Tòa án châu Âu ấn định thời điểm xét xử vụ kiện về đảo ngược Brexit
Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (ECJ) ngày 7/11 cho biết tòa sẽ mở phiên xét xử vụ kiện về tiến trình Anh rời EU, còn gọi là Brexit, vào ngày 27/11 tới để quyết định xem liệu Anh có thể đơn phương rút lại quyết định rời khỏi EU hay không.
Tuần hành ở thủ đô London, Anh ngày 20/10, kêu gọi Chính phủ cho phép công dân nước này có tiếng nói cuối cùng về Brexit. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ việc trên đã được một tòa của Scotland kiện lên tòa của EU ở Luxembourg. Scotland là nơi các chính trị gia phản đối Brexit đề nghị tòa án ra phán quyết để làm rõ cách diễn giải Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. Điều luật này cho phép London có hai năm để chuẩn bị cho cuộc “ly hôn” với EU, song không nói rõ quy định nếu quốc gia định ra khỏi “ngôi nhà chung” đó thay đổi suy nghĩ và muốn ở lại. Những người đâm đơn kiện cho rằng việc đảo ngược tiến trình Brexit hoàn toàn có thể được thực hiện mà không cần sự ưng thuận của bất cứ quốc gia thành viên EU nào khác, đồng thời khuyến cáo các nghị sĩ Anh nên ngăn chặn cuộc “ly hôn” này trước khi nó xảy ra vào ngày 29/3/2019.
Thủ tướng Anh Theresa May nhấn mạnh rằng Anh sẽ rời EU vào tháng 3 tới. Nhưng bà đang phải đối mặt với một “trận chiến” cam go trong nghị viện khi tìm cách phê chuẩn bất cứ thỏa thuận nào trong tương lai, nhất là liên quan đến cách xử lý vấn đề biên giới với Ireland. Về nguyên tắc, bà May có thể yêu cầu nghị viện bỏ phiếu vào đầu tháng này. Một nguồn tin cho biết cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra đúng vào ngày tòa án ở Luxembourg xem xét vụ kiện Brexit, ngày 27/11.
Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết chính phủ đang tìm cách kháng cáo quyết định của Tòa Hình sự Scotland khi khiếu kiện lên ECJ. Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh chính sách kiên định của Chính phủ Anh là không đảo ngược tiến trình Brexit như được quy định trong Điều 50. Trước đó, ngày 6/11, Chính phủ Anh cho biết đã trình bản nhận xét lên ECJ, tái khẳng định quan điểm của mình rằng tòa nên bác bỏ vụ kiện trên bởi từ lâu tòa đã từ chối xét xử các vấn đề mang tính giả định hoặc chỉ dựa trên thăm dò dư luận.
Video đang HOT
Vụ kiện trên xuất hiện trong bối c ảnh một cuộc thăm dò mới nhất và quy mô nhất tại Anh về Brexit cho thấy có tới 54% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu để ở lại EU nếu diễn ra cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit. Đây là lần đầu tiên số người ủng hộ “ở lại” đã vượt quá số người ủng hộ “ra đi” ở thời điểm cách đây hai năm.
Anh đã tiến hành cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6/2016, trong đó, 52% đã nhất trí rời khỏi EU. Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào tháng 3/2019, song cho đến nay cả London và Brussels vẫn chưa thể nhất trí một số vấn đề chủ chốt, trong đó có biên giới Ireland và các thỏa thuận hải quan, có khả năng dẫn đến viễn cảnh không đạt được thỏa thuận về Brexit.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Thượng đỉnh EU: Không mấy hy vọng về đột phá thỏa thuận Brexit
Ngày 17/10, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu 2 ngày họp tại Brussels, Bỉ với tâm điểm là vấn đề Anh rời EU (Brexit).
Hội nghị thượng đỉnh EU lần này được coi là một trong những cơ hội cuối cùng để hai bên đi tới một thỏa thuận trước khi Anh rời khỏi EU vào cuối tháng 3/2019. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy hội nghị sẽ diễn ra không dễ dàng, khi phía EU cảnh báo nguy cơ Brexit "không thỏa thuận" hiện lớn hơn bao giờ hết.
Cờ Anh (bên phải) và cờ EU. Ảnh: zjarr.tv.
Cả Anh và EU đang cố gắng tiến tới một thỏa thuận "ly hôn" cũng như một thỏa thuận về quan hệ tương lai hậu Brexit trong thời gian diễn ra các hội nghị thượng đỉnh EU trong hai ngày 17-18/10. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Theresa May đang phải đối mặt với sức ép cả trong và ngoài nước. Đối với EU, tiến trình đàm phán một lần nữa đi vào bế tắc hôm 14/10 vừa qua, khi đại diện hai bên không đạt được tiến bộ nào trong vấn đề biên giới Ireland - được cho là mảnh ghép cuối cùng trong thỏa thuận Anh ra khỏi EU.
Vấn đề đáng lo ngại hơn nữa là việc Thủ tướng Anh cần phải tìm kiếm sự ủng hộ của Nội các đối với chiến lược Brexit. Các quan chức châu Âu khẳng định, EU rất bình tĩnh, không vội vàng và sẵn sàng đợi đến tháng 12 hay thậm chí lâu hơn để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Bây giờ là thời gian Anh phải đàm phán với chính nước Anh.
Theo các nhà ngoại giao, phản ứng của EU sẽ phụ thuộc vào cách tiếp cận của Thủ tướng Anh đưa ra tại hội nghị lần này. Nếu Thủ tướng Theresa May mang theo một thông điệp không thỏa hiệp như cách đây 1 tháng tại Salzburg, các nước EU cảnh báo khi đó căng thẳng với Anh sẽ leo thang 1 nấc mới.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hôm 16/10 cho biết, ông sẽ đề nghị Thủ tướng Anh đưa ra các ý tưởng mới để phá vỡ thế bế tắc, nhưng nhấn mạnh ông thấy bi quan hơn bao giờ hết về khả năng đạt được một thỏa thuận: "Hy vọng duy nhất hiện nay cho một thỏa thuận đó là thiện chí và quyết tâm của cả hai bên. Tuy nhiên để đột phá diễn ra bên cạnh thiện chí chúng ta cũng cần nhìn vào các thực tế mới. Chắc chắn viễn cảnh không thỏa thuận đang có khả năng xảy ra hơn bao giờ hết. Tình hình đang rất khó khăn đến thời điểm này và chúng ta cần chuẩn bị cho những viễn cảnh đen tối nhất".
Các nước châu Âu cũng bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị cho kịch bản không đạt thỏa thuận, với việc làm thế nào nhanh chóng thông qua luật khẩn cấp của EU để đối phó với việc gián đoạn trong vận chuyển và các liên kết thương mại. Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Nathalie Loiseau cho biết, Pháp đang chuẩn bị mọi biện pháp cho trường hợp không đạt thỏa thuận, bao gồm việc kiểm soát an ninh biên giới tại đường hầm xuyên biển Manche. Đức cũng cho biết đang chuẩn bị tốt cho tất cả các viễn cảnh về Brexit, khẳng định việc sớm đạt được một thỏa thuận Anh ra khỏi EU sẽ là tốt nhất cho các doanh nghiệp và người dân.
Với những bế tắc trong đàm phán, các nước EU cho rằng sẽ khó có một kết quả ngay lập tức, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với sự kết thúc của các cuộc đàm phán Brexit. Hiện có nhiều hy vọng về bước tiến có thể đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 11 tới để Anh và EU có đủ thời gian phê chuẩn bất cứ thỏa thuận nào trước thời gian Anh chính thức rời khỏi EU.
Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics hôm 16/10 cho rằng, vẫn còn thời gian để đạt được thỏa thuận Brexit, thậm chí khi thỏa thuận này không được hoàn thành trong tuần này. Các cuộc đàm phán đang đi đúng hướng nhưng vẫn chưa đủ để đi đến một thỏa hiệp.
Trưởng đoàn đàm phán của Liên minh châu Âu về Brexit Michel Barnier cũng hy vọng, Anh và Liên minh châu Âu sẽ tích cực thảo luận để đạt được một thỏa thuận về việc Anh rút khỏi khối mà không tạo ra đường biên giới cứng giữa Ireland và Bắc Ireland.
"Vẫn còn một số vấn đề, đặc biệt là đường biên giới Ireland. Vì vậy chúng tôi cần thêm thời gian để đạt được thỏa thuận và đưa ra các bước tiến quyết định để hoàn thành các cuộc đàm phán về việc Anh ra khỏi EU theo trật tự. Chúng ta sẽ tận dụng thời gian này để tìm ra một thỏa thuận chung trong những tuần sắp tới".
Truyền thông Đức hôm 16/10 đưa ra một báo cáo cho biết, trong một thiện chí, Ủy ban châu Âu đã đề xuất cho phép Anh ở lại liên minh thuế quan và thị trường chung cho đến hết năm 2020.
Bất chấp triển vọng không đạt được thỏa thuận Brexit đang gia tăng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU trong tuần này, nhưng giới ngoại giao cũng hi vọng, cảnh báo thất bại cũng có thể là một chiến thuật nhằm gia tăng sức ép của EU lên một đối tác đàm phán Anh - được cho là đang yếu thế hơn. Ngoài ra, viễn cảnh này cũng có thể là một cú hích chính trị trong nước cho Thủ tướng Anh, giúp thuyết phục người dân Anh rằng bà đang nỗ lực để tìm kiếm một thỏa thuận tốt nhất cho họ./.
Theo Phạm Hà/VOV1 Tổng hợp
EU tin tưởng đạt được thỏa thuận Brexit vào cuối năm 2018 Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu cùng khẳng định khả năng đạt được thỏa thuận Brexit là rất cao. Ngày 6/10, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, nhiều khả năng Anh và Liên minh châu Âu (EU) sẽ đạt được một thỏa thuận về việc Anh rời EU- gọi tắt là Brexit vào cuối năm 2018. EU...