Tổ tiên nhắc nhở: ‘Thêm tường cao, nhà gặp họa’, có nghĩa là gì?
Theo người xưa những ngôi nhà được xây dựng theo phương pháp này độ bền không cao. Sống trong căn nhà như vậy thật sự rất nguy hiểm.
Ngày nay, nhiều người ngoài việc coi nhà là nơi để ở, nơi có hơi ấm gia đình, thì họ còn lấy đó làm điều kiện để kết hôn.
Còn đối với người xưa, nhà là nền tảng của sự sống, là nơi che mưa gió, nuôi dưỡng tinh thần. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều hiểu tầm quan trọng của tổ ấm gia đình.
Từ xa xưa, Tổ tiên đã biết ứng dụng các quan niệm phong thủy vào những việc quan trọng như xây nhà. Đến ngày nay, những kinh nghiệm quý báu này vẫn được lưu truyền. Trong đó có quan niệm: “Thêm tường cao, nhà gặp họa”.
Theo quan niệm xưa, mỗi khi quyết định xây nhà, hầu hết mọi người đều phải xem phong thủy, xem ngày để chọn ra ngày lành tháng tốt thích hợp với việc đào móng hoặc đặt xà.
Tại sao ngày xưa tránh xây tường nhà cao? (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, không phải ai cũng có khả năng xây dựng một căn nhà mới hoàn toàn. Để tiết kiệm thời gian, công sức và giảm chi phí xây dựng, một số người chọn cách tối giản quy trình làm móng khi xây nhà.
Nhiều gia đình không bắt đầu từ việc đào và xây móng mới cho căn nhà mà tận dụng móng từ căn nhà cũ để xây dựng tiếp lên một căn nhà mới.
Sở dĩ, cổ nhân nói “Thêm tường cao, nhà gặp họa”, ý chỉ nếu cứ giữ móng nhà cũ lại, xây tiếp lên thì điều này không an toàn, nguy cơ sụp đổ rất cao.
Những ngôi nhà được xây dựng theo phương pháp này độ bền không cao. Bởi lẽ, xây một ngôi nhà mới khang trang trên thế móng của ngôi nhà cũ thì nền móng lâu ngày sẽ không thể chống đỡ nổi. Sống trong căn nhà như vậy thật sự rất nguy hiểm.
Ngoài ra, để tăng thêm diện tích ở, một số gia đình còn trực tiếp xây nhà nhiều tầng trên nền nhà nguyên căn. Những việc làm này hoàn toàn tự phát, không tính đến khả năng chịu lực của móng.
Video đang HOT
Ở nông thôn, xưa hầu hết nhà cổ đều là nhà đất, khả năng chịu lực rất kém. Dù là kết cấu xi măng, gạch nhưng lâu ngày không được tu sửa thì khả năng chịu lực cũng sẽ giảm đi. Điều này khiến tường nhà dễ hư hỏng, dễ đổ sập. Nếu như cộng thêm sức nặng nữa thì độ nguy hiểm càng tăng cao.
Giờ đây, hầu hết các công trình ở thành phố đều là kết cấu thép, phần móng cũng được đúc, luyện bằng máy móc quy mô lớn. Trong khi đó, những ngôi nhà ở nông thôn không thể làm được điều này. Nên cả hai không thể so sánh với nhau được.
Hơn nữa, đặt bối cảnh câu nói ra đời, lúc đó công nghệ xây dựng vẫn chưa phát triển. Do đó, các công trình nhà ở cũng được xây dựng khá thô sơ.
Xét cho cùng thì an toàn vẫn là ưu tiên hàng đầu với nhà ở. Chúng ta đến thời điểm hiện tại vẫn cần lắng nghe một số lời khuyên từ tổ tiên truyền lại. Làm việc gì cũng cần phải thận trọng, đặt tính mạng lên đầu.
Đừng nghĩ rằng, những câu nói mà người xưa để lại đã lỗi thời và hoàn toàn không thể áp dụng được trong xã hội ngày nay. Loại bỏ những điều đã lỗi thời, không còn đúng đắn là việc nên làm.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Người xưa dặn: "Chuyển nhà vứt 3 thứ, phước lành cũng đi theo"
Theo người xưa, khi chuyển nhà có một số đồ cũ tuyệt đối không nên vứt đi, nếu không thì phước lành, tàu lộc cũng bị "vứt" theo.
Ai sinh tháng Âm lịch này có phước báo sâu sắc, 10 người có chín người phú quý vào cuối năm
Vậy những thứ mà người xưa khuyên không nên vứt đi khi chuyển nhà là gì vậy?
"Tân gia" là một trong những sự kiện lớn lao nhất trong đời người. Đây chính là một trong những mục tiêu mà hầu hết mọi người lao động đều hướng đến.
Khi mua được nhà, rời bỏ nơi ở cũ, đến ngôi nhà mới là điều mà ai cũng cảm thấy ngóng chờ. Mọi người thường có xu hướng vứt bỏ các đồ cũ, mua sắm lại khi đến nhà mới.
Tuy nhiên người xưa cho rằng có một số đồ cũ tuyệt đối không nên vứt đi, nếu không thì phước lành, tàu lộc cũng bị "vứt" theo. Vậy những thứ mà người xưa khuyên không nên vứt đi trong quá trình đến nhà mới là gì vậy?
Theo người xưa, như vậy là vứt bỏ sự hiếu học của gia đình, "vứt bỏ tri thức" là điềm không tốt khi chuyển đến nhà mới. Ảnh minh họa Toutiao
1. Người xưa nói: Không vứt bỏ sách cũ khi chuyển nhà
Người xưa nhấn mạnh: ""Thư trung hữu ngọc" tức là trong sách có ngọc hay "Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng/Không bằng kinh sử một vài pho".
Từ xa xưa, mọi người có truyền thống coi sách là "vũ khí" thần kỳ giúp con người thay đổi vận mệnh, mở rộng tầm nhìn ra thế giới và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá của người đi trước.
Vì vậy, trong mắt người xưa, một gia đình có hy vọng hay không có thể đánh giá qua việc con cháu trong gia đình có chăm chỉ học hành hay không.
Đọc sách không chỉ có thể mở rộng tầm nhìn của một người mà còn thay đổi tính khí của một người. Đối với trẻ em nghèo nhà nông, học tập cũng là con đường tốt nhất để vượt qua giai cấp và thay đổi số phận.
Vì vậy, khi chuyển sang nhà mới, mọi người không nên vứt bỏ sách cũ. Vì theo người xưa, như vậy là vứt bỏ sự hiếu học của gia đình, "vứt bỏ tri thức" là điềm không tốt khi chuyển đến nhà mới.
Người xưa cho rằng, khi chuyển đến nhà mới không nên vứt bỏ các vật gia truyền như vậy có thể sẽ vứt bỏ phước lành của cha ông để lại. Ảnh minh họa Toutiao
2. Người xưa nói: Không vứt bỏ đồ gia truyền khi chuyển nhà
Thời xa xưa, trong cuộc sống hằng ngày, cha ông luôn có tục lệ để lại những vật gia truyền có giá trị hoặc có truyền thống lâu đời trong gia đình cho con cháu.
Những đồ vật cổ xưa này có đồ vật có giá trị nhưng cũng có đồ vật tưởng chừng rất tầm thường nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa đẹp đẽ như lòng hiếu thảo, trí tuệ và sự kế thừa truyền thống gia đình.
Nó cũng được coi là sự kế thừa liên tục của các phước lành, sự may mắn, tài lộc của gia đình. Nó chứa đựng những lời nói, việc làm của tổ tiên về cách ứng xử trong xã hội, đồng thời cũng chứa đựng niềm khao khát, mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp trong tương lai của người xưa.
Vì vậy, người xưa cho rằng, khi chuyển đến nhà mới không nên vứt bỏ các vật gia truyền như vậy có thể sẽ vứt bỏ phước lành của cha ông để lại.
Người xưa khuyên không nên vứt bỏ bát cơm khi chuyển đến nhà mới. Ảnh minh họa Toutiao
3. Người xưa nói: Không vứt bỏ bát cơm khi chuyển nhà
Bát cơm là dụng cụ dùng trong bữa ăn hàng ngày của con người. Ngày xưa người ta gán cho nó một ý nghĩa sâu xa khác, "bát cơm" còn được coi là sự nghiệp, công việc của con người.
Trong mắt người xưa, nếu vứt bát cơm khi di chuyển cũng giống như vứt bỏ "cần câu cơm" mà bạn dùng để nuôi sống gia đình, mang ý nghĩa không may mắn.
Vì vậy, thời xa xưa, khi con người di chuyển, bát cơm hàng ngày của họ sẽ không dễ dàng bị vứt đi mà sẽ được mang nguyên vẹn đến nơi ở tiếp theo, nhằm cầu mong vận may tiếp tục được cải thiện, gia chủ tiếp tục vững vàng "kiếm cơm" nuôi sống bản thân và gia đình.
Do đó, người xưa khuyên không nên vứt bỏ bát cơm khi chuyển đến nhà mới.
Người xưa dặn: "Chuyển nhà vứt 3 thứ, phước lành cũng đi theo". Đó là kinh nghiệm thực tế của người xưa trong việc ứng xử, là sự khao khát của họ về một cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp trong tương lai.
Những tâm niệm này vẫn luôn đúng với chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Việc mang về nơi ở mới 1 số đồ cũ như sách cũ, vật gia truyền cũ, bát cơm cũ có ý nghĩa tượng trưng nhưng rất tốt lành, là mong muốn của con người được nối tiếp truyền thống tốt lành của gia đình khi đến nơi ở mới. Thật đẹp đẽ và sâu sắc!
Quyền lợi bảo hiểm đến 454 triệu/năm, không cần khám sức khoẻ
Người xưa dặn: "Ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi" Theo người xưa, có 1 số loại hoa rất đẹp nhưng tốt nhất không nên để trong nhà kẻo gặp tai họa khiến sức khỏe và tài lộc bị ảnh hưởng. Cây cảnh "nữ hoàng", hoa xanh như ngọc bích, tươi đẹp hiếm có, nở hoa suốt 300 ngày Cây cảnh dân dã quen thuộc với hệ 7X, nhìn thấy là nhớ tuổi...