Tòa án Mỹ cho phép NSA nối lại chương trình do thám
Một tòa án phúc thẩm liên bang tại Washington (Mỹ) đã bác bỏ phán quyết trước đó của một tòa án sơ thẩm khi bắt buộc Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ ( NSA) chấm dứt chương trình thu thập dữ liệu quy mô lớn gây tranh cãi.
Trụ sở của NSA.
Trong bản phán quyết đưa ra ngày 28/8, tòa án phúc thẩm trên nhấn mạnh không có đủ bằng chứng chứng minh chương trình do thám của NSA là vi hiến theo như phán quyết trước đó của một tòa án sơ thẩm, song cũng không khẳng định những việc làm của NSA là hợp pháp. Với phán quyết mới này, NSA sẽ được phép nối lại hoạt động thu thập và lưu trữ dữ liệu điện thoại đến khi chương trình này hết hạn vào cuối tháng 11 tới.
Phát biểu trước báo giới cùng ngày, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết phán quyết trên là phù hợp với những tuyên bố trước đó của chính quyền khi khẳng định chương trình trên là hợp hiến. Trong khi đó, luật sư Larry Klayman, người nộp đơn kiện NSA, cho biết sẽ đệ đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao.
Theo “Đạo luật nước Mỹ Tự do” được phê chuẩn hồi tháng 6 vừa qua, Quốc hội đã cho phép một giai đoạn chuyển giao 180 ngày để chính phủ tiếp tục chương trình thu thập dữ liệu cho tới khi cơ chế mới được đưa vào triển khai.
Một khi cơ chế mới chính thức có hiệu lực vào tháng 11 tới, các cơ quan an ninh và thực thi pháp luật thuộc chính phủ Mỹ sẽ không thể thu thập dữ liệu điện thoại quy mô lớn, thay vào đó các công ty dịch vụ điện thoại sẽ đảm nhận việc này và nhà chức trách có thể tiếp cận các dữ liệu chỉ khi được phép của Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài (FISC).
Video đang HOT
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải đối mặt với sự chỉ trích mạnh mẽ từ dư luận sau khi cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden phơi bày toàn bộ sự thật về các hoạt động do thám trên diện rộng của các cơ quan tình báo Mỹ.
Theo đó, NSA bị cáo buộc thu thập hàng triệu cuộc điện thoại, thư điện tử và dữ liệu mạng của tất cả các công dân Mỹ, đồng thời nghe lén nhiều nguyên thủ quốc gia kể cả các đồng minh thân cận của Mỹ.
Tiết lộ động trời của Snowden đã gây tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Mỹ cả trong và ngoài nước, buộc các cơ quan lập pháp nước này phải nhanh chóng cải cách phương thức thu thập thông tin tình báo theo hướng không xâm phạm quyền riêng tư của công dân Mỹ trong khi vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia.
Theo TTXVN/baotintuc.vn
Rạn nứt mới trong quan hệ đồng minh Mỹ - Đức
Đức đang hết sức tức giận trước những thông tin tiết lộ gần đây nói rằng tình báo Mỹ đã do thám một cách có hệ thống Bộ Ngoại giao Đức và yêu cầu phía Washington phải có câu trả lời chính thức cho vấn đề này.
Dù là đồng minh thân cận của Mỹ nhưng giới chức Đức, kể cả Ngoại trưởng Steinmeier (ảnh), cũng không nằm ngoài tầm ngắm của các cơ quan tình báo Mỹ (Ảnh: Irishexaminer)
Phát biểu trước báo giới ngày hôm qua 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer cho hay Berlin "không hài lòng" với Washington về những tiết lộ gần đây của trang mạng Wikileaks liên quan đến hoạt động do thám của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đối với các quan chức ngoại giao Đức.
"Berlin không hài lòng với Washington sau khi truyền thông Đức đăng tải những thông tin do Wikileaks tiết lộ cho thấy NSA đã tiến hành do thám có hệ thống Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier", ông Schaefer nêu rõ.
Theo ông Schaefer, nếu những tiết lộ trên là thật thì nó sẽ "hủy hoại" mối quan hệ đồng minh giữa Đức với Mỹ.
Ông cũng cho biết quan chức ngoại giao cấp cao của Đức Stefan Steinlein hôm 21/7 đã gọi điện cho Đại sứ Mỹ tại Đức John Emerson để yêu cầu Washington giải thích rõ ràng về vấn đề này, cũng như những thông tin trước đó chưa được giải quyết.
Hồi đầu tuần, nhật báo Sueddeutsche Zeitung (Nam Đức ) cùng các hãng truyền thông NDR và WDR của nước này đồng loạt đưa tin NSA đã tiến hành nghe trộm điện thoại của Ngoại trưởng Steinmeier từ đầu năm 2005, khi ông đảm nhiệm cương vị này nhiệm kỳ đầu tiên.
Ngoài Ngoại trưởng Steinmeier, danh mục theo dõi của NSA còn có tên của cựu Ngoại trưởng Joschka Fischer (giai đoạn 1998-2005) cùng nhiều quan chức khác trong Bộ Ngoại giao Đức.
Nhiều số điện thoại nằm trong danh sách do thám hiện vẫn được sử dụng ở Bộ Ngoại giao Đức như số điện thoại của Trung tâm Giải quyết khủng hoảng, Trung tâm Tình huống khẩn cấp.
Bên cạnh đó, NSA còn theo dõi 11 mục tiêu khác của Bộ Ngoại giao, trong đó có cả số điện thoại di động, điện thoại cố định và số fax.
Trước đó, WikiLeaks cũng đã công bố nhiều tài liệu về hoạt động do thám quy mô lớn của NSA ở Đức, trong đó nói rõ có tới 125 chính trị gia và quan chức hàng đầu của Đức thuộc Phủ Thủ tướng, Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Lương thực và Nông nghiệp Đức nằm trong "tầm ngắm" của NSA.
Những thông tin này được tiết lộ không lâu sau khi người sáng lập trang WikiLeaks Julian Assange đề nghị được giúp Ủy ban Quốc hội Đức phụ trách điều tra các hoạt động do thám của NSA ở nước này.
Đề xuất của Assange đã nhận được sự hoan nghênh từ đảng Xanh và đảng Cánh tả ở Đức.
Vũ Anh
Theo dantri
Tổng thống Mỹ gọi điện cho Thủ tướng Nhật về vụ NSA nghe lén Tổng thống Barack Obama "rất lấy làm tiếc" khi tiết lộ của Wikileaks về việc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) do thám các chính trị gia Nhật Bản đã gây ra cuộc tranh luận lớn ở nước Nhật, AFP ngày 26.8 dẫn lời người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga. Tổng thống Mỹ Barak Obama trao đổi với...