Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra về các vụ giết người và hãm hiếp tại Sudan
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở một cuộc điều tra về các vụ giết người phi pháp, bạo lực tình dục và các tội ác khác xảy ra trong cuộc xung đột nội bộ đang diễn ra ở Sudan.
Công tố viên hàng đầu của tòa án Hình sự Quốc tế, Karim Khan, nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm ngày 13/7/2023, rằng chúng ta “hiện đang gặp nguy hiểm khi để lịch sử lặp lại” ở Darfur, Sudan khi bạo lực ở khu vực phía Tây ngày càng gia tăng.
Những nạn nhân nhỏ tuổi
“Chúng ta không ở bên bờ vực của một thảm họa nhân quyền, chúng ta đang ở giữa một thảm họa,” ông Khan nói. Các công tố viên của ICC sẽ xem xét các báo cáo về “các vụ giết người phi pháp, đốt nhà và chợ, cướp bóc ở el-Geneina, Tây Darfur, cũng như việc giết hại và di tản thường dân ở Bắc Darfur và các địa điểm khác trên khắp Darfur”, một báo cáo của Văn phòng Công tố Khan. Các cáo buộc về “tội phạm trên cơ sở giới và tình dục, bao gồm cưỡng hiếp tập thể và các báo cáo cáo buộc về bạo lực và ảnh hưởng đến trẻ em” cũng sẽ được xem xét.
Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế Karim Khan phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình ở Sudan vào ngày 13 tháng 7 năm 2023. Ảnh: AP
Kể từ ngày 15/4, Sudan đã bị rung chuyển bởi cuộc chiến đẫm máu giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự hùng mạnh (RSF). Theo Liên hợp quốc, cuộc giao tranh đã giết chết hàng ngàn người và khiến hơn ba triệu người phải sơ tán. Hầu hết các cuộc giao tranh đã xảy ra ở thủ đô Khartoum nhưng một số vụ bạo lực tồi tệ nhất đã được ghi nhận ở vùng Darfur.
Một ngôi mộ tập thể của ít nhất 87 người được cho là bị giết bởi RSF và các đồng minh của họ đã được tìm thấy bên ngoài thành phố el-Geneina, thủ phủ của bang Tây Darfur, Liên hợp quốc cho biết hôm thứ Năm ngày 13/7. Các nhân chứng đã kể rằng, vào tháng trước, mùi xác chết thối rữa tràn ngập đường phố El-Geneina khi hàng trăm thi thể bị phân hủy giữa cuộc giao tranh ác liệt. Một nhân viên cứu trợ trong thành phố, giống như nhiều nguồn tin muốn giấu tên vì lý do an ninh cho biết, khoảng 1.500 người đã thiệt mạng trong thị trấn kể từ khi chiến tranh nổ ra vào ngày 15/4. Ông cho biết ít nhất 1.000 người trong số đó là phụ nữ và trẻ em.
“Cho đến nay, chúng tôi đã thu thập được khoảng 700 xác chết, và gấp đôi con số này vẫn còn trên đường phố và bên trong một số ngôi nhà, nhưng chúng tôi không thể tiếp cận họ do lực lượng dân quân bắn dữ dội”, nhân viên cứu trợ nói. “Chúng tôi đã nhìn thấy những xác chết đang phân hủy và có thể ngửi thấy mùi thối rữa của chúng. Thi thể nằm rải rác khắp nơi. Trừ khi tình trạng này được giải quyết sớm, nếu không điều này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe và bệnh tật trên diện rộng”.
Theo một báo cáo mới được Save the Children (Tổ chức Bảo vệ trẻ em) công bố, trẻ em từ 12 tuổi đang bị cưỡng hiếp và tấn công tình dục bởi các chiến binh ở Sudan với “con số đáng báo động”. Tổ chức phi chính phủ này, hôm thứ Sáu ngày 14/7 cho biết, ít nhất 88 trường hợp hiếp dâm đã được xác minh kể từ khi cuộc xung đột xảy ra, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, phải đối mặt với hành vi tấn công, hành hung và bạo lực tình dục. Các quan chức cho rằng đã có tới 4.400 trường hợp bạo lực tình dục. Ví dụ về các hành vi lạm dụng mà trẻ em và thanh thiếu niên phải đối mặt bao gồm cưỡng hiếp, khiến một số trường hợp mang thai, cũng như bị bắt cóc.
“Bạo lực tình dục tiếp tục được sử dụng như một công cụ để khủng bố phụ nữ và trẻ em ở Sudan. Chúng tôi biết rằng những con số chính thức chỉ là phần nổi của tảng băng trôi”, Arif Noor, Giám đốc tổ chức Save the Children ở Sudan, cho biết trong một tuyên bố. “Mọi trẻ em, bất kể chúng sống ở đâu, đều xứng đáng được sống một cuộc sống an toàn, hạnh phúc và khỏe mạnh, không có bạo lực” – Noor nói thêm.
Video đang HOT
Trước khi xung đột ở Sudan nổ ra hơn ba tháng trước, bạo lực trên cơ sở giới ở nước này đã lan rộng, với hơn ba triệu phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương, tổ chức Save the Children nói. Những con số này hiện đã leo thang, với một số trẻ em được nhắm mục tiêu cụ thể cho giới tính và sắc tộc của chúng.
Đầu tuần thứ hai của tháng 7, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc đã lên án bạo lực tình dục đang diễn ra ở nước này và kêu gọi điều tra ngay lập tức. Văn phòng nhân quyền của Liên hợp quốc tại Sudan đã tìm thấy các báo cáo về 21 vụ bạo lực tình dục liên quan đến xung đột đối với ít nhất 57 phụ nữ và trẻ em gái. Trong một trường hợp, họ phát hiện có tới 20 phụ nữ bị cưỡng hiếp trong cùng một vụ tấn công. Liên hợp quốc nhấn mạnh rằng tất cả các bên phải tôn trọng luật nhân đạo quốc tế và nhân quyền, cho phép những người sống sót được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách an toàn.
Martin Griffiths, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề nhân đạo và Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp tại Liên hợp quốc cho biết: “Thật vô lý khi phụ nữ và trẻ em Sudan – những người có cuộc sống bị đảo lộn bởi cuộc xung đột vô nghĩa này – lại bị tổn thương thêm theo cách này”. Ông nói thêm: “Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Sudan không chỉ là một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà còn là một cuộc khủng hoảng của nhân loại”.
Chấn thương thể chất và tinh thần
Nhân viên làm việc cho Tổ chức Cứu trợ trẻ em ở phía bắc Kordofan nói rằng họ đang chứng kiến tại các phòng khám y tế di động của mình ngày càng có nhiều trường hợp phụ nữ bị bạo lực tình dục. Nhiều phụ nữ và trẻ em phải đối mặt với chấn thương, cả về thể chất và tinh thần, sau các vụ tấn công. Các cô gái trẻ được báo cáo là bị sa tử cung, lỗ rò và các tổn thương khác đối với hệ thống sinh sản của họ, đồng thời đối mặt với các biến chứng và tử vong do mang thai sớm và phá thai không an toàn. Đối với những bé gái kém phát triển hơn, điều này có thể để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe thể chất của các em.
Phụ nữ và trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương sau khi phải di dời và tìm kiếm một nơi an toàn. Ảnh: AFP
Nhân viên làm việc cho Tổ chức Cứu trợ trẻ em cảnh báo rằng, việc đối phó với số lượng ca bệnh ngày càng tăng cũng ngày càng trở nên khó khăn. “Đơn vị cấp cứu tại bệnh viện chính đã bị tấn công trong một cuộc không kích và chúng tôi hiện không có bệnh viện tốt nào ở đây để có thể chuyển các trường hợp y tế nghiêm trọng để chẩn đoán thêm tình hình bệnh trạng”, Sara Abdelrazig, người đứng đầu bộ phận thực hiện của tổ chức cho biết.
Noor, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết, họ cũng đã nghe báo cáo về việc các bậc cha mẹ buộc phải kết hôn với con cái khi còn nhỏ, để “bảo vệ” chúng khỏi những nguy cơ bạo lực tình dục tiếp theo. “Đây là một tình huống ghê tởm và đáng sợ đối với các cô gái,” anh nói. Những người sống sót có thể không muốn kể chi tiết những gì đã xảy ra với họ do cảm giác xấu hổ, sợ bị trả thù và vì sự kỳ thị của xã hội trong nước.
Việc thiếu tiếp cận nhân đạo, cùng với kết nối Internet không ổn định cũng gây khó khăn cho việc liên lạc cũng như tiếp cận và hỗ trợ các nạn nhân một cách thích hợp. Những người sống sót cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và thuốc men. Bạo lực trên cơ sở giới và tấn công tình dục có thể gây ra những tác động lâu dài, đặc biệt là đối với trẻ em, những đối tượng mà nhiều em mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Các nhân viên y tế và xã hội cảnh báo rằng phụ nữ và trẻ em đang chạy trốn hoặc đã bị di dời và đang tìm kiếm sự an toàn đặc biệt dễ bị đối mặt với các hành vi bạo lực tình dục. Bạo lực tình dục ở Sudan không được báo cáo đầy đủ, với các chuyên gia tin rằng con số chính xác về bạo lực trên cơ sở giới cao hơn nhiều so với những gì thường được báo cáo.
Trong những bối cảnh khác
Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) vẫn đang bao vây một bệnh viện quân sự chiến lược Alia ở Omdurman, nơi cựu Tổng thống Omar al-Bashir, Bakri Hassan Salih, cựu tướng dưới quyền Bashir và một số phụ tá của ông được cho là đang ở.
Một người lính nói chuyện với phụ nữ trên đường phố ở Khartoum vào ngày 6 tháng 6 năm 2023. Ảnh: AFP
Trong gần 3 tháng, Khartoum và thành phố kết nghĩa với thủ đô Omdurman, nằm bên kia sông Nile, là chiến trường giữa hai lực lượng RSF và SAF. Trong những ngày gần đây, RSF đã bao vây bệnh viện quân y Alia, đồn trú el-Mohandiseen và các đơn vị quân đội gần đó. Trước đó, Bashir, người đang bị giam giữ trong nhà tù Kober của Khartoum khi chiến tranh nổ ra, ông ta nhanh chóng được quân đội chuyển đến bệnh viện Alia khi bắt đầu chiến sự. Vào năm 2019, sau một cuộc nổi dậy của quần chúng, Bashir bị quân đội phế truất khỏi vị trí tổng thống sau 30 năm cầm quyền và bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy nã về tội ác chiến tranh.
Chiến tranh ở Sudan nổ ra vào ngày 15/4 vì kế hoạch sáp nhập RSF vào quân đội chính quy. Kể từ khi hai bên tham chiến, hàng ngàn người đã thiệt mạng và hơn ba triệu người Sudan phải di tản. Cuộc giao tranh tập trung vào Khartoum, nhưng đã lan sang Darfur ở phía tây Sudan, cũng như al-Obeid ở phía nam. Một sĩ quan quân đội cấp cao đã nghỉ hưu nói rằng quân đội sẽ đào sâu và chiến đấu hết mình để duy trì chỗ đứng trong khu vực xung quanh bệnh viện Alia. “Tôi không hy vọng rằng SAF sẽ rút lui. Thứ nhất, vì Bashir. Bất kể đảng phái chính trị nào, ông ấy đại diện cho phẩm giá của quân đội vì ông ấy là một trong những thủ lĩnh của quân đội, vì vậy SAF sẽ không để dân quân bắt giữ ông ấy bằng mọi cách. Thứ hai, bản thân khu vực này có tính chiến lược vì vị trí của nó và là bệnh viện quân đội chính ở thủ đô”, viên sĩ quan này nói.
Các trận chiến ác liệt đang diễn ra trên khắp Omdurman, nơi có tầm chiến lược quan trọng đối với RSF vì đây là một trong những tuyến đường tiếp tế chính cho các lực lượng bán quân sự giữa Khartoum và các thành trì của nó ở phía tây Sudan. Người phát ngôn của RSF cho biết đồn trú Al-Mohandiseen đang bị lực lượng của họ chiếm giữ. Nhưng bất chấp điều này, RSF vẫn đang chiếm đóng các ngôi nhà và những con đường hẹp bên trong khu phố với các cuộc đụng độ liên tục hàng ngày.
Với bối cảnh cuộc chiến đẫm máu giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự hùng mạnh (RSF) chưa biết đến bao giờ kết thúc, thì những người chịu tổn thương nhiều nhất chính là phụ nữ và trẻ em. Các ngôi nhà, khu phố, bệnh viện, những nơi sinh hoạt cộng đồng… đều bị chiếm đóng, thì tìm được một nơi trú ẩn an toàn là điều không thể đối với họ. Và cuộc chiến lại tiếp tục trở thành một trong những nguyên nhân của dòng người tị nạn khao khát tìm kiếm một con đường, một nơi chốn an toàn, yên ổn. Một ước mơ dường như không tưởng trong bối cảnh này
Giao tranh tiếp diễn, viện trợ nhân đạo bị đình trệ ở Sudan
Ngày 24/6, các nhân chứng cho biết pháo binh, các cuộc không kích và đấu súng đã làm rung chuyển thủ đô Khartoum của Sudan, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi ngừng "những vụ giết người bừa bãi" tại thành phố Darfur.
Người dân sơ tán tránh xung đột tại Khartoum, Sudan ngày 18/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi giao tranh ác liệt tiếp diễn, các nỗ lực cứu trợ đã bị đình trệ sau hơn hai tháng xung đột bùng phát.
Người dân cho biết thêm rằng những ngôi nhà ở thủ đô Khartoum rung chuyển vì giao tranh vẫn không suy giảm, với toàn bộ các gia đình phải trú ẩn tại chỗ, cạn kiệt nguồn cung cấp thiết yếu, trong thời tiết mùa hè nóng nực.
LHQ nói rằng gần 1,5 triệu người đã rời khỏi thủ đô Khartoum kể từ khi bạo lực nổ ra vào giữa tháng 4.
Toàn bộ các quận của Khartoum không còn nước sinh hoạt và những người ở lại thành phố đã không có điện kể từ ngày 22/6.
Cuộc chiến giành quyền lực giữa chỉ huy quân đội quốc gia Abdel Fattah al-Burhan và cấp phó cũ của ông, chỉ huy Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) Mohamed Hamdan Daglo, đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Bạo lực đẫm máu nhất đã nổ ra ở Darfur, một khu vực rộng lớn phía Tây giáp biên giới với Cộng hòa (CH) Chad, nơi LHQ đã cảnh báo về những tội ác chống lại loài người có thể xảy ra và cho biết cuộc xung đột đã mang "chiều hướng sắc tộc".
Tại thủ phủ Nyala của bang Nam Darfur, cư dân cho biết họ đã bị kẹt trong làn đạn giao tranh, cùng các trận đánh, pháo kích.
Một nhân viên y tế giấu tên nói: "Các thường dân đã thiệt mạng và những người bị thương đang được đưa đến bệnh viện".
LHQ hôm 24/6 kêu gọi "hành động ngay lập tức" để ngăn chặn các vụ giết hại những người chạy trốn khỏi El Geneina, thủ phủ bang Tây Darfur, bởi các dân quân Arab được lực lượng bán quân sự hỗ trợ.
Văn phòng nhân quyền của LHQ có trụ sở tại Geneva cho biết các nhân chứng đã đưa ra "lời kể chứng thực" về việc dân quân nhắm mục tiêu vào những người đàn ông Masalit không phải là người Arab. Họ đã chứng kiến "các vụ hành quyết nhanh chóng" và nhắm mục tiêu vào dân thường trên đường từ El Geneina đến biên giới từ ngày 15 đến 16/6.
Theo Hiệp hội bác sĩ Sudan, hai phần ba cơ sở y tế tại các chiến trường chính vẫn không hoạt động. Một số bệnh viện vẫn thiếu nguồn cung cấp y tế nghiêm trọng và phải vật lộn để có được nhiên liệu cho máy phát điện.
LHQ cho biết con số kỷ lục 25 triệu người - hơn một nửa dân số Sudan - đang cần viện trợ và bảo vệ. Viện trợ đã đến tay ít nhất 2,8 triệu người, nhưng các cơ quan nhân đạo báo cáo những trở ngại lớn đối với công việc của họ, từ thị thực cho các nhà nhân đạo nước ngoài đến việc đảm bảo hành lang an toàn.
Theo tổ chức tư vấn Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), quân đội Sudan không muốn viện trợ vào thủ đô, do lo sợ rằng các gói hàng sẽ rơi vào tay RSF như đã từng xảy ra trước đây, cho phép lực lượng bán quân sự cầm cự lâu hơn.
FBI bị phát hiện lạm dụng cơ sở dữ liệu tình báo 278.000 lần Một tòa án tại Mỹ đã phát hiện ra rằng Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã liên tục lạm dụng cơ sở dữ liệu tình báo trong điều tra nhiều vụ việc, trong đó có vụ tấn công Điện Capitol ngày 6/1/2021. Ảnh minh họa Reuters. Tài liệu Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài đã được Văn phòng Giám đốc...