Tòa án Hồng Kông lệnh giải tỏa địa điểm biểu tình
Giới chức Hồng Kông đang chuẩn bị tháo dỡ khu trại lớn nhất còn lại của phong trào biểu tình đòi bầu cử tự do ở quận Admiralty.
Cờ hiệu và lều trại của những người biểu tình ở khu vực quận Admiralty.
Sáng ngày 9/12, Tòa án tối cao Hồng Kông đã phê chuẩn lệnh giải tỏa 3 địa điểm thuộc khu vực biểu tình chính nằm ở trung tâm khu vực kinh doanh Admiralty của Hồng Kông, nơi dãy lều của những người biểu tình án ngữ ngay trên đường cao tốc nhiều làn.
Lệnh của Tòa dọn đường để lực lượng thi hành án tiến vào khu vực biểu tình. Hiện chính quyền Hồng Kông đang chuẩn bị cho đợt giải tỏa cuối cùng ở quận Admiralty.
Lệnh Tòa án, vốn được một công ty xe buýt địa phương yêu cầu ban hành, cũng cho phép lực lượng thi hành án có thể “yêu cầu sự hỗ trợ từ cảnh sát” nếu cần để có thể giải tỏa khu vực gần trụ sở chính quyền.
Các nguồn tin cho rằng trong tuần này cảnh sát có thể giải tỏa toàn bộ khu vực tại quận Admiralty và khu vực biểu tình nhỏ hơn là vịnh Causeway.
Video đang HOT
Một nguồn tin quân sự giấu tên tiết lộ: “Cảnh sát sẽ dẹp bỏ toàn bộ địa điểm biểu tình ở Admiralty, trong đó gồm cả những khu vực không có trong lệnh của tòa án. Mục tiêu của chúng tôi là giải tỏa toàn bộ các con đường bị chiếm giữ và khôi phục giao thông”.
Đồng thời, nguồn tin trên cũng cho biết thêm rằng cảnh sát sẽ giải tỏa khu vực biểu tình Admiralty vào ngày 11/12 và khu vực vịnh Causeway cũng có thể sẽ bị giải tỏa cùng ngày. Truyền thông địa phương đưa tin các lệnh giải tỏa cũng có thể diễn ra sớm hơn vào ngày 10/12.
Khoảng 7.000 cảnh sát sẽ được triển khai để thực hiện nhiệm vụ lần này. Những người biểu tình cũng sẽ được thông báo trước để có thời gian chuẩn bị.
Hai tháng qua, phong trào biểu tình do sinh viên lãnh đạo đã kiên trì yêu cầu tổ chức bầu cử lãnh đạo Đặc khu hành chính Hồng Kông một cách tự do. Tháng trước, chính quyền Hồng Kông cũng đã giải tỏa trại biểu tình nằm trong khu thương mại Mongkok.
Giới chức Hồng Kông và Bắc Kinh đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc biểu tình xuống đường là hoàn toàn bất hợp pháp và sẽ không nhân nhượng trước các yêu cầu cải cách quy định bầu cử của sinh viên. Theo quy định mới được Bắc Kinh ban hành, đảng Cộng sản Trung Quốc đã cương quyết rằng các ứng viên cần phải được sàng lọc bởi một ủy ban trung thành với Bắc Kinh.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Guardian
Anh-Trung leo thang căng thẳng vì vấn đề Hồng Kông
Chính phủ Anh hôm qua đã chỉ trích Trung Quốc sau khi bị Bắc Kinh từ chối cấp thị thực cho các nghị sĩ Anh tới thăm Đặc khu hành chính Hồng Kông, nơi trước kia là thuộc địa của Anh và hiện đang chìm trong căng thẳng do biểu tình bạo loạn.
Hạ nghị sĩ Anh Richard Ottaway yêu cầu họp khẩn về căng thẳng ở Hồng Kông.
Vụ việc bắt đầu từ tuần trước khi các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh thông báo với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh Richard Ottaway rằng ông và một nhóm nghị sĩ sẽ không được cấp thị thực tới Hồng Kông để đánh giá tình hình ở đặc khu hành chính này.
Ông Richard đã gọi quyết định trên là một sự "đối đầu công khai".
"Chính phủ Trung Quốc đang chọn cách đối đầu công khai khi từ chối cho chúng tôi (đến Hồng Kông) thực hiện nhiệm vụ của mình", ông nói.
Ông Richard yêu cầu Hạ viện Anh nhanh chóng tiến hành một buổi thảo luận khẩn cấp về tình hình căng thẳng ở Hồng Kông.
Trong tuyên bố ngày hôm qua phát đi từ tòa nhà số 10 ở phố Downing của thủ đô London, chính phủ Anh cũng cho rằng quyết định của Trung Quốc là một "sai lầm" và "phản tác dụng".
"Điều này chỉ làm tăng thêm, thay vì làm dịu đi, những lo ngại về tình hình Hồng Kông", người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron nói, đồng thời nhấn mạnh "Anh có lợi ích... chính đáng theo tinh thần Tuyên bố chung Trung - Anh 1984 về Hồng Kông".
Phía Trung Quốc lập tức phản ứng về tuyên bố của giới chức Anh.
"Với những ai cam kết và thực lòng thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung-Anh, cánh cửa tới Trung Quốc sẽ luôn rộng mở. Tuy nhiên, chúng tôi không hoan nghênh những người đến Trung Quốc để can thiệp vào công chuyện nội bộ của chúng tôi và chúng tôi sẽ không cho phép họ làm điều đó", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Được biết, hiện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh đang điều tra việc thực hiện thỏa thuận "một nước, hai chế độ" năm 1984. Đây là thỏa thuận đã dọn đường cho việc chuyển giao hoàn toàn thuộc địa cũ của Anh về với Trung Quốc vào năm 1997.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình, bạo động lại Hồng Kôngvẫn đang tiếp diễn với việc hàng nghìn người ủng hộ dân chủ xuống đường biểu tình đòi Đại lục tôn trọng quyền của người dân theo thỏa thuận đạt được với Anh khi tiếp nhận đặc khu hành chính này. Trong thỏa thuận có việc người dân Hồng Kông được tự do bầu chọn người lãnh đạo chính quyền, thay vì chỉ được chọn theo danh sách áp đặt từ Đại Lục.
Vũ Anh
Theo Dantri
Lãnh đạo Hồng Kông dọa mạnh tay hơn nữa với người biểu tình Lãnh đạo Hồng Kông hôm nay nói rằng các cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do chỉ "vô ích" sau khi cảnh sát dùng hơi cay và dùi cui nhằm vào những người biểu tình cố gắng xông vào trụ sở chính quyền đêm qua, trong đợt bùng phát bạo lực nghiêm trọng nhất kể từ khi nổ ra các cuộc biểu...