương 90% dân số của Ishinomaki, được khắc trên tượng đài đặt ở mạn phía Tây của lối vào chính công viên, gần Trường tiểu học Kadonowaki vốn bị sóng thần cuốn trôi chỉ còn trơ lại vài tàn tích. Trong số những nạn nhân vẫn có những có dòng chú thích mất tích và có cả những người qua đời sau đó do di chứng từ thảm họa như bệnh tật hay thậm chí là tự vẫn.
Rie Sato, 44 tuổi, người đã vĩnh viễn mất đi người em gái yêu quý Ikumi trong sóng thần, đã đại diện cho gia đình các nạn nhân tham gia buổi lễ. Sato chia sẻ với cô mọi cảm xúc vẫn nguyên vẹn như cách đây 10 năm. Dù chính quyền thành phố dự định mời nhiều gia đình nạn nhân tham gia buổi lễ hơn nhưng do đại dịch COVID-19 nên số lượng người tham gia được hạn chế.
Trong khi đó, Richard Halberstadt, người Anh, đã sinh sống lâu năm tại Ishinomaki, lại dành tâm sức xây dựng một văn phòng chuyên cung cấp thông tin về thảm họa này, về những thiệt hại và tiến trình tái thiết thành phố. Tình yêu dành cho thành phố Ishinomaki đã thúc giục Halberstadt, từng là giảng viên tại Đại học Senshu 10 năm trước, ở lại đây dù Đại sứ quán Anh tại Nhật Bản liên tục khuyên anh về nước vì lo ngại nguy cơ rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Người dân tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, ngày 11/3/2021. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Tại thành phố Higashimatsushima kế bên, người thợ mộc Shinichi Endo vẫn lặng lẽ làm việc tại xưởng mộc của mình trong ngày kỷ niệm. Anh Shinichi Endo, 52 tuổi, đã mất cả 3 người con trong thảm họa năm 2011. Anh không tham gia những sự kiện tưởng niệm quy mô lớn mà lựa chọn những buổi lễ riêng tư với một nhóm nhỏ những người đồng cảnh ngộ.
Người thợ mộc 52 tuổi chia sẻ: "Nỗi buồn vì không còn được nhìn thấy những đứa con của mình sẽ không bao giờ nguôi ngoai, dù là 10 năm hay 20 năm" và anh đã cảm nhận cuộc sống không còn ý nghĩa trong suốt một thời gian dài sau thảm họa. Tuy nhiên, anh đã dần thay đổi nhờ sự hỗ trợ và sẻ chia từ những người xung quanh để giờ đây, sau 10 năm, anh có thể nói ra rằng "tôi không còn muốn chết".
Dòng chia sẻ đầy ám ảnh của Endo có lẽ cũng là lời nhắn gửi của không ít người dân chịu mất mát to lớn trong thảm họa. Dù 10 năm hay nhiều năm nữa, với họ, những vết sẹo tinh thần vẫn còn đó và những người ở lại đang nương tựa vào nhau để bước tiếp, để hồi sinh cuộc sống tại chính nơi in dấu đau thương này.
Nhiều học sinh Nhật Bản muốn chia sẻ trải nghiệm về thảm họa động đất, sóng thần Khoảng 90% học sinh trung học tại 6 ngôi trường ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đều bày tỏ mong muốn những trải nghiệm của mình sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân hồi tháng 3/2011 sẽ được truyền lại cho các thế hệ tương lai với hy vọng họ có thể rút ra những bài học kinh nghiệm. Đây...