Tò mò khám phá phương pháp nuôi xương người trong ống nghiệm
Xương người sẽ được phát triển từ chính tế bào gốc sau khoảng 3 tuần nuôi trong ống nghiệm.
Từ trước đến nay, để ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành mổ bệnh nhân để lấy một mảnh xương khỏe mạnh. Sau đó, bác sĩ tiếp tục mổ tại vị trí cần ghép để đưa mảnh xương mới vào. Như vậy, để ghép xương, bệnh nhân sẽ trải qua hai lần mổ.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng xương từ tử thi để ghép. Tuy nhiên, xương ghép có thể mang theo nguồn bệnh nên phương pháp này không được sử dụng nhiều.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học trẻ đã tìm ra một giải pháp tốt hơn bằng cách sử dụng xương mới được phát triển từ tế bào gốc của chính bệnh nhân. Phương pháp này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và phản ứng loại thải từ cơ thể.
Xương người sẽ sớm được phát triển trong ống nghiệm.
“Những gì chúng tôi làm rất thú vị. Bởi đó là nơi khoa học viễn tưởng gắn với thực tế.” – Giám đốc điều hành EpiBone, NinaTandon, nói. EpiBone hiện được coi là công ty đầu tiên trên thế giới đang phát triển xương sống con người.
Ban đầu, EpiBone là một công ty phát triển y học tái tạo bằng cách sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất xương và mô sống của con người. Mặc dù gặp nhiều phản đối về mặt đạo đức nhưng công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu và hiện đang có kế hoạch phát triển những bộ phận phức tạp hơn trong cơ thể con người.
Xương người được phát triển từ chính tế bào gốc của bệnh nhân sẽ giảm thiều nhiều rủi ro trong quá trình cấy ghép.
Quy trình phát triển bộ phận cơ thể người sẽ diễn ra như sau:
Ban đầu, các nhà khoc học của EpiBone sẽ chụp CT để có được kích thước và hình dạng chính xác của xương cần ghép. Dựa vào ảnh chụp, kỹ thuật viên sẽ dùng máy in 3D để tạo khuôn xương.
Tiếp theo, các nhà khoa học sẽ trích xuất tế bào gốc trưởng thành từ một mẫu chất béo của bệnh nhân. Các tế bào gốc sẽ được đưa vào khuôn 3D, sau đó đưa vào môi trường phản ứng sinh học. Tại đây, tế bào gốc sẽ tái sinh và phát triển thành một mảnh xương hoàn toàn mới, phù hợp với cơ thể bệnh nhân. Quá trình này sẽ kéo dài khoảng 3 tuần.
EpiBone dự kiến sẽ phát triển thành công xương người từ tế bào trong vài năm tới.
Cho đến nay, EpiBone đã thử nghiệm quy trình trên lợn. Tandon đang hy vọng sẽ sớm được thử nghiệm lâm sàng trên người trong vài năm tới và đưa công nghệ độc quyền của mình ra thị trường trong vòng 8 năm nữa.
Tất nhiên, để có thể tái tạo xương người không phải điều dễ dàng. Hiện chưa ai biết được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấy ghép xương của EpiBone. Nhưng Tandon rất lạc quan về công trình nghiên cứu này.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Bộ xương biết lái xe Jeep ngang nhiên đi khắp phố
Hình ảnh một bộ xương "lái" chiếc xe Jeep đã thu hút nhiều sự chú ý của mọi người và hầu hết đều cảm thấy đây là một cảnh tương thú vị thay vì hãi hùng.
Người dân ở Louisville, tiểu bang Kentucky, Mỹ đã quá quen với việc nhìn thấy một chiếc xe Jeep được lái bởi một bộ xương di chuyển khắp thành phố.
Ngài Bonz - tên của bộ xương nhân tạo này là ý tưởng của anh thợ cơ khí có tên là Andrew Johnson. Ngài Bonz đã trở thành một "nhân vật" thân quen với người dân ở đây.
Johnson cho biết ý tưởng "bộ xương lái xe" nảy nở từ tình cảm của anh với chiếc xe Jeep. Chiếc xe này được thiết kế có phần vô lăng và phanh ở phía bên phải. Thông thường ở Mỹ trên ô tô, bên phải thường là bên của hành khách.
Bộ xương có tên là Ngài Bonz được đặt vào ghế trái để "lái" chiếc xe Jeep của Andrew Johnson.
Vì thế Johnson đã nghĩ ra cách đặt một vô lăng giả ở trước ghế bên trái và đặt Ngài Bonz vào ghế để làm lái xe "giả" cho mình.
"Tôi đã nghe được đủ mọi âm thanh từ tiếng la hét đến "Bộ xương kia ngầu quá". "Johnson nói. "Thực ra trò này chỉ để cho vui thôi mà. Để chọc cười mọi người. Nếu tôi đã làm ai đó sợ, tôi muốn gửi lời xin lỗi."
Anh Johnson và ngài Bonz.
Johnson cho biết Ngài Bonz ban đầu anh làm là phần trang trí lên chiếc Jeep của anh trong hai mùa Halloweens trước đây. Nhưng người mọi người dân ở quanh vùng đã yêu cầu được "gặp lại" bộ xương đáng yêu này.
"Mọi người sẽ dừng tôi lại ở bất cứ đâu, trong siêu thị Walmart, Kroger, Kmart, chỉ để hỏi "Bộ xương của anh đâu rồi?", anh Johnson hào hứng chia sẻ.
Người dân ở đây cảm thấy quen thuộc với ngài Bonz và luôn vui vẻ mỗi khi thấy ngài trên đường. Họ thậm chí còn cảm thấy nhớ nếu một ngày không được thấy ngài Bonz.
Theo Hương Giang / Trí Thức Trẻ
Rợn người với vẻ đẹp của cái chết qua những bộ... hài cốt Nhiêp ảnh gia Paul Koudounaris đã đi khắp thê giới chụp lại những bô bô hài côt đê tôn vinh vẻ đẹp của... cái chêt. Trong cuốn sách mới nhất của nhà nhiếp ảnh gia người Mỹ - Paul Koudounaris cho biết, anh muốn đem đến cho người xem cái nhìn khác về sự chết qua những bộ hài cốt từ nhiều thế...