‘Tô phở mùa dịch thật khác so với thường ngày’
Cả người ăn lẫn người nấu đều xúc động khi những tô phở nóng được dọn ra và mang đến từng phòng cho bệnh nhân.
Sáng 29-9, Xe phở yêu thương của báo Tuổi Trẻ tiếp tục lăn bánh mang hơn 1.200 tô phở đến cho các y bác sĩ và bệnh nhân tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh và Bệnh viện dã chiến ký túc xá Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
Trong ngày 29-9, 1.250 suất phở bò nóng hổi trên chuyến Xe phở yêu thương đã tiếp tục hành trình đến với lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch và các bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) và khu cách ly – điều trị ký túc xá Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Cả người ăn lẫn người nấu đều xúc động khi những tô phở nóng được dọn ra và mang đến từng phòng cho bệnh nhân. Sau nhiều tháng trời mới nhìn thấy tô phở đúng chuẩn, nhiều bệnh nhân F0 không giấu được xúc động, liên tục nói “cảm ơn, cảm ơn” khi đón nhận tô phở từ đội tình nguyện.
Vui nhất trong ngày 29-9 chính là những gia đình đang cùng điều trị COVID-19 tại khu cách ly này, khi họ đã có bữa ăn “sang” cùng nhau trong thời gian khó khăn.
Chuyển phở vào khu cách ly – Ảnh: DUYÊN PHAN
Chị Nguyễn Thị Điệp, bệnh nhân F0, cho biết gia đình có 8 người đều phải vào đây cách ly, điều trị. Chị tâm sự chẳng bao giờ nghĩ cả gia đình được cùng nhau ăn phở ngon như vậy nên thật bất ngờ khi trong lúc đi cách ly lại được như thế này. “Tôi không biết nói sao, chỉ biết cảm ơn chương trình rất nhiều” – chị Điệp xúc động nói.
Còn với người nấu phở, ai cũng tự tin đem đến phục vụ đội ngũ y bác sĩ, bệnh nhân F0 những tô phở ngon nhất vì phở hôm nay được nấu từ tấm lòng của những ông bà chủ của những quán phở có tiếng ở Sài Gòn.
Có mặt tại điểm nấu phở từ sáng sớm, bà Nguyễn Thị Khánh Thủy – chủ quán Phở Ấm – cẩn thận xếp các suất phở bò sẵn sàng phục vụ thực khách. Bên nồi nước lèo đang được làm nóng để chuẩn bị đủ cho 150 suất, bà chủ quán phở cho biết trong những ngày dịch bùng phát quán cũng ấp ủ nấu phở tình nguyện cho các y bác sĩ nhưng điều kiện giãn cách không cho phép.
Ngay khi báo Tuổi Trẻ đề cập về chương trình này, quán rất vui tham gia với hy vọng các y bác sĩ khỏe mạnh và cứu chữa thêm được nhiều người bệnh hơn nữa.
Video đang HOT
Như Ý, thành viên trong gia đình 8 người của chị Nguyễn Thị Điệp, đều đang chữa trị tại ký túc xá Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong khi đó, hai thương hiệu Phở Hoa Hồi Vàng và Phở Nhà cùng hợp tác góp 1.000 suất phở để phục vụ các y bác sĩ và bệnh nhân F0. Anh Nguyễn Tiến Đức – chủ tiệm Phở Nhà – cho biết: “Có rất nhiều cách thể hiện tình yêu với món phở Việt, và chia sẻ những tô phở ngon với tinh thần thiện nguyện là một trong những điều đó”.
Cùng thời điểm, tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, 750 tô phở cũng đã được chủ tiệm Phú Gia và Phở 34 Cao Thắng phục vụ cho các y bác sĩ và bệnh nhân tại đây.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Dung cho biết mình là người mê phở nhưng đã hơn hai tháng nay như quên mất rồi, chỉ toàn cơm hộp trực chỉ. Một tô phở mùa dịch thật sự khác so với thường ngày. Đặc biệt, nó còn hơn một miếng ăn vì đó là tấm lòng của tất cả mọi người gửi gắm vào đấy.
Hành trình Xe phở yêu thương ngày thứ 3 sẽ tiếp tục đến với Bệnh viện thu dung số 3 TP Thủ Đức vào trưa nay (30-9) và hứa hẹn đầy vất vả cho tám thương hiệu phở tham gia trong ngày này, khi phục vụ đến 2.700 tô!
Bệnh viện F0 đầu tiên tại TP Thủ Đức
Hơn 200 bệnh nhân Covid-19 đã được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 3 vào tối 7/7. Tòa chung cư bỏ trống này dự kiến đón 3.000 F0 không triệu chứng trong những ngày tới.
Chiếc Thaco 29 chỗ màu trắng đen dừng bánh trước một tòa chung cư 25 tầng thuộc phường An Khánh (TP Thủ Đức). Qua lớp kính xe, những hành khách mặc đồ bảo hộ kín mít đang ngó nghiêng nơi mình được đưa đến. Trông họ không khác gì một đoàn cán bộ y tế đang đi chống dịch.
Anh Hiếu, tài xế lái xe 115 chuyên dụng, hôm nay bất đắc dĩ phải cầm vô lăng của chiếc xe 29 chỗ. Trên xe là 10 bệnh nhân Covid-19 được đưa đến từ ổ dịch Khu chế xuất Tân Thuận.
Những hành khách F0 bắt đầu bước xuống và xách hành lý vào cửa hầm của tòa chung cư. Trên nóc cửa vừa được chăng tấm biển: Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3.
"Cuối cùng thì nó cũng sáng đèn"
Bệnh viện dã chiến số 3 của TP.HCM được trưng dụng từ một tòa chung cư nằm giữa bán đảo Thủ Thiêm, nơi có thể nhìn thấy đỉnh tháp Bitexco ở quận 1 lấp ló sau những rặng dừa nước.
Bệnh viện dã chiến số 3 của TP.HCM được trưng dụng từ tòa nhà R6 (giữa khung hình) thuộc khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức).
Chọn vị trí trung tâm của một khu đô thị để đặt bệnh viện chữa Covid-19 nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng nó lại trở nên phù hợp khi khu vực này vốn là các tòa chung cư bỏ hoang của Khu tái định cư Bình Khánh.
"Bình thường đèn đường còn không bật, cả khu tối om vì mấy năm rồi có ai đến ở đâu", ông Thắng, người dân sống tại khu chung cư New City ở gần đó, chia sẻ.
Tòa nhà R6, nơi được lựa chọn để chuyển thành bệnh viện dã chiến số 3, cũng đã bị bỏ trống nhiều năm vì không có khách mua căn hộ. Cỏ dại mọc qua kẽ gạch lát vỉa hè xung quanh tòa nhà.
Rốt cuộc tối nay ông Thắng cũng có những người hàng xóm mới. Chỉ có điều họ sẽ không được bước chân xuống đến vỉa hè, nơi các chiến sĩ dân quân tự vệ của phường An Khánh đã lập hàng rào thép gai và chăng dây tứ phía.
Hàng ngày, thực phẩm và dịch vụ vệ sinh sẽ được các đơn vị đối tác cung cấp đều đặn cho bệnh viện thông qua lối ra vào hầm gửi xe của tòa nhà.
Tòa chung cư bỏ trống đã sáng đèn trong đêm 7/7 sau khi đón hàng trăm F0 vào ở. Ảnh: Ngọc Tân.
"Tòa nhà đã có điện nước đầy đủ. Mỗi căn hộ có 2 phòng ngủ nên chúng tôi dự kiến cho mỗi F0 ở một phòng. Sức chứa của cả bệnh viện đảm bảo 3.000 giường cho F0", bác sĩ Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh kiêm Giám đốc bệnh viện dã chiến số 3, chia sẻ.
Chiều 7/7, phóng viên ghi nhận 2 chiếc xe tải 3,5 tấn chở khoảng 1.000 chiếc giường cá nhân đến để lắp đặt cho các căn hộ chưa có nội thất.
F0 không triệu chứng sẽ khỏi bệnh sau 3 tuần
"Sức khỏe mọi người vẫn ổn chứ", phóng viên cất tiếng hỏi về phía các bệnh nhân F0 đang đứng tại cổng bệnh viện dã chiến.
Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, một cô gái gật đầu và nheo mắt cười. Cô gái tự xách đồ đạc cá nhân và bước vào bệnh viện dã chiến, không có vẻ gì mệt mỏi.
Bác sĩ Trần Văn Khanh cho biết trong 3 cấp điều trị Covid-19 thì Bệnh viện dã chiến số 3 là ở cấp 1, tức là chuyên điều trị những F0 không có triệu chứng. Đây cũng là bệnh viện dã chiến đầu tiên được lập tại TP Thủ Đức theo mô hình này.
Các bệnh nhân Covid-19 được đưa đến Bệnh viện dã chiến số 3. Ảnh: Phương Lâm.
"Bệnh nhân sẽ được chăm sóc y tế và được xét nghiệm định kỳ. Nếu không có triệu chứng thì thường sau khoảng 3 tuần là khỏi bệnh", bác sĩ Khanh chia sẻ.
Nếu bệnh nhân đang điều trị ở đây mà có triệu chứng nặng hơn, họ sẽ được chuyển qua các đơn vị điều trị cấp 2, cấp 3. Hiện bệnh viện cấp 2 dành cho những bệnh nhân có triệu chứng, bệnh lý nhẹ và cấp 3 là triệu chứng nặng. Các bệnh viện cấp 3 hiện nay gồm có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện dã chiến Củ Chi...
"Trước mắt, chúng tôi đã điều động 150 nhân sự phục vụ bệnh viện, trong đó có 5 bác sĩ và 8 điều dưỡng trực tiếp lo chuyên môn điều trị", ông Khanh nói và cho biết bản thân cũng trực tiếp đến điều hành Bệnh viện dã chiến số 3, công việc ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh được giao lại cho các phó giám đốc.
Sáng 8/7, theo sự điều động của Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa Bưu điện cũng sẽ cử thêm 45 người đến hỗ trợ. Phía quân đội cũng cử khoảng 100 người đến hỗ trợ công tác hậu cần.
Tìm người đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh và nhiều nơi ở Gò Vấp vì có ca COVID-19 Một người dương tính với COVID-19 ở Long Phước, TP Thủ Đức (TP.HCM) đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám và một bệnh nhân COVID-19 khác từng đến nhiều địa điểm tại phường 4, quận Gò Vấp. Phong tỏa hơn 1.300 hộ dân để xét nghiệm, tìm người tới quán cơm ở Đà Nẵng Phú Yên thông báo khẩn tìm người tiếp xúc...