“To mồm” là căn bệnh kinh niên của game thủ
Dân gian có rất nhiều câu ca dao tục ngữ chỉ dạy về cách ăn nói hàng ngày ví dụ như: Ăn đàng sóng nói đàng gió, nói một đàng làm một nẻo, lời nói đi đôi với việc làm, nói chín thì phải làm mười…v…v….Nhìn chung đa số muốn nhấn mạnh tính chất thực tiễn cần thiết trong ngôn từ, nghĩa là nói thì phải làm được. Tuy nhiên có vẻ như không nhiều người có thể thực hiện nhưng họ vẫn tiếp tục nói cho thỏa mãn cái “tôi” của bản thân, cho sướng miệng. Và vấn đề bài viết muốn nhắc ở đây không ngoài việc “nói miệng” của cộng đồng game thủ.
Cộng đồng nói thì nghe hay!
Nguồn gốc của hành động trên ngoài các yếu tố khách quan từ bản tính của con người thì có lẽ chúng ta nên nhìn nhận tình hình chung của game nội địa. Không thể phủ định trong khoảng vài năm trước đây, thị trường game Việt khá tạp nham. Tại sao lại sử dụng từ tạp nham? bởi vì do không có nhiều kinh phí và không dám mạo hiểm đưa về những sản phẩm online thực sự chất lượng nên các NPH lựa chọn theo con đường webgame “mì ăn liền”. Thế là từ đó nhan nhản các tựa game na ná nhau chỉ khác có cái tên, thậm chí xào đi xào lại khiến cho game thủ bội thực đến phát bực! Họ không thể chịu đựng thêm và bắt buộc phải lên tiếng bởi với danh nghĩa khách hàng thì người chơi là thượng đế. Nói nhiều NPH không nghe thì phải nói thật nhiều thật nhiều…
(ảnh minh họa)
Cuối cùng với việc ném đá thường xuyên và tẩy chay, kết quả cũng được như ý muốn của game thủ. Các ông lớn của làng game Việt bắt đầu chuyển qua phương án lâu dài là đầu tư mạnh tay rinh một con “game bom tấn” về. Xuất phát từ những người đi tiên phong phát hành game client nên chắc chắn không cần nghĩ cũng biết độ rủi ro rất cao. Lúc này vấn đề lợi nhuận không được đặt lên hàng đầu mà chủ yếu là thỏa mãn khát khao của cộng đồng mạng, cố mở ra một xu hướng mới. Và rồi những lời bày tỏ tình cảm thắm thiết như: “Chỉ cần mang game chất lượng về chúng tôi sẽ ủng hộ hết mình, chuyện trả phí không thành vấn đề”, “NPH cố gắng mang game client về là đủ nuôi cả công ty vì tôi nói riêng và các bạn khác nói chung sẵn sàng đầu tư cho một sản phẩm chất lượng”, “Thấy các nước khác chơi toàn game bom tấn trong khi Việt Nam nhập game rác tủi thân quá”…đã tạo động lực cho các NPH chấp nhận mạo hiểm nhập về những tựa game lớn, tựa như một quả bom nổ chậm cầm trên tay!
Sau đó game về nước ngập trong niềm vui hân hoan của cả NPH lẫn người chơi. Game thủ hạnh phúc vì niềm mơ ước của mình đã thành hiện thực, có thể chơi những tựa game bom tấn cho bằng bạn bằng bè. NPH vui vì nghĩ từ giờ không bị ném đá nữa, đã có thể thẳng lưng đối mặt với yêu cầu chân chính của cộng đồng. Trong khi cCác trang tin hô hào tưng hứng khen ngợi đủ kiểu khiến cho cả làng game đắm chìm trong niềm vui chung.
Video đang HOT
Ngày mở cửa, lượng người chơi đổ vào vượt quá tầm mong đợi của NPH. Game thủ náo nức bàn luận kênh chung, thỉnh thoảng còn vào diễn đàn hay lên fanpage để bày tỏ tình cảm nào là: “Thật sự tuyệt vời, cảm ơn NPH đã mang game abc về”, “Đợi chờ mòn mỏi cuối cùng cũng được chơi, NPH xyz hãy yên tâm vì chúng tôi luôn ủng hộ, vài cái lỗi nhỏ có thể bỏ qua”, ” Game này mới xứng đáng để mình chơi vì nó không có auto, bản thân phải tự mày mò khám phá”…
Tưởng chừng lúc này mọi sự đã êm đẹp, game thủ lo chơi game và NPH tập trung vận hành. Tuy nhiên như người ta thường nói không ai biết trước được chữ ngờ. Và chỉ trong vài ngày game mở cửa đã có vô số vấn đề phát sinh. Số lượng người chơi giảm mạnh, những lời than phiền game khó hiểu khó chơi diễn ra liên tiếp, nhiều đối tượng chê bai game không được như quảng cáo, game hút máu…khiến NPH chỉ biết “ngồi khóc” và cố gắng duy trì game được ít nào hay chút đó bởi số vốn bỏ ra không thể thu hồi lại.
Đến khi trải nghiệm thì bắt đầu than ôi…
Lý giải cho nguyên nhân trên chỉ có thể nói rằng đa phần game thủ Việt Nam chưa đủ khả năng cũng như kinh nghiệm để trải nghiệm “game bom tấn”, game phong cách mới,…nên việc tự dưng tiếp xúc với một thế giới mới lạ hoàn toàn đối với họ là điều không thể. Cũng từ đây mà game thủ cảm thấy lạc lõng, hoàn toàn mù tịt về lối chơi cũng như cách áp dụng thu phí vốn rất bình thường ở nước ngoài. Họ không thể chấp nhận những việc mà bản thân họ không nắm bắt được nên lẽ dĩ nhiên sẽ quay ra đổ lỗi tại sản phẩm hay chỉ trích NPH.
Những cái nhìn phiến diện của cộng đồng về “game nổi tiếng” trên thế giới trước đó chỉ là được truyền miệng, tung hô theo hiệu ứng đám đông chứ thực tế họ không có tìm hiểu kỹ về game về vấn đề mình đang nói. Nên cái mà người chơi biết chỉ giới hạn trong những từ: Hay, đẹp, cân bằng…nên họ muốn được trải nghiệm để tỏ ra mình mới là “game thủ thực thụ”. Nói trắng ra đây là xu hướng a dua, ba phải, cả thèm chóng chán của hầu hết cộng đồng người chơi game tại Việt Nam. Ngay cả chính họ còn chẳng xác định được mình hợp và có khả năng chơi game gì vậy thì làm sao có NPH nào có thể “chiều chuộng” cho nổi?!
Bạn thấy vấn đề nêu trong bài có đúng sự thật về làng game Việt không? Có Không Xem kết quả
Hậu quả xảy ra thật đáng buồn, có khá nhiều NPH đành nhắm mắt buông tay khai tử đứa con tinh thần của mình vì tình trạng server vắng vẻ và không đủ kinh phí để tiếp tục hoạt động. Và tình cảnh “game hay” chết hoặc sống dặt dẹo ở Việt Nam không phải là chuyện hiếm nhưng đau lòng thay chúng không nhận được sự thông cảm hay thương tiếc dù là nhỏ nhoi nhất từ phía game thủ mà trái lại là những lời miệt thị dè bỉu của một bộ phận người chơi vẫn còn dai dẳng. Họ phán rằng cái kết này là đương nhiên vì NPH không đủ khả năng vận hành, game lỗi tè le, hút máu, khó chơi…Những lời chê bai trên chẳng cần biết đúng với sự thật được bao nhiêu nhưng điều mà ai cũng có thể nhận ra rằng đây chỉ là lời bào chữa vụng về cho việc họ không kiến thức, không kỹ năng chơi hoặc chưa đủ tính kiên nhẫn để vượt qua thử thách của game. Ngoài ra nếu thật sự yêu và có tâm huyết với trò chơi thì thay vì ngồi đó chỉ trích chửi bới tại sao họ không cố gắng “vượt khó” cùng sản phẩm? Phải chăng niềm đam mê, ca ngợi trước giờ của game thủ cũng chỉ dài bằng ba tấc lưỡi!!!
Cho nên sự thiếu kiên nhẫn, sẵn sàng quay lưng với tựa game mà trước đây mình từng ca ngợi, từng thề thốt sẽ gắn bó đã vô tình khiến làng game Việt trở lại vạch xuất phát, đó là những sản phẩm webgame, mì ăn liền, 2D đơn giản, dễ chơi, dễ nạp tiền. Mặc dù vẫn còn một số tựa “game bom tấn” trụ lại được đến hiện tại nhưng không phải vì thế mà nỗi lo lắng của NPH bớt nguôi ngoai đi. Khó khăn càng thêm chồng chất khi sản phẩm chỉ có thể duy trì vào lượng cộng đồng cũ, tâm huyết và đau đớn hơn cả là không có thành viên mới.
Hy vọng trong tương lai gần làng game Việt sẽ bớt được kiểu “nói miệng”, “hôn gió” của game thủ dành cho sản phẩm game chất lượng mà hãy hành động thiết thực hơn!
Theo VNE
Làng game Việt vào hè, game thủ sắp ngập chìm trong sung sướng
Mùa hè sắp đến khiến người ta không khỏi liên tưởng một cách máy móc về tiếng ve, hoa phượng đỏ, nghỉ hè...Nhộn nhịp là thế nhưng nhìn chung thời gian tới chắc chắn sẽ hứa hẹn một dịp nghỉ ngơi thư giãn hiếm có nhất là đối với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, thị trường game Việt lại không được nhàn nhã như vậy, bởi những tháng ngày vào hè báo trước cơ hội kinh doanh gấp hai gấp ba lần bình thường nên bất cứ NPH nào cũng không dám chùn chân trong giai đoạn nhạy cảm này.
Rõ ràng kim chỉ nam của ngành dịch vụ giải trí đều theo hướng cơ động nghĩa là hoạt động không ngừng nghỉ cả năm nhằm đáp ứng nhu cầu không bao giờ tắt của khách hàng. Trừ lễ tết ra thì đối với các công ty kinh doanh game - mùa hè là "thời gian vàng" để tăng doanh thu. Đây là thời điểm mà đối tượng được hướng tới thanh thiếu niên trẻ tập trung nghỉ ngơi và rất rảnh rỗi. Câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để thu hút lượng người chơi vô cùng lớn này chịu bỏ công sức ở nhà chơi game mà không phải ra ngoài bãi biển tắm nắng?
Thông thường hoc sinh sinh viên được nghỉ hè từ đầu tháng 6 và kéo dài 2-3 tháng tùy địa phương. Do đặc thù chung là thời gian nghỉ khá nhiều nên NPH cần phải lên kế hoạch chuẩn bị trước từ sớm để có thể tiện thay đổi và chỉnh sửa cho phù hợp. Các phương án đưa ra là ỉm hàng sản phẩm mới rồi chờ đợi cơ hội tung ra con game hot. Nếu đơn vị nào không có khả năng nhập game mới thì có thể chuyển qua phương án update phiên bản cũng đủ sức thuyết phục.
Không dừng lại ở đó các gói quà khuyến mãi là điều không thể thiếu. Những gói quà này cần đủ sức nặng và lột tả được hết lợi ích của game thủ khi sở hữu để họ không ngần ngại đầu tư. Người chơi sẽ tỏ ra khá khó tính để lựa chọn một tựa game và trong khoảng vài chục level đầu tiên họ sẽ chưa sẵn sàng nạp thẻ bởi thời gian nghỉ hè còn nhiều. Chính vì thế ngoài việc đưa ra sự kiện hấp dẫn thì NPH cũng phải tạo tính liên tiếp kéo dài hoặc chia ra từng đợt ngắn để game thủ cân nhắc trước sau.
Hỗ trợ các thành viên có cơ hội trải nghiệm một cách nhanh chóng thêm nhiều tính năng, hoạt động nhân kinh nghiệm cần tiến hành song
song. Không ai có đủ khả năng kiên nhẫn ngồi cày kéo bên máy tính thay vì tranh thủ đi du lịch gặp gỡ bạn bè. Đa số các sự kiện tổ chức vào mùa hè không nên đặt nặng doanh thu mà nên đánh vào việc gia tăng lượng cộng đồng và chăm sóc khách hàng thật tốt. Những event tích lũy nạp thẻ hoặc vòng quay là lựa chọn hàng đầu.
Đồng thời sự cạnh tranh giữa các đơn vị NPH lúc nà cũng khá gay gắt. Họ sẽ lựa chọn thời điểm tung hàng khá cận kề nhau để "làm khó" đối phương. Nếu bạn nằm ở vị thế doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên sử dụng phương pháp an toàn như dự đoán khoảng thời gian sản phẩm đối thủ sẽ mở cửa để né tránh bởi "tránh voi chẳng xấu mặt nào". Hay sử dụng những lời mời gọi mang hương vị mùa hè tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho game thủ.
Cái nóng của mùa hè khiến khá nhiều người chơi khó chịu và làm giảm hứng thú với việc cày kéo. Nên môi trường game cần có hiệu ứng thanh nhã, không gian tươi mát hoặc đi kèm với các loại khuyến mãi tặng kèm quà tặng thực tế như quạt giấy, nước ngọt, vé đi du lịch...sẽ gây được sự chú ý.
Dự báo trong quý 2/2014 này làng game Việt sẽ thực sự bùng nổ ở cả hai mảng đang rất thu hút người chơi trong thời gian qua đó là game PC và game Mobile. Mặc dù chưa có nhiều thông tin nhưng chúng ta cũng có thể điểm mặt một số cái tên đáng mong chờ như BEAT của Soha, Cabal của Asiasoft, Ngự Long Tại Thiên của VNG, Lune of Eden của VNPAY và Anh Hùng Tam Quốc, War Thunder của FPT Online...v...v...
Những gợi ý và thông tin phía trên chỉ là một phần nhỏ dự đoán trong dịp hè sắp tới. Tất cả vẫn còn nằm trong vòng bí mật và hứa hẹn nhiều bất ngờ. Song có thể chắc chắn rằng năm nay, game thủ Việt sẽ có một kì nghỉ hè thật lý thú!
Theo VNE
Lối đi nào cho những tựa game không cash shop Thế nhưng, đổi lại sự công bằng đó thì dường như khó khăn lại "đổ" lên vai của NPH khi phải giải quyết bài toán"không Cash Shop". Vậy nguồn thu sẽ có từ đâu? Những ngày gần đây, khi có webgame tung landing và lời khẳng định không Cash Shop cộng đồng game thủ Việt lại có dịp tranh luận về chủ đề...