Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc của người dân
Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương cho biêt, dư thao Bô luât Dân sư (sưa đôi) quy đinh tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương.
Trong chương trinh “Dân hoi – Bô trương tra lơi” tôi 26/4, Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương cho biêt, đợt cao điểm lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã kết thúc. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, đến ngày 22/4 đã có đến 6,5 triệu ý kiến của người dân tham gia góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự.
“Nói một cách tổng quát, đa số ý kiến của người dân thu thập được đều đồng tình, đánh giá cao những nội dung mang tính đổi mới, cải cách của dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Tuy nhiên, đi vào chi tiết, có thể nói người dân rất quan tâm tới vấn đề trách nhiệm của tòa án và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác trong việc bảo vệ quyền dân sự của người dân, của doanh nghiệp”- ông Cương noi.
Theo ông Cương, Bộ luật Dân sự hiện hành (ban hanh năm 2005) chưa quy định cụ thể trách nhiệm của tòa án và cơ quan khác có thẩm quyền phải thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự của người dân, kể cả khi chưa có quy định của pháp luật. Đông thơi chưa quy định cụ thể trong trường hợp không có quy định của pháp luật thì khi nào sẽ áp dụng tập quán, khi nào áp dụng quy định tương tự của pháp luật.
Để khắc phục bất cập này, đồng thời cụ thể hóa tinh thần và một nội dung hết sức mới của Hiến pháp 2013 xác định tòa án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, phải là chỗ dựa công lý của người dân, dư thao bô luật đa bổ sung quy định. Theo đó, tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. “Trong trường hợp này, tòa án phải căn cứ vào thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì phải căn cứ vào tập quán, quy định tương tự của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, lẽ công bằng, án lệ để xem xét, giải quyết”- Bô trương Cương thông tin.
Video đang HOT
Ngoai ra, Bộ luật Dân sự hiện hành quy định 3 loại thời hiệu, trong đó có “thời hiệu khởi kiện”. Đó là thời hạn mà cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hạn đó, người dân không có quyền khởi kiện đó nữa, hay noi cach khac, nếu có đưa đơn ra tòa án thì cũng bị từ chối thụ lý giải quyết. “Quy định này có thể nói là thuận lợi cho tòa án, thuận lợi cho Nhà nước, nhưng đã hạn chế quyền của người dân được pháp luật bảo vệ. Do vậy, dự thảo Bộ luật Dân sự lần này quy định theo hướng bỏ thời hiệu khởi kiện. Quy định này nếu được Quốc hội chấp nhận thì ở bất cứ thời điểm nào, sau bao nhiêu năm, hễ người dân khởi kiện thì tòa án vẫn phải có trách nhiệm thụ lý để xem xét, chứ không có quyền từ chối vì lý do mang tính kỹ thuật là đã hết thời hiện khởi kiện”- ông Cương bay to quan điêm.
Ông Cương cho biêt vấn đề này đang có hai luồng ý kiến, nhưng nghiêng nhiều hơn theo hướng bỏ thời hiệu khởi kiện cua luât hiên hanh. “Chúng tôi nghĩ rằng trên tinh thần của Hiến pháp mới, quyền cơ bản của người dân phải được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, không nên đưa ra bất cứ rào cản kỹ thuật nào khiến Nhà nước không bảo vệ được người dân.
Nếu Nhà nước không đứng ra bảo vệ được người dân thì có thể xã hội sẽ tự giải quyết với nhau. Nếu để xã hội tự giải quyết thì còn đâu là văn minh, còn đâu là pháp quyền và sẽ gây mất trật tự an toàn xã hội. Do vậy, dù Nhà nước có thể gánh chịu thêm nghĩa vụ, chi phí, vẫn phải cố gắng giải quyết nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích chính đáng của người dân”- ông Cương bôc bach.
Thê Kha
Theo dantri
Tập trung nguồn lực triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tại "Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức năm 2014" hôm qua 4/2.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu chi đạo hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Đào Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Công đoàn viên chức Việt Nam cùng các Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Tư pháp.
Công tác tư pháp được triển khai đồng bộ, toàn diện
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CBCCCV) của Bộ Tư pháp hàng năm đã trở thành truyền thống tốt đẹp, nếp sinh hoạt trong đời sống của Bộ; là dịp để các CBCCCV phát huy quyền làm chủ; thảo luận dân chủ để kiểm điểm kết quả công tác, mối quan hệ giữa lãnh đạo bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ với CBCCVC, người lao động của Bộ trong năm qua; hiến kế nâng cao hiệu quả chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đồng thời bàn các biện pháp để cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cán bộ, công chức trong năm mới.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của các cơ quan trong Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền cho biết, với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể CBCCVC Bộ Tư pháp, các mặt công tác tư pháp được tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, bám sát các chương trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.
Vinh dự tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá cao, biểu dương những cố gắng, nỗ lực không ngừng và những đóng góp của cả ngành Tư pháp vào thành tựu chung về kinh tế - xã hội, trật tự, ổn định và an sinh xã hội của đất nước trong năm 2014.
Cùng với đó, việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu CBCCVC năm 2013, tập thể CBCCVC đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn trên các mặt như: công tác chuyên môn; việc thực hiện Quy chế dân chủ tại các cơ quan; tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và xây dựng văn minh, văn hóa công sở; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; công tác thi đua - khen thưởng; việc chăm lo đời sống CBCCVC trong Bộ.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe và thảo luận Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2015 của cơ quan Bộ Tư pháp, đó là: Báo cáo chuyên đề về Đánh giá kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan Bộ Tư pháp; Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và trả lời kiến nghị của CBCCVC; Hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân năm 2014; Kết quả và giải pháp nâng cao đời sống CBCCVC cơ quan Bộ Tư pháp; Thông tin về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp Vụ.... Các ý kiến với tinh thần xây dựng cao, thể hiện sự trăn trở với công việc và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho anh chị em CBCCVC, người lao động.
Tăng cường kỷ luật công vụ
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Hà Hùng Cường ghi nhận và biểu dương toàn bộ CBCCVC, người lao động của Bộ trong năm qua đã cố gắng, nỗ lực đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong năm qua. Bộ trưởng cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế nội tại của cơ quan Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác được giao.
Đó là, kết quả thực hiện nhiệm vụ của một số đơn vị thuộc Bộ chưa xứng tầm; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở có lúc, có nơi còn chưa tốt, còn mang tính hình thức; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ, kỷ luật hội họp chưa nghiêm; công tác thi đua ngay từ các đơn vị còn biểu hiện hình thức, chưa chặt chẽ, còn dễ dãi, nể nang, cào bằng; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thường xuyên còn dàn trải, chưa thực sự hiệu quả.
Năm 2015 là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đất nước và Bộ, ngành Tư pháp. Các CBCCVC, người lao động của Bộ sẽ phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, rất nặng nề, đặt ra nhiều thách thức và không ít cơ hội.
Do đó, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh: "Các đơn vị cần phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ sớm hoàn thiện kế hoạch công tác của đơn vị mình, báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt theo đúng quy trình. Từ đó, các đơn vị tập trung nguồn lực, triển khai quyết liệt, đảm bảo tiến độ, chất lượng, nhất là những nhiệm vụ công tác trọng tâm. Cùng với đó, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức, trách nhiệm, kỷ luật công vụ đối với CBCCVC, người lao động trong Bộ; các cấp ủy Đảng, tổ chức xã hội cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, tăng cường Quy chế dân chủ ở các đơn vị; đổi mới căn bản, thực chất công tác thi đua - khen thưởng; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với CBCCVC, tiếp tục tổ chức thi tuyển lãnh đạo một số đơn vị".
Theo Pháp luật việt nam
Đủ kiểu văn bản "trời ơi đất hỡi" khiến người dân quay cuồng Theo số liệu vừa được Bộ Tư pháp công bố, trong 10 tháng đầu năm 2014, có hơn 9.017 văn bản pháp luật có dấu hiệu vi hiến, trái luật được các bộ ngành, cơ quan địa phương kiểm tra phát hiện. Đây là thực tế đáng báo động, bởi nhiều bộ, ngành ban hành văn bản có dấu hiệu vi phạm pháp...