Tỏ thái độ bất hợp tác vì mình là Giám sát viên xe Bus…
Người điều khiển xe tên là Hà Quốc Thành, (1981, trú tại 19 ngõ 32 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội). Tổ công tác tạm giữ xe của Hà Quốc Thành 10 ngày để chờ giải quyết
Ngày 1 -8, tổ công tác đặc biệt Y4/141 cắm chốt tại ngã ba Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội), phát hiện hai nam thanh niên điều khiển xe máy biển kiểm soát 29F2 – 1903 người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.
Tổ công tác yêu cầu dừng xe kiểm tra, nhưng trái với hiệu lệnh của cảnh sát người điều khiển xe đâm thẳng vào các chiến sĩ cảnh sát và bỏ chạy nhưng đã bị tổ công tác khống chế tại chỗ. Khi tổ công tác yêu cầu vào khu vực làm việc nhưng cả hai thanh niên tỏ thái độ bất hợp tác với các chiến sĩ cảnh sát.
Thay vì xuất trình giấy tờ thì cả hai thanh niên “khoe” với tổ công tác là mình đang làm Giám sát viên xe Buýt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội. Theo thẻ người điều khiển xe đưa ra tên là Hà Quốc Thành làm giám sát viên của bộ phận Kiểm tra giám sát xe buýt với mã số thẻ là 012.
Video đang HOT
Hà Quốc Thành và người đi cùng
Qua kiểm tra, lái xe không xuất trình được các giấy tờ theo quy định như: Giấy phép lái xe, đăng kí xe và bảo hiểm tai nạn dân sự. Đặc biệt, cả hai thanh niên vẫn còn trong trạng thái “lâng lâng” của rượu bia, tổ công tác kiểm tra nồng độ cồn vượt quá mức cho phép là 1,129 mg/lít khí thở (theo quy định 0,4 mg/lít khí thở).
Theo biên bản vi phạm, người điều khiển xe tên là Hà Quốc Thành, (1981, trú tại 19 ngõ 32 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội). Tổ công tác tạm giữ xe của Hà Quốc Thành 10 ngày để chờ giải quyết.
Theo PLXH
Khi CSGT bị chủ phương tiện... bắt lỗi ngược
Nhiều người vi phạm luật giao thông đang ngày càng cứng đầu khi "cãi chày cãi cối" và "bắt lỗi" ngay cả CSGT.
Hiện nay, ở hầu khắp các địa phương, tình trạng thiếu phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã khiến cho nhiều CSGT rơi vào "thế khó" khi thực thi nhiệm vụ. Trong một số trường hợp, dù chủ phương tiện đã vi phạm luật giao thông nhưng khi yêu cầu dừng xe để tiến hành lập biên bản xử phạt thì họ lại "cãi chày cãi cối" rồi đòi bằng chứng vi phạm. Thực tế trên gây ra không ít khó khăn trong việc xác định lỗi và mức độ xử phạt đối với người vi phạm.
Chủ phương tiện đang "hỏi xoáy" lại lực lượng CSGT (ảnh cắt từ clip)
Mới đây một đoạn clip với tiêu đề "CSGT bị chủ phương tiện bắt lỗi ngược" đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Đoạn clip này không chỉ rõ liệu chủ phương tiện có vi phạm giao thông hay không, mà chỉ nêu ra quá trình "bắt lỗi hụt" của tổ CSGT khi thi hành nhiệm vụ. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được đưa lên trang chia sẻ video trực tuyến Youtube, đoạn clip trên đã đạt gần 1,5 triệu lượt truy cập.
Theo nội dung trong đoạn clip thì địa điểm xảy ra vụ việc nằm trên tuyến đường Phạm Hùng (Hà Nội), Theo đó lực lượng CSGT đã dừng một xe ô tô đang lưu thông để bắt lỗi chèn qua vạch liền vào làn đường cho xe máy và xe thô sơ. Thế nhưng, ngay sau khi xuống xe, chủ phương tiện (khoảng 35 tuổi, mặc áo thun vàng) đã lập tức bỏ camera ra để ghi hình. Sau đó người này tỏ ra rất từ tốn, bình tĩnh đưa ra các lập luận, dẫn chứng để chứng minh việc mình không hề vi phạm luật giao thông.
Theo lời của chủ phương tiện thì địa điểm vi phạm nằm ngay gần khu nhà mà mình sinh sống, do đó anh rất hiểu về tuyến đường này. Thậm chí, ngoài việc thuộc lòng biển báo, phân luồng của tuyến đường, anh còn kể rõ... từng chốt CSGT trên dọc tuyến đường. Trước thái độ cứng rắn của chủ phương tiện, đặc biệt là khi anh đòi cung cấp bằng chứng chứng minh sự vi phạm của mình nếu có thì tổ công tác tỏ ra khá lúng túng, bị động. Cuối cùng sau một hồi phân bua và "hỏi xoáy" lại lực lượng CSGT thi hành nhiệm vụ, chủ xe đã được thả mà không hề bị xử lý gì.
Ngay sau khi đoạn clip được đưa lên mạng, đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra xung quanh nội dung vụ việc. Một cư dân mạng có tên tuananhhoangcong tỏ vẻ thông cảm: "Không có camera hỗ trợ quả là một điều bất lợi cho lực lượng công an thật. Qua Singapore mà xem, hầu như chẳng thấy CSGT ngoài đường nhiều như ở mình, thế nhưng chỉ cần thấy có thư của giao thông gửi đến thì cứ tự giác mà đi đóng phạt".
Bên cạnh ý kiến trên, một số ý kiến khác lại thể hiện sự "tôn vinh" chủ phương tiện trong clip như một "công dân gương mẫu", quyết không chịu bị bắt oan sai. Theo những ý kiến này thì hiện nay lực lượng CSGT đã trở thành nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông. Nhiều trường hợp lái xe ngay sau khi bị thổi còi, dù chưa biết mình bị lỗi gì nhưng như một phản ứng tự nhiên, xuống xe một cái là xin xỏ rồi "bồi dưỡng" cho các anh ít tiền "chè thuốc". Sau khi đút được tiền vào tay người thi hành nhiệm vụ là lập tức cảm ơn rối rít rồi đi nhanh cho... nhẹ nợ. So với tâm lý chung như vậy thì trường hợp anh lái xe trong đoạn clip bắt lỗi ngược CSGT là một chuyện rất cá biệt.
Một cư dân mạng có tên Trantrungchi_2227, chia sẻ: "Nếu ai cũng có tinh thần làm việc thẳng thắn như chủ phương tiện trên thì chắc chắn tình trạng tiêu cực trong lực lượng CSGT sẽ giảm đi rất nhiều. Bởi dù sao chính tâm lý cứ bị công an gọi lại là xin xỏ rồi tìm cách đút lót, hối lộ đã "làm hư" nhiều chiến sĩ công an khi thực thi nhiệm vụ, hậu quả là một số CSGT không những ăn hối lộ mà còn tỏ thái độ nạt nộ, hoạnh họe mỗi khi bắt được phương tiện vi phạm".
Chia sẻ với PV, một cựu CSGT xin được giấu tên cho biết: "Hiện nay có một điều bất cập là kiến thức về luật giao thông và các hình thức xử phạt chưa được phổ biến rộng rãi tới người dân. Cùng đó hình thức xử phạt các phương tiện vi phạm giao thông cũng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa sát với thực tế tình hình giao thông tại Việt Nam. Do đó nhà nước cần sớm có những bước chấn chỉnh, thay đổi để tạo sự thông suốt, hợp lý hơn trong việc xử phạt phương tiện vi phạm, qua đó sẽ dần hạn chế được tình trạng tiêu cực trong một bộ phận CSGT bị biến chất hiện nay. Đồng thời điều này cũng tạo được hình ảnh thiện cảm hơn trong mắt người dân về lực lượng CSGT".
Theo NDT
Những câu chuyện từ tòa án Sự ân hận muộn màng, sự nghiêm khắc của cơ quan pháp luật và nỗi đau mang theo không nguôi Câu chuyện thứ nhất Ông T.Q (64 tuổi), nguyên là cán bộ một cơ quan Nhà nước, có tài xế đưa đón mỗi khi ra đường. Một buổi sáng, tài xế lái xe từ cơ quan đến tận nhà đón ông Q. đi...