Tổ tiên chung giữa con người và các loài khỉ đột, đười ươi trông như thế nào?
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người tiến hóa từ loài khỉ. Chỉ có điều, cho đến giờ, hình dáng tổ tiên chung gần nhất giữa con người và loài vượn, tinh tinh, khỉ đột, đười ươi vẫn là ẩn số chưa lời đáp?
Từ trái qua phải: Khỉ đột, người thông minh, tinh tinh, đười ươi, vượn
Họ hàng gần gũi nhất của con người là các loài linh trưởng như tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và vượn. Tất cả đều có cùng một tổ tiên chung sống trong thế Miocen (23 triệu đến 5 triệu năm trước). Trong khi các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ dấu tích nào sót lại của tổ tiên chung bí ẩn này, thì chúng ta có thể hình hình dung tổ tiên của mình thời đó trông như thế nào?
Nói cách khác, tổ tiên chung gần nhất ( LCA) của chúng ta với các loài linh trưởng kể trên có kích thước lớn đến mức nào? Hộp sọ, não, chân, cánh tay và thậm chí cả ngón tay của chúng trông như thế nào, dựa trên bằng chứng hiện có?
Các nhà khoa học hiện vẫn không thể trả lời tất cả các câu hỏi. Nhưng những loài tương tự nhất còn tồn tại ngày nay có thể là khỉ đột và tinh tinh.
Christopher Gilbert, nhà cổ sinh học tại Đại học Hunter thuộc Đại học Thành phố New York, cho rằng kích thước của LCA là một ẩn số lớn. Đó là bởi vì hóa thạch vượn người từ thời kỳ LCA sinh sống rất khan hiếm.
Gilbert cho biết các loài vượn người thời sơ khai (vẫn còn đuôi) có nhiều kích thước cơ thể khác nhau, từ các loài có kích thước như vượn nhỏ đến các loài linh trưởng có kích thước lớn gần bằng khỉ đột. Điều gây khó khăn cho việc xác định kích thước của LCA nếu không hiểu rõ hơn về các mối quan hệ tiến hóa và lịch sử của những loài này.
Video đang HOT
Từ leo trèo chuyển sang đi trên mặt đất?
Bằng chứng hiện tại cho thấy LCA có thể là một loài động vật bốn chân. Các hóa thạch chỉ ra rằng vượn người sơ khai có khả năng leo trèo theo chiều dọc và thường đu từ cành này sang cành kia, giống như con người hiện đại có thể sử dụng cánh tay để treo mình trên xà. Tuy nhiên, không giống như tất cả các loài vượn sống thích sống đu bám giữa các cành cây, ít nhất một số loài vượn người sơ khai lại không tiến hóa để hoàn hảo cho cuộc sống treo lơ lửng như vậy. Đó là do cấu tạo cơ thể thiếu sự thích nghi như ngón tay và ngón chân dài với độ cong lớn trong khi khớp cổ tay, vai và hông rất linh hoạt. Theo Gilbert, điều này có nghĩa là LCA khi đó cũng có thể chưa thích nghi cho việc đứng thẳng.
Thomas Cody Prang, nhà cổ sinh học tại Đại học Washington ở St. Louis, cho rằng một số nhà nghiên cứu đôi khi suy đoán “có thể LCA là một sinh vật hai chân”, di chuyển bằng hai chân như con người. Tuy nhiên, vì “LCA là loài đi bốn chân, giống như các loài linh trưởng khác”, nên có khả năng nó không đi bằng hai chân mà vẫn sử dụng cả bốn chân.
Hóa thạch đầu, vai, đầu gối và ngón chân LCA tiết lộ gì?
Hóa thạch hộp sọ vượn người sơ khai có một loạt các hình dạng. Một số có hộp sọ giống vượn với khuôn mặt ngắn trong khi những con khác có khuôn mặt dài hơn giống vượn nguyên thủy và khỉ Cựu thế giới, chẳng hạn như khỉ đầu chó và khỉ Macaca. Tuy nhiên, Prang cho biết: “chúng tôi biết gần như chắc chắn rằng kích thước não của LCA nhỏ hơn kích thước não của con người. Bởi vì nó là loài bốn chân nên đầu sẽ không nằm trên cơ thể như của loài đi hai chân mà hướng về phía trước nhiều hơn, giống như khỉ đột hoặc tinh tinh.
Hóa thạch tay và chân của loài vượn người sơ khai thường không trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, “các chi trên của chúng dường như to lớn và có cấu trúc nặng nề vì có liên quan đến các vận động do chi trước chi phối – đó là leo trèo và đu cành. Đối với chân, các vượn người sơ khai dường như có các chi sau ngắn, giống như loài vượn lớn – khỉ đột (Gorilla gorilla và Gorilla beringei), tinh tinh (Pan troglodytes), đười ươi (Pongo) và tinh tinh lùn (Pan paniscus) – hơn là con người. Về bản chất, vượn người sơ khai dường như vẫn thích nghi cho việc sống trên các tán cây chứ không phải trên đất bằng.
Về bàn tay, trong một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Science Advances, Prang và các đồng nghiệp đã phân tích hóa thạch Ardipithecus, một loài vượn người 4,4 triệu năm tuổi và nhận thấy bàn tay của nó “giống với tinh tinh và tinh tinh lùn nhất trong số tất cả các loài linh trưởng còn sống ngày nay. Điều này chứng tỏ LCA có thể sở hữu xương ngón tay dài và cong. Prang phân tích con người, tinh tinh, khỉ đột và tinh tinh lùn đều có động tác di chuyển chi sau với gót chân chạm đất nên LCA cũng vậy.
Hình thức di chuyển này cũng thường được liên kết với các đặc điểm khác được thấy ở loài vượn châu Phi ngày nay như khỉ đột, tinh tinh và tinh tinh lùn. Chẳng hạn như chúng sử dụng đầu ngón tay để giúp đi lại và tiến hóa để thích nghi leo trèo theo chiều dọc. Prang cho biết: “Tất cả các đặc điểm mà chúng ta có thể nghiên cứu một cách hợp lý đều cho thấy rằng các loài vượn người sơ khai và có lẽ là LCA, được đặc trưng bởi các đặc điểm thích ứng giống nhau này. LCA không phải là khỉ đột hay tinh tinh, nhưng có khả năng giống với khỉ đột và tinh tinh nhất trong số tất cả các loài linh trưởng mà chúng ta đã biết”.
Gilbert kết luận: “Nói chung, sự xuất hiện của LCA “vẫn còn khá nhiều tranh cãi”. Để làm sáng tỏ hoàn toàn sẽ cần thêm các khám phá hóa thạch mới”.
Phát hiện rùng rợn từ hóa thạch 'loài đầu tiên giống con người'
Một đoạn xương hóa thạch 1,45 triệu tuổi với 9 dấu vết bí ẩn đã tiết lộ nhiều chi tiết thú vị lẫn rùng mình về Người Đứng Thẳng.
Theo CNN, một nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Mỹ đã vô tình nhận thấy điều khác thường trên một chiếc xương chày hóa thạch thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Narobi (Kenya).
Ban đầu TS Pobiner chỉ có ý định tìm kiếm vết cắn của các loài động vật tuyệt chủng có thể đã săn đuổi những loài họ hàng cổ xưa hơn của Homo sapiens chúng ta, từ các vượn nhân hình sơ khai cho đến những loài hầu như giống với con người hiện đại.
11 dấu vết trên đoạn xương hóa thạch, trong đó có 9 dấu vết được xác nhận là gây ra bởi một bàn tay biết sử dụng công cụ - Ảnh: CNN
Tuy nhiên, thứ xuất hiện trên đoạn xương hóa thạch đích thực là những vết cắt. "Có vẻ thịt từ chiếc chân này đã được ăn và là thức ăn bổ sung dinh dưỡng chứ không phải cho một nghi lễ" - TS Pobiner nói.
Điều này có nghĩa là một sinh vật cổ đại nào đó của chi Homo (Người) đã ăn thịt đồng loại.
Tất nhiên đó không phải là Homo sapiens chúng ta - một loài chỉ mới hơn 300.000 năm tuổi đời - cũng không phải các "vị tổ tiên khác loài" Neanderthals hay Denisovans, tức các loài người khác từng giao phối với Homo sapiens vài chục ngàn năm trước.
Đồng tác giả Michael Pante, một nhà cổ sinh vật học từ Đại học Bang Colorado (Mỹ) đã tạo ra mô hình 3D cửa chiếc xương trong máy tính nhằm so sánh kỹ càng hình dạng của các vết cắt với cơ sở dữ liệu về 898 dấu vết trên xương khác, từ vết cắn đến vết giẫm đạp, từng được ghi nhận ở hài cốt cổ đại.
Kết quả xác nhận các vết cắt đó chỉ có thể được tạo ra bởi một bàn tay sử dụng công cụ.
Điều này trùng khớp với kết quả của một nghiên cứu năm 1990 về chiếc xương này, cho thấy đó là hài cốt Homo erectus chứ không phải Vượn người phương Nam như suy đoán trước đó.
Homo erectus, còn gọi là Người Đứng Thẳng, là loài đầu tiên biết sử dụng công cụ đá dựa trên các bằng chứng trực tiếp, cho dù một số nghiên cứu gần đây hoài nghi có thể một số loài khác còn biết sử dụng công cụ sớm hơn.
Homo erectus cũng là loài "bước ngoặt", với những đặc điểm về cơ thể, lối sinh hoạt... giống với con người thực thụ hơn là một vượn người.
Bằng chứng này là bằng chứng được xác thực sớm nhất về hành vi ăn thịt đồng loại ở một sinh vật thuộc về tông Người rộng lớn. Trước đó còn có một bằng chứng chưa chắc chắn lâu đời hơn là xương má một hóa thạch sinh vật tông Người chưa xác định ở Nam Phi, khoảng 2 triệu năm tuổi, với một vết cắt còn gây tranh cãi.
Nụ hôn có từ bao giờ? Bằng chứng đầu tiên về nụ hôn được trích dẫn từ một văn bản của Ấn Độ vào năm 1500 TCN. Những tấm đất sét cách nay 4.500 năm đã mô tả hành động hôn nhau của người cổ. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học cho rằng, nhiều chi tiết về hôn đã bị bỏ quên trong các câu chuyện mô...