Tòa án không chấp nhận đơn kháng cáo của Rồng Ngọc trong vụ Eximbank
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank, EIB) cho biết vừa nhận được quyết định của Tòa án Nhân dân TP HCM về việc không chấp nhận kháng cáo của Công ty cổ phần Rồng Ngọc.
Đồng thời, Tòa giữ nguyên quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự ngày 19/6/2019 cụ thể là đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc kinh doanh thương mại sơ thẩm được Tòa án Nhân dân Quận 1 thụ lý về việc yêu cầu đình chỉ thực hiện Nghị quyết của Hội đồng quản trị Eximbank. Hậu quả của việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Trước đó, Công ty cổ phần Rồng Ngọc (nắm 1,99% vốn cổ phần của Eximbank) đã gửi đơn đến Tòa án Nhân dân Quận 1 để yêu cầu đình chỉ Nghị quyết số 231 của HĐQT Eximbank về việc chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112 – Nghị quyết bầu bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Đồng thời, Công ty cổ phần Rồng Ngọc cũng đề nghị Tòa án Quận 1 đình chỉ Nghị quyết số 238 về việc bầu ông Cao Xuân Ninh giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank thay ông Lê Minh Quốc và Nghị quyết số 239 về việc cử ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó Tổng giám đốc thường trực giữ chức danh Quyền Tổng giám đốc Eximbank và Nghị quyết số 242 về việc hoãn Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 lần thứ 2 tổ chức ngày 26/5/2019.
Tuy nhiên, sau khi xem xét, ngày 19/6/2019, Tòa án Nhân dân Quận 1 đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết các yêu cầu của Công ty cổ phần Rồng Ngọc như đã nêu trên.
Về phía cơ quan quản lý, Cục Thanh tra giám sát ngân hàng TP.HCM (Cục II), ngày 18/6/2019, cũng đã chỉ đạo Eximbank rà soát, báo cáo về công tác quản trị điều hành của ngân hàng này.
Video đang HOT
Cụ thể, Cục II yêu cầu công tác quản trị tại Eximbank đảm bảo các nghị quyết được ban hành tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Eximbank.
Cục II cũng yêu cầu Eximbank đảm bảo công tác tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 thành công, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, quy định nội bộ của Eximbank; đảm bảo hoạt động của Eximbank ổn định, an toàn và hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Cục II, ngày 19/6/2019, HĐQT Eximbank đã rà soát và có báo cáo Cục II về các nghị quyết của Eximbank: Nghị quyết số 231, số 237, số 238, số 239, số 240, số 241và số 242 đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và nhất quán theo quy định của điều lệ Eximbank và pháp luật.
Minh An
Theo vietnamdaily
Tòa buộc Eximbank phải trả 115 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình
Tòa cấp phúc thẩm chấp nhận 2 nội dung kháng cáo của bà Chu Thị Bình, tuyên Eximbank phải thanh toán cho bà Bình tổng cộng 115 tỷ đồng gồm lãi và lãi phạt.
Bà Chu Thị Bình (bìa phải) và đại diện của mình tại tòa - Ảnh: Huyền Trâm.
Hôm nay (19/4), TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ bà Chu Thị Bình bị mất 245 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Eximbank Chi nhánh TP.HCM.
Trong phần thẩm phấn, đại diện Eximabank trình bày nội dung kháng cáo, theo đó ngân hàng này không kháng cáo phần hình sự của bản án sơ thẩm, chỉ kháng cáo một phần dân sự của bản án sơ thẩm ngày 23/11/2018. Eximbank nêu quan hệ giữa ngân hàng và bà Bình là quan hệ giao dịch dân sự. Căn cứ hồ sơ xác định được bà Bình đã ký 2 ủy quyền số 8630 và 8839, tạo điều kiện cho ông Lê Nguyễn Hưng chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Đại diện của bà Chu Thị Bình trình bày nội dung kháng cáo của bà Bình, yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét phần gốc và lãi mà Eximbank thanh toán cho bà Bình, phải được tính theo lãi suất thông thường, tổng cộng hơn 103 tỷ đồng. Việc tính lãi này căn cứ trên thông tin trên sổ tiết kiệm mà bà Bình đang giữ, có số tiền gửi, thời hạn gửi, tính đến ngày 18/8/2018. Theo tính toán của Eximbank là hơn 92 tỷ đồng, áp dụng mức lãi suất thấp nhất tức lãi suất không kỳ hạn.
Bà Bình cũng yêu cầu Eximbank phải trả thêm lãi phạt, tính đến ngày ngân hàng phải thanh toán lãi cho bà Bình. Khoản lãi phạt từ ngày đến hạn phải thanh toán cho từng sổ tiết kiệm đến ngày 18/8/2018 có tổng lãi phạt trên 3 sổ là hơn 16 tỷ đồng. Đại diện bà Bình nêu căn cứ pháp lý theo quy định ở Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015.
Bà Bình cũng kháng cáo đề nghị làm rõ trách nhiệm của cán bộ ngân hàng Eximbank để xảy ra vụ việc ông Lê Nguyễn Hưng, cựu Phó Giám đốc Eximbank CN TP.HCM chiếm đoạt tiền gửi của bà tại ngân hàng này.
Trả lời hội đồng xét xử, đại diện Eximbank xác nhận ngân hàng này tính lãi suất cho bà Bình theo lãi suất không kỳ hạn dẫn đến chênh lệch thanh toán cho bà Bình. Ngân hàng này cũng cho biết không đồng ý trả lãi theo yêu cầu của bà Bình cũng như phần lãi phạt.
Về yêu cầu xem xét trách nhiệm của cán bộ ngân hàng để xảy ra vụ việc, đại diện Eximbank đề nghị hội đồng xét xử xử theo quy định của pháp luật.
Phát biểu quan điểm, đại diện VKS nhận định bà Bình yêu cầu Eximbank trả tiền lãi và gốc là phù hợp quy định của pháp luật. Đề nghị hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm buộc Eximbank CN TP.HCM trả lãi suất theo lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm tính đến thời điểm 18/8/2018 (thời điểm ngân hàng tất toán tiền gốc); không chấp nhận kháng cáo về phạt bổ sung; các phần khác không có kháng cáo đề nghị giữ án sơ thẩm.
Ở phần tranh luận, luật sư của Eximbank giữ nguyên quan điểm khi cho rằng việc bà Bình có lỗi khi ký 2 giấy ủy quyền, tạo điều kiện cho ông Lê Nguyễn Hưng chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Luật sư cho rằng bản án sơ thẩm không khách quan, không công bằng, không xem xét hết các chứng từ tài liệu liên quan, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Eximbank.
Tranh luận lại, luật sư của bà Bình nêu, ông Hưng là Phó Giám đốc Eximbank CN TP.HCM, tức là người có chức vụ quyền hạn trong ngân hàng. Bà Bình là một trong những khách hàng lớn. Ông Hưng là người có chức vụ quyền hạn của Eximbank thực hiện hành vi gian dối để rút tiền. Luật sư cho rằng với trình bày của luật sư Eximbank thì dường như ngân hàng xem việc ông Hưng chiếm đoạt tiền không liên quan tới ngân hàng. Luật sư cho rằng ông Hưng hành xử theo quy chế điều lệ của ngân hàng chứ không phải người ngoài xã hội, giao dịch với tư cách cá nhân, như vậy là không đúng với bản chất sự việc.
Sau phần tranh luận, đại diện VKS vẫn giữ quan điểm đã trình bày trước đó. Sau khi nghị án, hội đồng xét xử tiến hành tuyên án.
Theo đó, hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của Chu Thị Bình, sửa bản án hình sự sơ thẩm 23/11/2018 về việc xử lý vật chứng. Tuyên Eximbank có trách nhiệm thanh toán cho Bà bình tổng cộng 115 tỷ đồng, trong đó gồm gần 100 tỷ đồng là phần lãi suất tính theo lãi suất thông thường ngân hàng chưa thanh toán 3 sổ tiết kiệm mà bà Bình đang giữ và phần lãi phạt hơn 16 tỷ đồng. Thời hạn thi hành sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
HUYỀN TRÂM
Theo bizlive
Vụ Eximbank và đại gia Chu Thị Bình: Sáng nay xét xử phúc thẩm Trước đó, tòa sơ thẩm TAND TP.HCM đã tuyên phạt 6 bị cáo nguyên cán bộ nhân viên Ngân hàng Eximbank - Chi nhánh TP.HCM vì tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; buộc trả cho bà Chu Thị Bình 245 tỷ đồng tiền gốc và hơn 100 tỷ đồng tiền...