Tòa án Hà Nội xin lỗi người bị kết án oan
Sáng nay 4/4, TAND TP Hà Nội chính thức tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Phạm Đức Bình – người bị kết án oan cách đây hơn 10 năm.
Ông Đào Vĩnh Tường – Chánh Tòa hình sự (TAND TP Hà Nội) – chính thức đọc lời xin lỗi ông Bình – người bị kết án oan.
8h30 sáng nay, tại trụ sở UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – nơi ông Phạm Đức Bình đang cư trú – ông Đào Vĩnh Tường, Chánh Tòa hình sự (TAND TP Hà Nội) đã công khai xin lỗi ông Bình theo tinh thần Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về những người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng “gây” oan sai.
Ông Tường cho biết, năm 1992, ông Bình được lãnh đạo công ty bổ nhiệm Cửa hàng trưởng Cửa hàng dịch vụ tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm thuộc Cty cơ giới và xây lắp. Đến năm 1997, Cty cho dừng hoạt động kinh doanh của cửa hàng do phát hiện làm ăn thua lỗ.
Đến tháng 11/1997, công ty tiến hành thanh tra hoạt động kinh doanh của Cửa hàng dịch vụ tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm. Đại diện công ty kết luận, ông Bình đã nhiều lần nhận tiền tạm ứng của Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng với số tiền là 71 triệu đồng nhưng chỉ chứng minh sử dụng hợp lệ 30 triệu đồng. Ngoài ra, theo kết quả điều tra, cũng trong năm 1997, cửa hàng do ông Bình quản lý đã mua hàng của 3 đơn vị, số tiền hơn 220 triệu đồng, mới thanh toán được 41 triệu, còn lại hơn 179 triệu chưa thanh toán, ông Bình không hiểu vì sao thất thoát.
Ông Bình cho biết, năm 2001 là thời điểm ông cảm thấy tuyệt vọng và cơ cực nhất.
Bản án sơ thẩm khẳng định tài liệu điều tra không thể hiện ông Bình chiếm đoạt, cũng không chứng minh ai đã chiếm đoạt số tiền đó, như vậy chỉ có thể ông Bình đã sử dụng số tiền nói trên vào việc khác mà không trả cho các đơn vị đã bán hàng cho ông Bình.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, ông Bình đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 30 tháng tù cho cả 2 tội danh “Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” và “Sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa”.
Ngày 5/1/2001, Tòa phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã xem xét toàn bộ bản án sơ thẩm. HĐXX phúc thẩm TAND Tối cao đã quyết định tuyên hủy bản án sơ thẩm do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử ngày 16/3/2000, tuyên bố ông Phạm Đức Bình không phạm tội “Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” và “Sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa” đồng thời Tòa cấp phúc thẩm cũng ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với ông Bình.
Tại buổi công khai xin lỗi đối với ông Bình,đại diện Cty cơ giới và xây lắp cho biết, sẽ báo cáo lãnh đạo xem xét bố trí công việc trở lại cho ông Bình. ông Đào Vĩnh Tường – Chánh Tòa hình sự (TAND TP Hà Nội) đề nghị chính quyền địa phương sớm phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho ông Bình.
Người thân và nhiều đồng nghiệp tới chúc mừng ông Bình.
Về các khoản yêu cầu bồi thường của ông Bình, ông Đào Vĩnh Tường cho biết, sẽ tiếp tục làm việc để thỏa thuận với ông Bình theo đúng quy định của pháp luật. Trước đó, ông Bình có bảng thống kê về các thiệt hại trong việc bị kết án oan với số tiền là 1,2 tỉ đồng.
“Năm 2001 là năm tôi tuyệt vọng và cơ cực nhất, mặc dù được Tòa tuyên vô tội nhưng lúc đó trở lại cơ quan không được bố trí sắp xếp công việc, nợ nần không thanh toán được, tài sản gia đình bị kê biên, niêm phong. Tôi mong người dân sẽ không ai bị oan như tôi”, ông Bình nói.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Người chịu hơn 10 năm oan sai sắp được xin lỗi
Thông tin từ ông Phạm Đức Bình (SN 1956, ở phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), người đàn ông đã chịu hơn 10 năm oan sai cho biết, ông sẽ được chính thức xin lỗi vào ngày 4/4 tới.
Buổi xin lỗi công khai người bị án oan gần 14 năm sẽ được TAND TP Hà Nội tổ chức vào 8 giờ 30, tại Văn phòng Đảng uỷ phường Lý Thái Tổ.
Trước đó, ông Bình cũng nhận được thông báo từ TAND TP Hà Nội về việc ông được xin lỗi vào ngày 13/3. Tuy nhiên, buổi xin lỗi hôm đó đã bị hoãn.
Ông Phạm Đức Bình
Năm 2000, ông Bình bị TAND TP Hà Nội kết tội "Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa" và "Sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa", phải nhận 30 tháng tù giam.
Theo bản án sơ thẩm ngày 16/3/2000, năm 1992, ông Bình được Giám đốc Công ty Thi công cơ giới và xây lắp bổ nhiệm làm cửa hàng trưởng.
Năm 1997, cửa hàng bị đình chỉ hoạt động do kinh doanh không hiệu quả.
Cùng năm này, công ty thanh tra hoạt động kinh doanh của cửa hàng và cho rằng ông Bình đã nhiều lần nhận tiền tạm ứng của một xí nghiệp với tổng số là 71 triệu đồng, nhưng ông Bình chỉ chứng minh sử dụng hợp lệ 30 triệu đồng.
Bản án cho rằng, ông Bình đã mua hàng của 3 đơn vị và làm thất thoát gần 180 triệu đồng nên bị quy kết đã sử dụng trái phép số tiền trên.
Sau phiên sơ thẩm, cho rằng mình bị oan sai, ông Bình đã gửi đơn kháng cáo.
Đầu tháng 1/2001, TAND Tối cao tại Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của ông Bình và tuyên ông Bình không chiếm đoạt số tiền tạm ứng của các xí nghiệp.
Ông Bình thuộc trường hợp bồi thường do bị kết án oan theo quy định tại Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau 13 năm gửi đơn đến các cấp, đến nay ông Bình vẫn chưa nhận được bồi thường danh dự, nhân phẩm.
Bị dính án oan, hơn 10 năm qua, ông Bình đã phải sống trong cảnh khốn cùng khi bị mất việc làm, danh dự bị tổn hại...
T.Nhung
Khốn cùng trong hơn 10 năm chịu án oan
Án oan 3 thập kỷ: "Có cơ sở để bồi thường"
Theo_VietNamNet
"Bà xã" tương lai bị sàm sỡ, họa sĩ đâm chết bạn nhậu Bực tức vì bạn nhậu sàm sỡ người yêu, Luân lạnh lùng đâm một nhát chí mạng vào lưng khiến nạn nhân tử vong. Ngày 25/3, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM chấp nhận đơn kháng nghị giảm án của VKSND TPHCM, đơn kháng cáo xin giảm án của bị cáo, tuyên phạt Nguyễn Kha Luân (34 tuổi, ngụ TPHCM) án...