Tố tham nhũng, thưởng 10 tỷ: Ai dám tố?
Tố tham nhũng, được thưởng 10 tỷ là động cơ tích cực cho mọi công dân tham gia công tác phòng, chống tham nhũng.
Vấn nạn tham nhũng hiện nay không còn dừng lại ở mức độ “một bộ phận nhỏ” như những khẳng định trước kia nữa, mà dường như đã tràn lan đến mức “tập đoàn” như lời một cử tri.
Người tố cáo tham nhũng được tặng huân chương Dũng Cảm, còn được trích thưởng thêm 20% tài sản thu hồi trong vụ việc mình tố cáo, nhưng tiền thưởng không vượt quá 10 tỉ đồng. Đó là một nội dung trong dự thảo thông tư liên tịch quy định việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng, được Thanh tra Chính phủ thông báo ngày 4/4, tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo thông tư này.
Đây là một nội dung quan trọng và là động cơ tích cực cho mọi công dân tham gia công tác phòng, chống tham nhũng.
Thế nhưng, ai dám đứng ra tố tham nhũng, khi mà, lâu nay, người tố cáo tham nhũng thường gặp nạn, bị trù dập, bị tố cáo ngược, thậm chí bị đe dọa tới mạng sống.
Trên thực tế, nhiều người dân hẳn vẫn còn chưa quên những vụ việc nổi tiếng mà người chống tham nhũng là các nhà báo, họ đã bị “xử” một cách phi lý và nặng nề như hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải với 2 năm tù giam và 2 năm phạt cải tạo khi họ dám “nhúng tay” vào vụ án tham nhũng PMU 18.
Hay vụ nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương) với bản án 4 năm tù giam vì những “sai phạm trong quá trình tác nghiệp” để viết bài chống tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông.
Nha bao Hoang Khương hầu tòa vì viết bài chống tham nhũng trong ngành cảnh sát giao thông.
Video đang HOT
Gần đây nhất là vụ chị Nguyệt – Hoài Đức nhận được nhiều tin nhắn đe dọa. Chị Hoàng Thị Nguyệt, nhân chứng trong vụ nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức nói: “Hiện tại tôi vẫn nhận được rất nhiều tin nhắn đe dọa, quấy rối từ những số máy lạ”
Chị Nguyệt đang ngồi xem lại những tin nhắn từ những số lạ đe dọa và nói xấu.
Những lời nhắn hăm dọa gửi vào máy điện thoại của chị Nguyệt trước phiên xử.
Người có công góp phần phá án tham nhũng lớn, họ được thưởng đến 10 tỉ đồng là hoàn toàn xứng đáng, đồng tiền đó không những lương thiện, mà còn là đồng tiền có từ sự lập công. Quy định tiền thưởng này vừa là động cơ cho người đấu tranh chống tham nhũng, vừa có tác dụng hạn chế tham nhũng.
Tất nhiên người tố cáo tham nhũng không vì mục đích kiếm tiền mà vì lẽ công bằng, vì góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Có điều, trước khi trao tặng người tố cáo tham nhũng tiền thưởng thì quan trọng hơn là có các biện pháp bảo vệ họ. Thử hỏi, liệu còn có mấy ai dám đứng ra để chống lại tệ nạn được xem là “mang tính hệ thống” này? Ngay cả những nhà báo, là những người có quyền và nghĩa vụ điều tra, đưa tin về những vấn đề tiêu cực trong xã hội mà còn bị trả giá thì những người dân bình thường họ còn bị trả giá ra sao?!
Phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng cùng đồng phạm xung quanh những sai phạm liên quan đến vụ tham ô 10 tỷ đồng ở Vinalines
Ngay sau khi thông tin: “Người tố cáo tham nhũng được thưởng đến 10 tỉ đồng” được đưa ra, một bạn đọc đã chia sẻ với PV rằng: “Lãnh 10 tỉ để làm đám tang cho mình thật hoành tráng à?”, cho thấy người dân vẫn còn một nỗi sợ rất lớn trong việc dám đứng ra tố cáo tham nhũng.
Đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Hải Phòng) chia sẻ trên VOV về công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là việc bảo vệ người dám tố cáo tham nhũng hiện nay, rằng, phần lớn kẻ phạm tội tham nhũng là những kẻ có chức, có quyền. Và kẻ có chức có quyền một khi đã phạm tội, thì sẵn sàng phạm tội tiếp. Họ có thể “hạ thủ” người tố cáo bằng nhiều cách. Có thể dùng cả quyền lực của mình để trù dập, trả đũa những người tố giác tham nhũng.
Không ngại bị trù dập, không vì mục đích kiếm tiền mà vì lẽ công bằng, vì góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp; nhưng đôi khi, những vụ tham nhũng được tố cáo, thậm chí bị báo chí phanh phui như: vụ tham nhũng trong hợp đồng in tiền polymer, vụ Vinashin, Vinalines,…nhưng vẫn chưa thấy có những người chịu trách nhiệm cao nhất bị xử lý? Những chần chừ, lấp liếm, bưng bít trong các vụ việc cụ thể cũng khiến người dân…nản và tự hỏi: “Liệu chính quyền có thực sự muốn chống tham nhũng hay không?”.
Theo Đất Việt
Giám đốc thuê giang hồ giết người tố cáo đã qua đời ở trại
Ông Ngô Quang Chướng, người lĩnh án tử hình, đã qua đời tại trại giam Chí Hòa (TP.HCM). Thi thể ông này đã được bàn giao về cho gia đình.
Sau gần 4 tháng bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên án tử hình, phạm nhân Ngô Quang Chướng (53 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hải) đã qua đời trong bệnh viện thuộc trại tạm giam Chí Hòa.
Một nguồn tin xác nhận với phóng viên, ngày 5/1, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể ông Chướng cho gia đình để an táng.
Trước đó, ngày 17/9/2013, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã xử phúc thẩm lần hai và tuyên Ngô Quang Chướng mức án tử hình về tội Giết người.
Ông Chướng bị ung thư giai đoạn cuối, ra tòa với bụng phình to.
Bản án nêu rõ ông Chướng và ông Đặng Xuân Sỹ (56 tuổi) hùn vốn thành lập Công ty Hoàng Hải vào năm 2000. Trong quá trình điều hành công ty, ông Chướng đã mắc nhiều sai phạm nên ông Sỹ làm đơn gửi chính quyền địa phương và nhiều cơ quan khác để tố cáo hành vi này.
Ông Chướng đã chủ động cho Vũ Văn Luân (Luân "con", đàn em bà trùm Dung Hà) một lô đất với điều kiện phải thủ tiêu ông Sỹ. Theo lời đề nghị này, Luân "con" đã cùng nhóm thuộc cấp dàn cảnh đụng xe, rồi dùng hung khí chém chết ông Sỹ.
Hầu tòa trong những ngày tháng cuối đời.
Trong vụ án này, Luân bị tuyên tử hình, Chướng tù chung thân và 7 người khác là đàn em của Luân cũng bị phạt tù.
Sau đó, VKSND TP.HCM đã ký quyết định kháng nghị tăng án tử hình đối với Ngô Quang Chướng, tuy nhiên Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác kháng nghị và giữ nguyên án chung thân.
Tháng 9/2012, Chánh án TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm đề nghị xét xử lại theo hướng tăng hình phạt lên tử hình.
Ngoài ra, trong một vụ án khác, ông Chướng còn bị tuyên 4 năm tù về tội Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.
Theo Người lao động
Hà Nội thưởng Tết cao nhất 65 triệu đồng/người Đó là mức thưởng Tết cao nhất cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, mức thưởng thấp nhất tại các doanh nghiệp này chỉ là 250.000đ/người. Thông tin trên được đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đưa ra tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy...