Tổ hợp tên lửa vang bóng một thời của Liên Xô
Cuộc chạy đua vũ trang trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã chứng kiến sự ra đời của nhiều loại vũ khí hiện đại nhất trong lịch sử loài người. Một trong số đó là tổ hợp tên lửa S-75 do Liên Xô sản xuất, đã trở thành “nỗi khiếp sợ” đối với các loại máy bay của Mỹ và phương Tây, từ máy bay ném bom chiến lược tới máy bay trinh sát có tốc độ siêu âm.
Việc chế tạo hệ thống tên lửa dẫn đường phòng không S-75 bắt đầu trên cơ sở Quyết định số 2838/1201 ngày 20/11/1953 của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “Về chế tạo hệ thống vũ khí tên lửa phòng không dẫn đường di động chống máy bay địch”. Trong thời gian này, Liên Xô đã thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển tĩnh S-25, được thiết kế để bảo vệ các trung tâm hành chính và công nghiệp lớn của đất nước.
Tuy nhiên, do chi phí cao, các tổ hợp này không thể đảm bảo phủ kín bầu trời một cách tin cậy để bảo vệ các chủ thể quan trọng trên lãnh thổ Liên Xô, cũng như các khu vực quân sự tập trung. Lãnh đạo quân sự Liên Xô tìm ra giải pháp bằng cách chế tạo hệ thống tên lửa phòng không di động, tuy tính năng kém hơn hệ thống tĩnh, song cho phép trong thời gian ngắn tập trung lực lượng để phản ứng với các mối đe dọa.
Hệ thống mới được thiết kế để đánh chặn máy bay ném bom chiến thuật và chiến lược, máy bay trinh sát bay với tốc độ cận hoặc siêu âm vừa phải ở tầm cao và trung bình. Tên lửa, với hệ thống dẫn đường radio B-750, được chế tạo ra trên cơ sở sơ đồ khí động học bình thường. Tên lửa gồm 2 tầng – xuất phát bằng động cơ nhiên liệu rắn và sử dụng chất lỏng trong hành trình, để đảm bảo đạt vận tốc cao ban đầu theo góc xiên.
Tên lửa với hệ thống dẫn đường radio B-750.
Theo Quyết định số 1382/638 ngày 11/12/1957 của Trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, phiên bản đầu tiên hệ thống phòng không (SAM) SA-75 “Dvina”, hoạt động ở dải tần 10 cm, được đưa vào phiên chế quân đội. Cùng với việc tổ chức chế tạo hàng loạt SA-75, đội ngũ kỹ sư Viện thiết kế 1 (KB-1) tiếp tục công việc chế tạo hệ thống ở dải tần 6 cm. Tháng 5/1957 nguyên mẫu S-75, hoạt động ở dải tần 6 cm, đã đưa tới bãi thử Kapustin Yar để thử nghiệm. Hệ thống mới gồm 3 cabin thiết bị dẫn đường tên lửa đặt trên xe kéo, chứ không phải đặt trên 5 xe ZIS-151 hay ZIL-157 như hệ thống trước.
Cuối thập niên 1950, hệ thống này được đưa vào sử dụng trong quân đội Liên Xô. Vào thời điểm đó xảy ra hàng loạt vụ vi phạm biên giới Liên Xô của các máy bay Mỹ và NATO. Ngay máy bay của Thụy Điển “trung lập” cũng không ngần ngại bay vào không phận Liên Xô tại khu vực bán đảo Kola.
Video đang HOT
Không có gì lạ khi việc sử dụng thành công S-75 lần đầu tiên lại ở ngoài Liên Xô. Trong thập niên 1950, các máy bay do thám Mỹ và Quốc Dân Đảng Đài Loan trong một thời gian dài bay trên lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà không bị trừng phạt. Theo yêu cầu của chính Mao Trạch Đông, 2 hệ thống SAM SA-75M “Dvina” được chuyển giao cho Trung Quốc để tổ chức huấn luyện tính toán.
Ngày 7/10/1959, máy bay do thám tầm cao của không quân Đài Loan bị S-75 hạ gần Bắc Kinh, ở độ cao 20.600 m, phi công tử nạn. Băng ghi âm các cuộc nói chuyện của phi công bị gián đoạn giữa chừng cho thấy viên phi công không phát hiện thấy sự nguy hiểm. Đây là chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới bị tên lửa phòng không bắn hạ. Chiếc máy bay do thám 2 động cơ tầm xa RB-57D này do Mỹ chế tạo, và là bản sao phiên bản máy bay trinh sát Canberra của Anh.
Để giấu sự hiện diện của tên lửa phòng không mới nhất thời điểm đó ở Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô thống nhất không đăng tải sự kiện bắn hạ máy bay trên. Tuy nhiên, khi truyền thông Đài Loan đưa tin RB-57D bị mất tích, rơi và chìm tại Biển Đông trong chuyến bay huấn luyện, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã đưa tin như sau: “Bắc Kinh, 9/10. Sáng ngày 7/10, một máy bay trinh sát của Tưởng Giới Thạch do Mỹ chế tạo, với mục tiêu khiêu khích đã xâm phạm không phận tại khu vực Bắc Trung Quốc và bị không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắn hạ” song không cho biết đó là vũ khí gì.
Sau đó tại Trung Quốc nhiều máy bay đã bị bắn hạ, trong đó có 3 máy bay do thám tầm cao Lockheed U-2. Một số phi công bị bắt. Chỉ sau đó các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Trung Quốc Đại lục mới chấm dứt.
Thời gian đó, từ lãnh thổ Tây Âu, Mỹ thường xuyên tiến hành các chuyến bay do thám bằng khí cầu ở tầm xa. Đây là những mục tiêu hệ thống phòng không Liên Xô rất khó bắn hạ. Trong quá trình tìm diệt, Liên Xô đã mất một số máy bay tiêm kích. SAM mới được sử dụng để đối phó với các thiết bị bay này, dù đương nhiên giá thành quả tên lửa lớn hơn nhiều giá thành các thiết bị bay đó. Ngày 16/11/1959 là trường hợp đầu tiên, trên bầu trời Stalingrad, S-75 đã phá hủy một khí cầu do thám Mỹ ở độ cao 28.000 m .
Kể từ hè 1956, trên bầu trời Liên Xô thường xuyên xuất hiện các máy bay do thám tầm cao Lockheed U-2. Chúng liên tục bay qua các trung tâm hành chính và công nghiệp lớn, các sân bay vũ trụ và doanh trại tên lửa mà không bị trừng phạt. Ở độ cao hơn 20 km, các tiêm kích Liên Xô không thể tấn công U-2. Tình hình này làm ban lãnh đạo Liên Xô sốt ruột.
Cuối cùng, ngày 1/5/1960, trên bầu trời Sverdlovsk, một quả tên lửa phòng không của Liên Xô đã hạ gục chiếc U-2 do thám trước đó không thể với tới của Mỹ, phi công Gary Powers bị bắt. Việc bắn hạ chiếc máy bay do thám bất khả chiến bại, được xem là cú sốc thực sự với người Mỹ. Sau đó, các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Liên Xô chấm dứt.
Vào thời điểm đó, do không có kinh nghiệm bắn máy bay thực tế, đám mây mảnh vỡ rơi xuống đất của chiếc U-2 ban đầu bị pháo thủ tên lửa xem như dải nhiễu thụ động, và chiếc U-2 trúng đạn đã bị bắn thêm bằng 3 quả tên lửa nữa. Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại. Điều đáng buồn là trong vòng gần nửa giờ sau vẫn chưa xác định máy bay địch bị tiêu diệt, và trên bầu trời khi đó một số máy bay Liên Xô đã xuất kích ngăn chặn kẻ xâm nhập. Kết quả là, nửa giờ sau khi chiếc U-2 trúng đạn, do sự nhầm lẫn của chỉ huy tại chỗ, ba quả tên lửa tiếp theo đã nhằm vào 2 chiếc MiG-19. Một trong các phi công – Aivazyan kịp thời bổ nhào tránh đạn, phi công kia – Safronov hy sinh cùng máy bay.
Tuy vậy, bất chấp bi kịch này, tên lửa phòng không lần đầu tiên đã khẳng định hiệu quả chiến đấu cao của mình. Điều đặc biệt ấn tượng của chiến thắng là nó diễn ra sau nhiều nỗ lực bất thành của tiêm kích đánh chặn U-2.
Một thành công quan trọng về chính trị khác của SA-75 là tiêu diệt chiếc U-2 tại Cuba ngày 27/10/1962. Trong trận này, phi công Rudolf Anderson đã thiệt mạng, và đây là “giọt dầu đầu tiên” đổ vào ngọn lửa “khủng hoảng tên lửa Cuba”. Vào thời điểm đó trên “hòn đảo tự do” có 2 tiểu đoàn Liên Xô với các tổ hợp tên lửa phòng không gồm tổng cộng 144 bệ phóng và cơ số tên lửa gấp đôi. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, giống như vụ bắn U-2 tại Trung Quốc năm 1962, tên lửa chỉ nhằm vào các máy bay bay ở tốc độ thấp, khả năng linh hoạt không cao, song ở tầm rất cao. Nhìn chung, điều kiện tác chiến không khác mấy so với khi luyện tập vì thế Mỹ đánh giá không cao khả năng bắn máy bay chiến thuật của SA-75.
(còn tiếp)
Theo Tin Tức
Nga sẵn sàng xuất khẩu tổ hợp tên lửa Iskander-E
Nga sẵn sàng xuất khẩu tổ hợp tên lửa đạn đạo di động Iskander-E cho các quốc gia khác, nếu được chính phủ chấp thuận.
Valery Varlamov, người đứng đầu phái đoàn Nga tại triển lãm quân sự và vũ khí MILEX-2014 đang diễn ra tại Belarus, cho biết, các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động Iskander-E sẵn sàng được xuất khẩu nếu được chính phủ nước này thông qua.
"Iskander-E (NATO định danh là SS-26 Stone) sẵn sàng được chuyển giao cho các quốc gia khác, giống như hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21 Growler), nhưng quyết định này cần được các nhà chức trách Nga thông qua trước", ông Varlamov tiết lộ.
Đại diện của phái đoàn Nga tại triển lãm MILEX-2014 cho biết, Moscow "sẽ chuyển giao tổ hợp Iskander-E cho bất kỳ quốc gia nào, nếu có quyết định từ tổng thống hay chính phủ".
Tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-E của Nga.
Cách đây vài năm, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, hệ thống tên lửa phòng không S-400 sẽ chỉ được sản xuất vì lợi ích của Nga. Thậm chí, các đối tác như Belarus và Kazakhstan chỉ nhận được hệ thống này sau khi hệ thống phòng thủ tên lửa Nga được trang bị đầy đủ.
Không có thông báo công khai tương tự về tổ hợp tên lửa Iskander-E, nhưng một nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Nga cho rằng tình hình thực tế là giống nhau.
Iskander là một trong những tổ hợp tên lửa uy lực nhất của Nga được sử trong lực lượng mặt đất của nước này. Các tên lửa Iskander có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể sử dụng các loại phương tiện phóng khác nhau để tấn công hàng loạt mục tiêu, từ các đơn vị quân đội cho đến trung tâm chỉ huy dưới đất của đối phương.
Tổ hợp tên lửa Iskander được thử nghiệm thành công vào năm 2007. Quân đội Nga hiện tại sử dụng các biến thể Iskander-M và Iskander-K. Iskander-E là một phiên bản xuất khẩu với 1 thay vì 2 tên lửa đạn đạo trên phương tiện phóng và tên lửa có tầm bắn lên tới 280km.
Theo Khampha
Nga khoe robot chiến đấu kết hợp xe bọc thép và tổ hợp tên lửa Nga đang hoàn thiện mẫu xe chiến đấu mới cho quân đội bằng cách kết hợp xe bọc thép Tigr với tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet. Thông tin này đã được ông Oleg Martyanov, ủy viên Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga xác nhận. Bất ngờ thú vị Ông Martyanov cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng xe chiến đấu...