Tòa án châu Âu yêu cầu Ba Lan đình chỉ Hội đồng kỷ luật thẩm phán
Ba Lan sẽ có thể phải đối mặt với một khoản tiền phạt mỗi ngày nếu không tuân thủ yêu cầu này của Tòa án Công lý châu Âu.
Tòa án Công lý châu Âu hôm nay (8/4) yêu cầu Ba Lan đình chỉ hoạt động của Hội đồng kỷ luật thẩm phán nước này, trong đó cho phép chính phủ điều tra và đưa ra các biện pháp xử phạt thẩm phán liên quan đến các phán quyết của họ. Ba Lan sẽ có thể phải đối mặt với một khoản tiền phạt mỗi ngày nếu không tuân thủ yêu cầu này của Tòa án Công lý châu Âu.
Trụ sở Tòa án Công lý châu Âu. Ảnh:Reuters.
Trong tháng 1/2020, trước “nguy cơ gây ra những thiệt hại không thể khắc phục cho các thẩm phán Ba Lan,” EC đã yêu cầu Tòa án Công lý châu Âu đưa ra biện pháp tạm thời là đình chỉ hoạt động của Hội đồng kỷ luật thẩm phán Ba Lan cho đến khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Yêu cầu của EC vừa được Tòa án Công lý châu Âu thông qua trên cơ sở cho rằng: các lập luận của cơ quan này “không phải là không có cơ sở” và Hội đồng kỷ luật này có thể gây ra “thiệt hại nghiêm trọng đến trật tự pháp lý của Liên minh châu Âu”.
Phản ứng trước phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu, Thứ trưởng Tư pháp Ba Lan Sebastian Kaleta tuyên bố trên trang Twitter: “Tòa án Công lý châu Âu không có thẩm quyền đánh giá hoặc đình chỉ cơ quan lập hiến của các nước thành viên. Phán quyết hôm nay (8/4) là hành động chiếm đoạt và vi phạm chủ quyền của Ba Lan”.
Phán quyết này là diễn biến mới nhất trong mâu thuẫn tồn tại dai dẳng từ năm 2017 giữa Ủy ban châu Âu (EC) và chính phủ bảo thủ theo chủ nghĩa dân tộc tại Ba Lan xoay quanh cải cách tư pháp đầy tranh cãi của nước này.
Trước đó tháng 2/2020, Ba Lan đã thông qua đạo luật tư pháp sửa đổi, theo đó, các thẩm phán sẽ bị xử phạt hành chính hoặc miễn nhiệm nếu tham gia vào các hoạt động mang “tính chất chính trị” hay cản trở hệ thống tư pháp. Đạo luật đã vấp phải chỉ trích nặng nề của Ủy ban châu Âu là vi phạm các giá trị dân chủ cơ bản của độc lập tư pháp cũng như tính cân bằng và kiểm soát lẫn nhau trong hệ thống chính trị và tư pháp./.
Hải Đăng
Thất nghiệp đầy ra, nghề nông Pháp lại thiếu người làm vì bị phong tỏa
Nông nghiệp thiếu nhân công thu hoạch vụ mùa. Cánh tài xế hăm he nghỉ việc vì... không có chỗ đi vệ sinh. Nước Pháp đang gặp khó sau khi toàn quốc bị phong tỏa trong 15 ngày từ trưa 17-3.
Video đang HOT
Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh trưởng mở cửa lại khoảng 300 chợ đủ điều kiện - Ảnh: AFP
Ngày 24-3 (giờ địa phương), Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Didier Guillaume đã phải lên tiếng kêu gọi: Những ai thất nghiệp vì dịch COVID-19 nên gia nhập "đạo quân lớn nông nghiệp".
Nông nghiệp thiếu nhân công
Tại tỉnh Marne, măng tây sắp tới kỳ thu hoạch nhưng không có nhân công. Dân địa phương không chịu "bán mặt cho đất bán lưng cho trời".
Nhiều năm nay nông dân Pháp toàn thuê nhân công nước ngoài. Thế nhưng lao động đến từ Tây Ban Nha, Ba Lan, Romania chiếm 50% lao động thời vụ trong những tuần cao điểm thu hoạch lại bị mắc kẹt ở nhà vì dịch COVID-19.
Thời gian gieo hạt măng tây vụ xuân và thu hoạch rau củ bắt đầu trong khi nông dân Pháp rầu thúi ruột.
Tình hình trồng trọt như thế trong khi tại các quầy hàng siêu thị, bí ngòi và cà tím (hầu hết nhập khẩu) đã bắt đầu thiếu hụt.
Từ trung tuần tháng 3-2020, Bộ Lao động và Bộ Nông nghiệp Pháp đã thực hiện nhiều giải pháp như chuyển người làm công ăn lương sang chế độ thất nghiệp tạm thời do dịch COVID-19, áp dụng biện pháp linh hoạt ở biên giới, trợ cấp tài chính, tăng số giờ lao động tối đa.
Một cố vấn bộ trưởng trao đổi với báo Le Point (Pháp): "Chúng tôi phải và chúng tôi sắp tìm ra giải pháp. Bởi vì nếu không hái trái cây, không thu hoạch rau, không gieo lúa mì, hậu quả sẽ nhãn tiền. Sẽ không có mứt trái cây vào mùa thu, không có thực phẩm đóng hộp, không có bánh quy hoặc ngũ cốc cho bữa ăn sáng".
Tài xế thiếu chỗ ăn uống và vệ sinh
Tình trạng phong tỏa đột nhiên phơi bày một số hoạt động thường bị lãng quên nhưng mang tính sống còn về an ninh lương thực.
Bộ trưởng Nông nghiệp Didier Guillaume nhấn mạnh mối quan tâm đầu tiên của ông là vận chuyển: "Trong thời gian này, công việc vẫn tiếp tục trong các trang trại. Sữa được thu hoạch nhưng phải chở đi để chế biến thành sữa chua và vận chuyển đến các siêu thị... Chăn nuôi cũng gặp cùng vấn đề như thế".
Nhiều tài xế xe tải đã hăm he hoặc thực hiện quyền từ chối lao động vì một lý do đáng kinh ngạc.
Các trạm dừng trên đường cao tốc đóng cửa quán ăn do dịch COVID-19 nên cánh tài xế đường dài không thể sử dụng nhà vệ sinh để tắm rửa, đi vệ sinh và nhấm nháp cà phê, ăn uống.
Họ không muốn làm việc trong điều kiện như thế. Trong suốt một tuần, các cố vấn bộ trưởng phải gọi điện thoại cho từng chủ trạm dừng để thuyết phục họ mở cửa trở lại.
Các cửa hàng mở chiến dịch kêu gọi ăn cá để giải cứu ngư dân - Ảnh: FTV FRANCE 3
Ông Mickal Jacquemin - nhà sản xuất ngũ cốc và chủ tịch Hiệp hội Việc làm và đào tạo nông nghiệp quốc gia (ANEFA) - nhận định đây là vấn đề quan trọng và mang tính chất quốc tế vì các khách hàng Tây Ban Nha của ông đang hoảng loạn.
Ông nói: "Tây Ban Nha sống nhờ ngũ cốc nhập khẩu và sẽ đói nếu chúng tôi không thể giao hàng".
Ngoài vấn đề nhân công trong nông nghiệp còn có nhân công trong các lĩnh vực chế biến và phân phối. Tỉ lệ thiếu lao động từ 7%-10% đã tăng lên 15% chỉ trong một tuần.
Nhu cầu nhân công lớn nhất liên quan đến khâu cung ứng cho các cửa hàng gồm người vận chuyển hàng, người lái xe nâng, người chuẩn bị đơn hàng.
Ăn cá đề giải cứu ngư dân
Đối với ngành công nghiệp đánh cá, khoảng 50% số ngư dân thường ăn uống tập thể trong khi tất cả hàng quán đều đóng cửa. Hôm 17-3, đã có 80 tấn cá bị tiêu hủy vì không có người mua.
Bộ trưởng Didier Guillaume giải thích: "Một số loại cá như cá bơn chỉ được bán trong các nhà hàng vì người Pháp không biết nấu, vì vậy họ không mua".
Các cửa hàng lớn và vừa phải mở chiến dịch truyền thông kêu gọi ăn cá và bảo đảm ngư dân bán được cá với giá mua thông thường.
Trước mắt cũng như lâu dài, Bộ trưởng Didier Guillaume trông cậy người dân tiếp tục mua hàng để cứu các nhà sản xuất vì nông dân sản xuất và người tiêu dùng phải mua.
Ông ghi nhận: "Dâu tây, măng tây... Thị trường có tiêu thụ mấy đồ ăn chơi này không hay chỉ là mì ống. Lúc nông thôn sản xuất, người dân phải ngừng dự trữ thực phẩm lâu hỏng mà mua trái cây và rau tươi".
Đó là lý do mặc dù nước Pháp đang trong thời gian phong tỏa, chính phủ Pháp vẫn kêu gọi lao động giữ vững vị trí và cho phép một số chợ mở cửa. Chính phủ đã gửi thông tư đến các tỉnh trưởng yêu cầu họ mở cửa khoảng 300 chợ.
Bộ trưởng Didier Guillaume giải thích: "Đây là hoạt động kinh tế địa phương rất quan trọng. Phải duy trì chợ với hướng dẫn nghiêm ngặt để thực hiện hàng rào kiểm tra dịch".
HOÀNG DUY LONG
Đời sống trên thế giới thời phong tỏa vì COVID-19 Ngày 29/3, Xinhua đăng hàng chục bức ảnh phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân châu Á, châu Âu khi phải ở nhà, hạn chế ra đường, giữ khoảng cách với người khác, không được tập trung đông người... Binh sĩ đeo khẩu trang đứng gác trên đường phố thủ đô Bucharest của Romania ngày 28/3. Ảnh: Xinhua. Ảnh: Xinhua. Một...