Tòa án Israel nối lại phiên tòa xét xử đương kim Thủ tướng Netanyahu
Thủ tướng Israel Netanyahu bị tòa xét xử về tội danh tham nhũng. Quốc gia này đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 và thất nghiệp.
Hôm 19/7, Tòa án quận Jerusalem, Israel đã nối lại phiên tòa xét xử tội danh tham nhũng đối với Thủ tướng đương nhiệm nước này – ông Benjamin Netanyahu, sau hai tháng trì hoãn.
Thủ tướng Israel Netanyahu (bìa phải).
Phiên tòa diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình liên quan tới cáo buộc tham nhũng của ông Netanyahu, cũng như cách chính quyền xử lý cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng tại Israel.
Video đang HOT
Thủ tướng Netanyahu đã không tới dự phiên tòa này, do đây chỉ là phiên tòa mang tính kỹ thuật.
Hồi tháng 11/2019, Thủ tướng Netanyahu đã bị truy tố các tội danh tham nhũng, gian lận và lạm dụng lòng tin trong 3 vụ kiện khác nhau. Tuy nhiên, tại phiên tòa đầu tiên vào tháng 5 vừa qua, vị thủ tướng 70 tuổi này đã phủ nhận mọi cáo buộc.
Từng được biết đến là quốc gia thành công trong việc xử lý dịch bệnh Covid-19 giai đoạn đầu, tuy nhiên, Israel hiện lại đang phải chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch này; cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao. Chính vì vậy, làn sóng biểu tình phản đối chính quyền, yêu cầu sự hỗ trợ nhiều hơn từ nhà nước trong việc đối phó dịch bệnh, đang lan rộng tại quốc gia này.
Hôm 18/7, cảnh sát Israel đã phải sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình tại nơi cư trú của ông Netanyahu ở Jerusalem./.
Israel thúc đẩy kế hoạch tạo "sự đã rồi" ở Bờ Tây trước bầu cử Mỹ
Thủ tướng Israel Netanyahu hôm qua (2/6) cho biết đang trao đổi với chính quyền Mỹ về thực hiện kế hoạch sáp nhập một số khu vực tại Bờ Tây.
Điều này cho thấy quyết tâm của Thủ tướng Netanyahu thực hiện hóa cam kết trong chiến dịch tranh cử, bất chấp sự phản đối của quốc tế với các cảnh báo trừng phạt.
Các nhà định cư của Israel ở khu Bờ Tây. Ảnh: AFP.
Thông báo được Thủ tướng Netanyahu đưa ra trong cuộc gặp với lãnh đạo Hội đồng tổ chức phụ trách các khu định cư tại Bờ Tây. Ông Netanyahu một lần nữa khẳng định cam kết đàm phán trên cơ sở kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo một số ý kiến, Israel đang muốn thực hiện kế hoạch này càng sớm càng tốt, trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ do lo sợ ứng cử viên Dân chủ Joe Biden sẽ đánh bại Tổng thống Donald Trump. Nếu ông Biden giành chiến thắng, chính sách của Mỹ về hòa bình Trung Đông có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, Israel phải gấp rút thúc đẩy kế hoạch để tạo ra "sự đã rồi", trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Trước quyết tâm của Israel, quốc tế tiếp tục lên tiếng kêu gọi Israel dừng các hành động đơn phương, vi phạm luật quốc tế. Liên minh châu Âu cảnh báo động thái sáp nhập của Israel sẽ làm tổn hại các cơ hội hòa bình ở Trung Đông, trong khi một số quốc gia kêu gọi áp đặt trừng phạt.
Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Ledrian nhấn mạnh: "Theo thỏa thuận liên minh, Israel có thể đệ trình quyết định sáp nhập lên chính phủ để phê chuẩn từ ngày 1/7 tới, với điều kiện có sự ủng hộ của Mỹ. Đối với Liên minh châu Âu, điều này là nỗ lực chiếm đóng lãnh thổ bằng vũ lực, đặt ra câu hỏi cho giải pháp hai nhà nước và một nền hòa bình bền vững không thể đảo ngược".
Không chỉ vấp phải sự phản đối quốc tế, hiện cũng có nhiều lo ngại nếu Israel thúc đẩy kế hoạch sáp nhập Bờ Tây sẽ làm gia tăng tình trạng bạo lực và đối đầu trên diện rộng, thậm chí có thể xuất hiện một cuộc nổi dậy mới của người Palestine chống Israel. Một thành viên của tổ chức Hamas kiểm soát dải Gaza cảnh báo, nếu Israel thúc đẩy kế hoạch sáp nhập Bờ Tây sẽ tương đương với lời kêu gọi chiến tranh và Israel sẽ sớm phải hối hận với quyết định sai lầm nghiêm trọng này.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz trong một bài phát biểu mới đây cho biết có làn sóng gia tăng bạo lực chống người Israel ở Bờ Tây. Ông Benny Gantz cũng khẳng định, Israel đã sẵn sàng cho mọi hậu quả với kế hoạch sáp nhập Bờ Tây, đồng thời hối thúc quân đội chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ngăn những tác động thực hiện kế hoạch hòa bình của Mỹ.
Thủ tướng Israel Netanyahu nỗ lực thành lập chính phủ liên hiệp Thủ tướng Netanyahu và đảng Likud buộc phải tìm cách thuyết phục một số nghị sỹ thuộc khối đối lập tham gia liên minh cánh hữu để giúp ông Netanyahu hội đủ 61/120 ghế và thành lập chính phủ mới. Thủ tướng Benjamin Netanyahu phát biểu tại cuộc họp ở Jerusalem ngày 4/3. (Ảnh: THX/TTXVN) Sau khi kết quả cuộc tổng tuyển cử...