Tổ hợp tên lửa “S-300″ của Trung Quốc “đắt hàng”
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) của Tập đoàn xuất nhập khẩu Máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) là người chiến thắng trong gói thầu T-Loramids của quân đội nước này.
Được biết, HQ-9 được phát triển dựa trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không S-300V phát triển dưới thời Liên Xô và Nga cũng mang phiên bản nâng cấp S- 300VM Antey-2500 tham gia gói thầu T-Loramids.
Tổ hợp FD-2000.
Video đang HOT
Theo đó, Trung Quốc sẽ giành được hợp đồng cung cấp tổ hợp phòng không mới trị giá 3 tỷ USD. Quyết định này được thông qua trong phiên họp của Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ hôm 26-9. Sau khi xem xét các ứng viên dự thầu T-Loramids, ủy ban trên quyết định sản phẩm của Trung Quốc đáp ứng mọi yêu cầu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đề ra và có giá thành rẻ nhất.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu CPMIEC triển khai chế tạo HQ-9 ở nước này và tổ hợp vũ khí phòng không mới phải có cả khả năng đánh chặn tên lửa.
Ngoài FD-2000 của Trung Quốc, tham gia dự thầu tại T-Loramids còn có liên doanh Lockheed Martin/ Raytheon với tổ hợp tên lửa Patriot phiên bản PAC-2 và PAC-3, Rosobonexport với S-300 PMU-2 Favorit, S-300 VM Antey-2500 và Tổ hợp Eurosam với tổ hợp SAMP/T sử dụng đạn tên lửa Aster-30. Theo gói thầu này, Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua 12 tổ hợp tên lửa phòng không mới với giá trị hợp đồng ước tính khoảng 4 tỷ USD.
Cần nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của khối NATO và khối này từng cảnh báo, không nên mua tổ hợp tên lửa phòng không của Nga hay Trung Quốc. Các chuyên gia NATO nhận định, FD-2000 hay S-300 không thể tích hợp vào hệ thống phòng thủ chung của khối và nảy sinh vấn đề lộ thông tin mật khi kết nối các tổ hợp vũ khí phòng không mới vào hệ thống chung của NATO. Hiện tại, đa phần hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chuẩn hóa theo NATO.
Để tích hợp FD-2000 vào hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ và NATO, tổ hợp phòng không này cần các bộ chuyển mã do Trung Quốc cung cấp.
Theo_VnMedia
Ấn Độ sắm thêm máy bay và xe tăng chiến đấu
Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa thông qua hai kế hoạch lớn tậu thêm máy bay vận tải C-130J và chế tạo thêm xe tăng chiến đấu T90, với tổng chi phí hơn 100 tỷ rupee (khoảng 1,58 tỷ USD).
Máy bay vận tải C-130J do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Báo The Indian Express đưa tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thông qua hai kế hoạch trên vào chiều qua (13/9). Theo đó, Ấn Độ sẽ mua mới 6 máy bay vận tải C-130J để bổ sung vào phi đội 6 máy bay sẵn có của lực lượng không quân và chế tạo thêm 235 xe tăng T90 cho lục quân.
Hiện cả hai kế hoạch này còn phải chờ được Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ thông qua lần cuối trước khi ký hợp đồng chính thức với công ty chế tạo vũ khí Lockheed Martin nổi tiếng của Mỹ. 6 chiếc máy bay C-130J đầu tiên của không quân Ấn Độ cũng được mua của Lockheed Martin năm 2008 với tổng trị giá hơn 1 tỷ USD.
Trong khi đó, các xe tăng T90 do nhà máy sản xuất xe cơ giới hạng nặng Avadi của Ấn Độ sản xuất theo giấy phép bản quyền của Nga. Phần lớn trong số hơn 1.000 xe tăng hiện có tại Ấn Độ là nhập khẩu từ Nga.
Vũ Anh
Theo Indian Express
Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh chống vũ khí sinh học của Mỹ ở Kazakhstan Dự án mang tên Trung tâm thí nghiệm nghiên cứu (CRL) - cấu trúc bê tông cao 4 tầng trị giá 102 triệu USD đang xây dựng ở thành phố Almaty, thủ đô cũ của Kazakhstan - phục vụ mục đích nghiên cứu những tác nhân sinh học có thể được sử dụng làm vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại nhân...