Tòa án Hình sự Quốc tế yêu cầu điều tra tội ác chiến tranh tại Afghanistan
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 5/3 vừa ra phán quyết công tố viên có thể mở cuộc điều tra tội ác chiến tranh tại Afghanistan.
Máy bay chiến đấu Mỹ trên bầu trời Afghanistan. Ảnh: Military Times
Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin quyết định của các thẩm phán ICC đã đảo ngược phán quyết của một tòa án cấp dưới khi ngăn chặn cuộc điều tra vì cho rằng tỷ lệ thành công thấp và không phục vụ lợi ích công lý.
Phán quyết này đã trao cho công tố viên Fatou Bensouda cơ hội điều tra tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người có thể do phiến quân Taliban, các lực lượng Afghanistan hay Quân đội Mỹ tiến hành trong thời gian xảy ra xung đột tại quốc gia Nam Á này.
Video đang HOT
Mỹ không phải thành viên tại ICC và bác bỏ quyền tài phán của nước này, còn Afghanistan là một thành viên ICC.
Cuộc chiến tại Afghanistan là cuộc chiến kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ. Các số liệu thống kê cho thấy kể từ khi bắt đầu triển khai quân đội tại quốc gia Nam Á này năm 2001 đến nay, số binh sĩ Mỹ thiệt mạng tại đây đã vượt quá 2.400 người.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Venezuela đề nghị ICC điều tra các biện pháp trừng phạt của Mỹ
Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela cho rằng "các biện pháp ép buộc đơn phương của Mỹ là tội ác chống lại loài người áp dụng với người dân Venezuela, vi phạm luật pháp quốc tế và cần phải chấm dứt."
Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza. (Nguồn: eluniversal)
Chính phủ Venezuela ngày 13/2 thông báo đã gửi đơn đề nghị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra tội ác chống lại loài người mà các biện pháp trừng phạt của Mỹ gây ra đối với nhân dân Venezuela.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela Jorge Arreaza cho biết Caracas đã chính thức nêu vấn đề này với các công tố viên của ICC, coi đây là một "cuộc chiến tranh kinh tế," theo đó cho rằng "các biện pháp ép buộc đơn phương của Mỹ là tội ác chống lại loài người áp dụng với người dân Venezuela, vi phạm luật pháp quốc tế và cần phải chấm dứt."
Ông Arreaza khẳng định luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng và đây là hành động pháp lý cần thiết để tạo một tiền lệ cho các trường hợp tương tự như các biện pháp trừng phạt đơn phương mà Mỹ áp dụng với một số nước khác trên thế giới như Cuba hay Iran.
Động thái trên của Venezuela diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép nhằm buộc Tổng thống Nicolas Maduro phải rời bỏ quyền lãnh đạo.
Mới đây, sau khi tiếp thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido tại Nhà Trắng, ông Trump cam kết sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ cánh tả cầm quyền tại quốc gia Nam Mỹ này.
Năm 2019, chính quyền Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp dầu mỏ - nguồn thu ngoại tệ chính của Venezuela - và hãng hàng không quốc gia Conviasa của nước này.
ICC được thành lập năm 2002 nhằm xét xử những tội ác nghiêm trọng nhất trên thế giới là tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.
Mỹ không phải là thành viên của ICC, song tòa án này có thể đưa ra phán quyết về những vấn đề liên quan đến người dân của các nước thành viên của ICC, trong đó có Venezuela./.
Theo Hoài Nam (TTXVN/Vietnam )
'Cứ treo cổ tôi đi' - TT Duterte thách Tòa Hình sự Quốc tế Tổng thống Philippines ngày 20/12 thách thức Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) treo cổ ông về hàng nghìn vụ giết người không qua xét xử dưới tay cảnh sát. Nhà lãnh đạo Philippines cũng nói sẽ từ chối hợp tác nếu bị đưa ra xét xử về hậu quả của cuộc chiến chống ma túy do ông khởi xướng, trong đó cảnh...