Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot ấn định phiên xét xử cuối cùng
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC) sẽ xử phiên cuối cùng đối với kháng cáo của Khieu Samphan – người đứng đầu nhà nước “Campuchia Dân chủ” thời chế độ Pol Pot – vào ngày 22/9 tới.
Phiên xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC), ngày 16/8/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, vào tháng 11/2018, ECCC đã kết án Khieu Samphan mức án tù chung thân vì tội ác diệt chủng đối với người Việt Nam, tội ác chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng các Công ước Geneva và hợp nhất bản án này với bản án chung thân trong vụ án 002/01.
Vụ án 002/1 chủ yếu tập trung vào các tội ác chống lại loài người liên quan đến việc cưỡng bức di chuyển dân cư từ Phnom Penh và các khu vực khác (giai đoạn 1 và 2); vụ hành quyết binh lính cộng hòa Khmer tại địa điểm hành quyết Toul Po Chrey năm 1975. Vụ án 002/2, tập trung vào tội ác diệt chủng người Chăm và người Việt, cưỡng ép kết hôn, cưỡng hiếp và các tội ác khác.
Video đang HOT
Năm 2018, ECCC đã kết án tù chung thân đối với Khieu Samphan và Nuon Chea – nhân vật cấp cao thứ 2 trong thời kỳ Pol Pot – vì các tội ác chống lại loài người, tuy nhiên Nuon Chea đã chết năm 2019.
Trong khi đó, phiên tòa xét xử Ieng Sary kết thúc khi bị cáo chết năm 2013. Còn Ieng Thirith – vợ của Ieng Sary – không thể tham dự phiên tòa xét xử do bị mất trí nhớ. Nhân vật này được trả tự do năm 2012 và chết năm 2015.
Trong vụ án 001, ECCC đã kết án tù chung thân đối với Kaing Guek Eav, biệt danh là “Duch” – cai ngục nhà tù Tuol Sleng S-21, vì các tội ác chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva. Nhân vật này đã chết hồi tháng 9/2020.
ECCC được thành lập năm 2006 do Liên hợp quốc bảo trợ. Theo người phát ngôn ECCC Net Pheaktra, tòa án sẽ kết thúc nhiệm kỳ vĩnh viễn vào cuối năm 2022, tuy nhiên một số công tác vẫn cần phải duy trì.
Tòa án ở Ai Cập đề xuất hình thức răn đe tội phạm
Một tòa án ở Ai Cập cho rằng việc phát sóng trực tiếp quá trình hành quyết tử tù mang tính răn đe, ngăn chặn những tội ác tương tự diễn ra trong tương lai.
Theo kênh truyền hình RT, trong một bức thư trình lên quốc hội, Tòa án Mansoura đã đề nghị phát sóng trực tiếp cảnh treo cổ kẻ giết người Mohamed Adel (21 tuổi). Tên Adel đã giết bạn học là Nayera Ashraf bên ngoài Đại học Mansoura vào cuối tháng 6. Theo lời khai của tên tội phạm, hắn đã theo dõi nạn nhân và khi nạn nhân từ chối kết hôn với hắn ta, Adel đã lên một âm mưu sát hại. Trong đoạn video do camera giám sát ghi lại vụ giết người, Adel liên tục đâm nhiều nhát vào người Ashraf khi cô gái xuống xe buýt gần trường đại học. Hắn đã cắt cổ nạn nhân trước sự kinh hãi của người qua đường.
Ngày 6/7, Adel bị kết án tử hình với tội danh giết người. Tuy nhiên, vì tính chất dã man của vụ giết người, tòa án muốn lấy Adel làm bài học và yêu cầu chính quyền cho phép phát sóng trực tiếp cảnh hành hình trên truyền hình quốc gia.
Luật sư bào chữa của Adel là Farid El-Deeb khẳng định thân chủ của mình không đáng bị kết án tử hình và tuyên bố sẽ kháng cáo.
Lần cuối cùng một án tử hình được thực thi và phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia Ai Cập là vào năm 1998, khi nhà nước xử tử 3 người đàn ông giết một phụ nữ và hai con ở Cairo.
Vụ sát hại Ashraf, cũng như các vụ sát hại phụ nữ khác ở Jordan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất trong cùng tháng đã gây chấn động trên toàn khu vực và mạng xã hội. Các nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ hiện lên tiếng đòi công lý và lên án tình trạng bạo lực gia tăng gần đây đối với phụ nữ ở thế giới Arab.
Quỹ Phát triển và Bình đẳng Edraak của Ai Cập cho biết họ đã ghi nhận 335 tội ác bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Ai Cập chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay. Quốc gia này cũng chứng kiến bạo lực liên quan đến bất bình đẳng giới gia tăng đáng kể, với 813 trường hợp ghi nhận vào năm 2021, gấp đôi so với năm 2020 là 415 trường hợp.
Theo một cuộc khảo sát của Liên hợp quốc năm 2015, 8 triệu phụ nữ Ai Cập tuyên bố đã từng bị chồng, người thân và người lạ trên phố bạo hành.
Kiện ra tòa vì bị cho "leo cây" Một phụ nữ ở bang Michigan, Mỹ, đã kiện một người đàn ông để đòi bồi thường 10.000 USD vì ông này không xuất hiện trong buổi hẹn. Theo tờ USA Today, bà QaShontae Short đã đệ đơn kiện vào tháng 9.2020, nói rằng sự việc đã khiến bà bị tổn thương tinh thần vì ngày hẹn trùng với sinh nhật người mẹ...