Tổ tàu thuyền đoàn kết, bám biển
Hơn 1 năm qua, Tổ tàu thuyền an toàn của ngư dân huyện ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) đã hỗ trợ ngư dân đi biển an toàn, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên biển.
Tổ tàu thuyền an toàn chuẩn bị ra khơi – Ảnh: Đinh Dụng
Năm 2014, Đồn biên phòng Kim Sơn vận động các chủ phương tiện khai thác thủy, hải sản trên địa bàn thành lập Tổ tàu thuyền an toàn với 24 phương tiện và 48 thuyền viên. Đại úy Vũ Đức Trường, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Kim Sơn, cho biết: “Chúng tôi vận động ngư dân thành lập Tổ tàu thuyền an toàn là để bà con thêm đoàn kết gắn bó, tự bảo vệ và giúp đỡ nhau trong những chuyến đi biển”.
Theo đại úy Trường, thông qua hoạt động có hiệu quả của Tổ tàu thuyền an toàn, các ngư dân cũng được tập huấn nâng cao kỹ năng phòng tránh bão, nâng cao nhận thức của ngư dân về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên biển.
Từ khi thành lập đến nay, theo đại úy Trường, Tổ tàu thuyền an toàn đã thông báo cho Đồn biên phòng Kim Sơn 65 nguồn tin về tình hình an ninh trật tự, thông tin về việc các đối tượng “lạ” gây rối trật tự trên vùng biển của tỉnh. Từ những nguồn tin đó, lực lượng chức năng đã có biện pháp kịp thời để ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
Anh Vũ Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ tàu thuyền an toàn cho biết, Đồn biên phòng Kim Sơn đã tặng tặng phao cứu sinh cho ngư dân, tổ chức nhiều lớp tập huấn về kỹ năng ứng phó với thiên tai, giữ thông tin liên lạc với ngư dân để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra…
Video đang HOT
“Từ khi Tổ tàu thuyền an toàn được thành lập và đi vào hoạt động, tình trạng mất cắp trang thiết bị trên các tàu đánh bắt hoặc bị rút trộm dầu máy không còn xảy ra nữa. Anh em chúng tôi cũng thêm đoàn kết, luôn tương trợ nhau không chỉ trong những chuyến ra khơi mà còn chia sẻ, giúp đỡ nhau rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Thông tin liên lạc lúc nào cũng thông suốt, khi tàu của ngư dân bị gãy chân vịt, hỏng máy đều được ứng cứu kịp thời”, anh Thắng nói.
Đinh Dụng
Theo Thanhnien
9 tháng rót tiền đóng 2 tàu lớn bám biển không phải là quá chậm
Đáp lại thắc mắc của các ĐBQH về việc chính sách 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn vươn khơi, khẳng định chủ quyền biển đảo triển khai thực hiện quá chậm, đến nay mới 2 tàu được hoàn thành, Phó Thủ tướng vũ Văn Ninh giải thích, mới được 9 tháng, kết quả như vậy không quá chậm...
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội của Quốc hội chiều 8/6 ghi nhận thêm mốt số ý kiến đại biểu đề cập về chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề cập, chính sách hỗ trợ ngư dân nhânn được nhiều ủng hộ, hưởng ứng của người dân vì rất thiết thực, thời sự, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, chương trình triển khai chậm chạp trên thực tế, chưa đáp ứng mong mỏi của người dân, cần đánh giá lại cụ thể để chính sách ưu việt này đi vào cuộc sống.
Trước đó, nhiều đại biểu cũng đặt câu hỏi, sao Quốc hội đã thông qua chủ trương này từ lâu, yêu cầu thực tế thì bức xúc mà đến may mới chỉ có 2 tàu được đóng từ tiền hỗ trợ của nhà nước trong khi mục tiêu đề ra của chương trình tới 2.600 tàu?
Ngư dân Khánh Hòa đóng mới tàu cá vươn khơi. (Ảnh: Viết Hảo)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trở lại với Nghị quyết dành 16.000 tỷ đồng hỗ trợ biển đảo, dành tiền để ngư dân đóng tàu vươn khơi bám biển Quốc hội đã thông qua đầu tháng 6/20014 với mục tiêu đề ra là khuyến khích ngư dân bám biển, tổ chức lại nghề cá, hỗ trợ ngư dân ra khơi để bảo đảm chủ quyền biển đảo quê hương, giữ vững an ninh quốc phòng; phấn đấu đến 2020 Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển đảo.
Triển khai chính sách này, Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện chỉ sau đó 1 tháng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giải thích, đó đã là một cố gắng lớn.
Chính sách này đã "chỉnh" lại những bất cập của hoạt động hỗ trợ ngư dân bám biển triển khai từ năm 1997. Khi đó, các chính sách mới chỉ là đơn lẻ, chưa đồng bộ, toàn diện, nhiều điểm chưa phù hợp thực tiễn; một số điểm sơ hở khiến kẻ xấu lợi dụng nên hiệu quả đem lại rất hạn chế.
Nay chương trình hỗ trợ hướng tới đầu tư hạ tầng, cả về việc xây dựng cảng cá khu tránh trú neo đậu cho tàu thuyền khi bão gió, khuyến khích tổ chức sản xuất, phát triển hạ tầng nghề cá, mong muốn tạo một cú hích với nghề biển của ngư dân.
Ngoài ra, nhà nướ cũng triển khai đồng thời việc miễn giảm lệ phí trước bạ, giảm chi phí duy tu bảo dưỡng tàu, hỗ trợ vốn vay đóng tàu, trang thiết bị trên tàu (70-90% giá trị), hỗ trợ 100% chi phí đào tạo vận hành tàu vỏ sắt và vật liệu mới; hỗ trợ tàu lo khâu hậu cần, thu mua lại thuỷ sản đánh bắt được trên biển. Nhà nước hướng tới khuyến
khích đóng tàu lớn (trên 400CV), tàu vỏ thép, vật liệu mới với mức hỗ trợ cao nhất.
Lãi suất tại thời điểm thiết kế chính sách hỗ trợ tín dụng là 7-9% nhưng ngư dân chỉ phải trả 1-2% lãi suất cho suốt 11 năm, phần còn lại do ngân sách TƯ hỗ trợ. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định, đó là chính sách hỗ trợ rất lớn. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho ngư dân, trong quá trình cho vay, chủ tàu không phải thế chấp bằng tài sản khác
mà chỉ bằng chính con tàu hình thành từ vốn vay.
Tính đến ngày 29/5, đã có 648 tàu đăng ký (vỏ thép và vật liệu mới xấp xỉ 50%), tàu trên 800CV xấp xỉ 60%, tàu hậu cần nghề cá có 78 chiếc. Theo Phó Thủ tướng, chính sách như thế đã đi đúng hướng.
Trong số các trường hợp đăng ký, có 52 tàu đã được ký hợp đồng, các ngân hàng đã giải ngân 100 tỷ đồng, trong đó có 10 tàu giải ngân hơn 50%, 2 tàu đã giải ngân xong.
"Việc đóng một tàu như này thời gian tối thiểu là từ 6 tháng - 1 năm. Vậy từ khi triển khai chính sách đến nay khoảng 9 tháng, tương đương thời gian đóng xong 1 con tàu, có nghĩa, đánh giá chung, không phải chính sách triển khai quá chậm" - Phó Thủ tướng quả quyết.
Ông Ninh cũng thông tin thêm một số điều chỉnh về chính sách để thuận lợi cho ngư dân như cho phép sử dụng máy đã qua sử dụng, nhất là với tàu từ 400CV trở lên, mức hỗ trợ vốn vay với tàu vỏ thép và vật liệu mới được duyệt mức vay lớn hơn vì giá trị tàu này lớn hơn rất nhiều tàu vỏ gỗ. Chính phủ cũng đồng ý hỗ trợ thiết kế tàu vỏ gỗ, vật liệu mới công suất lớn vì phải đảm bảo an toàn cho các địa phương.
P. Thảo
Theo Dantri