Tòa án Mỹ ra phán quyết khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden thất vọng
Mới đây, một tòa án phúc thẩm ở Mỹ đã tuyên bố chương trình bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp tới Mỹ khi còn nhỏ là trái pháp luật, song cho phép chương trình này vẫn có hiệu lực đối với những người đã nộp đơn.
Người nhập cư “Dreamer” xếp hàng bên ngoài một văn phòng tư vấn về quyền nhập cư tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phán quyết trên của tòa án tái khẳng định phán quyết hồi tháng 7/2021 của một thẩm phán liên bang nhằm ngăn chặn Chương trình tạm hoãn thi hành lệnh trục xuất những người đến Mỹ từ nhỏ (DACA), còn gọi là thế hệ “Dreamer”.
Với phán quyết này, khoảng 600.000 người hiện đăng ký nhập cư theo chương trình vẫn duy trì được tình trạng của họ, song những đơn xin nhập cư mới sẽ không có hiệu lực. Chính sách về DACA sẽ được xem xét tại một tòa án cấp thấp hơn.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự thất vọng về phán quyết trên của tòa án, đồng thời cho rằng Quốc hội Mỹ nên thông qua một đạo luật cho phép DACA là chính sách dài hạn. Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cũng không hài lòng về phán quyết.
Trong một tuyên bố, ông nêu rõ: “Tôi thất vọng sâu sắc trước phán quyết của tòa án về DACA và bất ổn mà phán quyết này tạo ra đối với các gia đình và cộng đồng trên toàn nước Mỹ”. Ông Mayorkas cho biết bộ trên đang xem xét phán quyết của tòa án và sẽ làm việc với Bộ Tư pháp để đưa ra phản ứng pháp lý phù hợp.
Năm 2017, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã cố gắng hủy bỏ DACA, vốn bảo vệ khoảng 649.000 người nhập cư trái phép (chủ yếu sinh ra tại Mexico và các nước Mỹ Latinh) khỏi nguy cơ bị trục xuất và đủ điều kiện làm việc trong 2 năm. Tuy nhiên, đến tháng 6/2020, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết ủng hộ DACA, cho rằng động thái hủy bỏ DACA của Tổng thống Trump là trái luật.
Các nghị sĩ Dân chủ trong Quốc hội Mỹ cũng thúc đẩy một dự luật sẽ cho phép giải quyết vĩnh viễn quy chế của những thế hệ Dreamer. Mặc dù vậy, các chính sách nhập cư lâu nay vẫn bị bế tắc tại Quốc hội do vấp phải sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Báo Mỹ: Nhà Trắng thay đổi chính sách tiêu diệt khủng bố bằng UAV
Chính phủ Mỹ đã sửa đổi chính sách về việc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chống khủng bố bên ngoài vùng chiến sự nhằm mục đích giảm thiểu thương vong.
Máy bay không người lái của Không quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ, báo New York Times ngày 7/10 đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ chiến lược được bảo mật về vấn đề trên. Chính sách mới sẽ không áp dụng cho hoạt động tác chiến tại Iraq và Syria - hai khu vực chiến sự mà quân đội Mỹ tuyên bố vẫn đang đối phó với tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng - mà chỉ giới hạn hoạt động của Mỹ tại một số điểm nóng như Yemen, Pakistan và Afghanistan.
Theo chính sách mới, cần phải có sự chấp thuận của tổng thống thì một kẻ bị nghi ngờ là khủng bố mới được đưa vào danh sách mối đe dọa đối với công dân Mỹ và bị tiêu diệt bằng UAV.
Trước đó, người điều khiển máy bay không người lái có thể dùng thiết bị này để tấn công và hạ gục một người được cho là có hành vi khủng bố.
Chính sách sửa đổi được đưa ra đảm bảo gần như chắc chắn không có dân thường nào bị thương vong trong một cuộc tấn công và khuyến khích bắt giữ thay vì tiêu diệt đối tượng nếu có thể. Ngoài ra, quân đội cũng phải được sự chấp thuận của trưởng phái đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ tại quốc gia mà họ dự định tấn công.
Theo bài báo, chính sách sửa đổi là minh chứng cho thấy Mỹ tôn trọng luật pháp trong nước và quốc tế đối với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của họ ở các quốc gia khác.
Cố vấn an ninh Liz Sherwood-Randall xác nhận có chính sách mới song bà từ chối cung cấp bất kỳ chi tiết cụ thể nào. Bà tiết lộ chỉ đạo chính phủ đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về độ chính xác và nghiêm ngặt, bao gồm cả việc xác định các mục tiêu thích hợp và giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Theo tài liệu bảo mật bị rò rỉ vào năm 2015, có tới 90% người thiệt mạng trong các vụ tấn công bằng máy bay không người lái không phải là mục tiêu đã định. Các vụ tấn công người bằng máy bay không người lái được triển khai dưới thời chính quyền Tổng thống Bush sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và được đẩy mạnh dưới thời Tổng thống Barack Obama và Donald Trump. Do trước đó, cựu Tổng thống Trump chấm dứt việc báo cáo số liệu về các vụ tấn công bẳng UAV nên số lượng các vụ như vậy được tiến hành dưới thời Tổng thống Biden không được công khai.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh bảo đảm quyền riêng tư đối với dữ liệu của EU Ngày 7/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm thực hiện khung truyền dữ liệu giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), xoa dịu quan ngại của đối tác rằng các cơ quan tình báo Mỹ đang theo dõi người dân châu lục này một cách bất hợp pháp. Tổng thống Mỹ Joe Biden ký một...