Tòa án châu Âu yêu cầu Google phải xóa bỏ dữ liệu không chính xác
Ngày 8/12,CJEU khẳng định công ty Google của Tập đoàn Alphabet phải xóa dữ liệu khỏi các kết quả tìm kiếm trực tuyến nếu người dùng có thể chứng minh dữ liệu đó không chính xác.
Biểu tượng Google. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 8/12, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (CJEU) khẳng định công ty Google của Tập đoàn Alphabet phải xóa dữ liệu khỏi các kết quả tìm kiếm trực tuyến nếu người dùng có thể chứng minh dữ liệu đó không chính xác.
Trước đó, hai giám đốc điều hành của một nhóm công ty đầu tư đã đệ đơn kiện lên một tòa án Đức, yêu cầu Google xóa bỏ các kết quả tìm kiếm gắn danh tính của họ với một số bài báo chỉ trích các mô hình đầu tư của nhóm này.
Hai người này cũng yêu cầu Google xóa bỏ ảnh thu nhỏ ( thumbnail) của họ khỏi các kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, Google đã từ chối các yêu cầu và nói rằng công ty không biết liệu thông tin trong các bài báo có chính xác hay không.
Video đang HOT
Tòa án ở Đức đã chuyển vụ việc lên CJEU. Theo CJEU, công cụ tìm kiếm Google phải xóa bỏ những thông tin được tìm thấy trong nội dung tham chiếu mà người yêu cầu xóa chứng minh được rằng thông tin đó rõ ràng không chính xác.
Về phần mình, người phát ngôn của Google khẳng định các đường dẫn và ảnh thu nhỏ nói trên không còn tồn tại trong kết quả tìm kiếm hình ảnh, cũng như tìm kiếm trên trang web và nội dung đã ẩn trong thời gian dài.
Theo người phát ngôn này, kể từ năm 2014, công ty đã nỗ lực đảm bảo cân bằng giữa quyền truy cập thông tin và quyền riêng tư của người dùng.
Năm 2014, tòa án trên cũng ra phán quyết rằng mọi người có thể yêu cầu các công cụ tìm kiếm như Google xóa bỏ thông tin không chính xác hoặc không liên quan đến nội dung tìm kiếm./.
Làm cách nào Google Maps cập nhật được dữ liệu chính xác về tình hình giao thông theo thời gian thực?
Google Maps được biết đến là ứng dụng bản đồ có cả tính năng chỉ đường và theo dõi tình hình giao thông theo thời gian thực.
Mỗi màu sắc trên ứng dụng này đều thể hiện một trạng thái giao thông khác nhau.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông được hiển thị trong Google Maps với 3 màu chủ yếu: Xanh lục, cam và đỏ. Màu xanh lá cây thể hiện giao thông đang hoạt động bình thường, không bị ách tắc. Màu cam thể hiện giao thông tại khu vực đó có dấu hiệu ùn ứ và màu đỏ thể hiện tuyến phố đang trong tình trạng tắc đường. Màu càng đậm, giao thông tại khu vực đó càng tắc.
Cuối những năm 2000, Google thu thập dữ liệu từ các máy cảm biến và camera giao thông được đặt bởi các công ty tư nhân và bộ giao thông vận tải các nước. Những dữ liệu này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả Google Maps. Tuy nhiên, Google đã ngừng lấy dữ liệu theo cách này.
Đại diện từ Google cho biết, dữ liệu giao thông được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ bộ giao thông vận tải các nước và nhà cung cấp dữ liệu tư nhân. Tuy nhiên, đó không phải nguồn dữ liệu duy nhất. "Người dùng Google Maps cũng có nhiều đóng góp vào kho dữ liệu này mà họ không hề biết là họ đang giúp chúng tôi", đại diện Google chia sẻ thêm.
Google cũng sử dụng dữ liệu lịch sử như một phần của phương trình. Nó có thể chỉ ra thời gian trung bình để đi một quãng đường nào đó vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Đây cũng là công thức Google Maps sử dụng để cho biết mức độ đông đúc của một cửa hàng tại một thời điểm nào đó.
Google Maps hiển thị thông tin ách tắc giao thông bằng các màu sắc khác nhau. Ảnh: Chụp màn hình
Bà Amanda Leicht Moore, Giám đốc sản phẩm của Google Maps, chia sẻ: "Dữ liệu lịch sử cho phép ứng dụng thông báo tới người dùng nếu giao thông trên tuyến đường của họ tốt hơn hay tệ hơn bình thường và họ sẽ bị chậm lại bao lâu".
Khi người dùng tìm đường đi, Google Maps sẽ đưa ra những tuyến đường thay thế trong trường hợp tắc đường hoặc thông báo về tình hình giao thông không mong muốn. Ứng dụng Google Maps trên Android và iOS sẽ liên tục gửi dữ liệu giao thông theo thời gian thực cho Google. Dữ liệu từ các điện thoại thông minh trong cùng một khu vực sẽ được so sánh với nhau. Số lượng người dùng Google Maps trong khu vực càng đông thì dự đoán về tình hình giao thông càng chính xác.
Một nguồn dữ liệu về giao thông khác được sử dụng là người dùng ứng dụng Waze. Ứng dụng này được Google mua lại vào năm 2013 với giá 1 tỷ USD. Người dùng sẽ đưa các thông tin về tai nạn và tình hình giao thông trên các tuyến đường lên ứng dụng và Google sẽ sử dụng những thông tin này để đưa ra những cập nhật chính xác nhất.
Theo How-To Geek, Google đã thu thập đủ dữ liệu kể từ khi ra mắt để có thể dự đoán tình hình giao thông trên bất kỳ con đường nào vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì vậy, càng nhiều người sử dụng Google Maps thì Google càng có thể đọc chính xác tình hình giao thông thông qua vị trí thời gian thực của người dùng.
Nhìn chung, người dùng Google Maps trên khắp thế giới đang đóng góp dữ liệu để giúp mọi người tránh gặp phải ách tắc giao thông. Mọi người có thể đã đóng góp mà không hề hay biết. Nếu không muốn chia sẻ dữ liệu này, người dùng có thể tắt tính năng theo dõi vị trí của mình trên Android và iPhone.
Google kháng cáo án phạt hơn 4 tỷ USD của Tòa án sơ thẩm châu Âu Google tuyên bố sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU) về mức phạt hơn 4 tỷ USD liên quan vụ kiện chống độc quyền. Biểu tượng của Google tại Mountain View, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 27/10, công ty Google thuộc Tập đoàn Alphabet tuyên bố sẽ kháng cáo lên tòa án cấp cao nhất...