Tố Thổ Nhĩ Kỳ tuồn vũ khí sang Syria, nhà báo đối mặt án tù
2 nhà báo của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị kết án chung thân sau khi bị đích thân Tổng thống Recep Tayyip Erdogan kiện ra tòa vì đăng tin các cơ quan mật vụ nước này chuyển vũ khí cho các nhóm Hồi giáo nổi dậy ở Syria.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, hôm 26.11, Can Dundar – Tổng biên tập Nhật báo Cumhuriyet và Erdem Gul – Giám đốc văn phòng báo này ở Ankara vừa bị một tòa án ở thành phố Istanbul tống giam và có thể phải đối mặt với án tù chung thân sau khi đăng tin về cơ quan mật vụ nước này bí mật chuyển vũ khí cho các nhóm Hồi giáo nổi dậy ở Syria.
Bài báo được xuất bản từ tháng 5.2015, trong đó có đầy đủ hình ảnh và video cho thấy những xe tải của cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đã chở vũ khí, đạn dược sang cho các nhóm phiến quân Hồi giáo tại Syria. Tờ Cumhuriyet kết luận, đây chính là những bằng chứng cho thấy chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang buôn lậu vũ khí với quân nổi dậy ở Syria và có thể là cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
2 nhà báo Can Dundar và Erdem Gul (thứ 2 bên trái sang) của tờ Cumhuriyet bị kết tội vì đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ bán vũ khí cho các nhóm nổi dậy Hồi giáo ở Syria.
Sau khi được xuất bản, bài báo trên đã gây ra một cơn bão chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ và khiến Tổng thống Erdogan vô cùng tức giận. Hồi tháng 6.2015, đích thân ông Erdogan kiện tờ báo này ra tòa và tuyên bố: “Tất cả những ai liên quan đến bài viết này đều phải trả giá thích đáng”. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng lên tiếng phủ nhận toàn bộ thông tin trong bài báo của tờ Cumhuriyet và thông báo đây là đoàn xe chở đồ viện trợ cho một cộng đồng thiểu số ở Syria chứ không liên quan gì tới phiến quân Hồi giáo.
Video đang HOT
Tại phiên tòa được diễn ra hôm 26.11, 2 nhà báo này bị cáo buộc là thực hiện các hoạt động tình báo và do thám hỗ trợ cho phong trào Fethullah Gulen hiện đang bị chính phủ liệt vào hàng khủng bố.
Tại phiên tòa, nhà báo Dundar lên tiếng biện hộ: “Chúng tôi không liên quan gì tới các hoạt động gián điệp. Chúng tôi chỉ thực hiện đúng vai trò là nhà báo, bảo vệ quyền được tiếp cận thông tin cho công chúng và để cho họ thấy chính phủ đang làm ăn dối trá như thế nào”. Tại phiên tòa, nhà báo này cũng lên tiếng chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang hành xử “một cách cá nhân” và “sẽ quyết không lùi bước”.
Việc bắt giữ và kết án 2 nhà báo này cũng đang gây tranh cãi trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều đảng phái chính trị lên tiếng bảo vệ cho các nhà báo và gọi đây là hành động “chà đạp và xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí”.
Theo Danviet
Đài Loan chi hơn 90 triệu USD đóng tàu ngầm
Đài Loan đã phân bổ khoản ngân sách 92,55 triệu USD cho chương trình đóng tàu ngầm hiện đại trong vòng 4 năm tới, bắt đầu từ 2016
Một tàu ngầm của Hải quân Đài Loan được đóng theo công nghệ Hà Lan tại nhà máy đóng tàu Tsoying, Đài Loan (Ảnh: AFP)
Đây là khoản ngân sách đầu tiên cho chương trình đóng tàu ngầm, vốn khởi xướng từ đầu những năm 2000 sau khi hợp đồng mua 8 tàu ngầm ký với Mỹ bất thành vì những lý do liên quan đến chính trị và kỹ thuật.
Khoản tiền trên được phân bổ trong ngân sách cơ quan quốc phòng của hòn đảo bắt đầu từ tài khóa 2016 và kéo dài cho đến năm 2019.
Chương trình đóng tàu ngầm của Đài Loan được thực thi trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang tăng cường phát triển đội tàu ngầm, trong cuộc đua hiện đại hóa hải quân, trước sự bành chướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vấn đề cốt lõi của chương trình đóng tàu tàu ngầm của Đài Loan là việc chuyển giao công nghệ từ Mỹ và các nước phương Tây. Sự hỗ trợ hay xuất khẩu công nghệ từ các công ty của Mỹ cần phải được chính phủ Mỹ thông qua.
Trong khi đó, Trung Quốc lại phải đối bất kỳ hình thức chuyển giao công nghệ hay bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo các nguồn tin quân sự Đài Loan, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghiệp đóng tàu và đại dương (SOIC) có thể sẽ được lựa chọn cho giai đoạn thiết kế.
Trong giai đoạn 1 của chương trình trên, Đài Loan sẽ chú trọng vào việc nâng cao năng lực thiết kế, cũng như mua quyền sở hữu trí tuệ vì Đài Loan đang thiếu đội ngũ thiết kế tàu ngầm, Cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết.
Năm 2016, Cơ quan quốc phòng của hòn đảo sẽ giải ngân khoảng 16,1% số kinh phí trên, tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay trên tổng chi ngân sách Đài Loan.
Đài Loan hiện có 4 tàu ngầm thế hệ cũ trong thời Thế chiến thứ 2.
Vũ Duy
Theo SCMP/CNA
Đài Loan muốn mua trực thăng chống ngầm của Mỹ Đài Loan muốn thay thế phi đội trực thăng chống ngầm cũ kỹ của hòn đảo này bằng các trực thăng hiện đại của Mỹ, trong bối cảnh sự mất cân bằng quân sự xuyên eo biển Đài Loan đang gia tăng. Trực thăng tác chiến chống ngầm MH-60R Seahawk (Ảnh: Wiki) Tờ Defence News dẫn một nguồn tin quốc phòng địa phương...