Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của TH tại Nga: Điểm sáng trong quan hệ kinh tế Việt- Nga
Chuyến thăm chính thức Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29/11-2/12 sẽ tạo đột phá mới trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga.
Cụ thể, từ ngày 29/11 đến ngày 2/12/2021, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga. Tham gia đoàn đại biểu cấp cao trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới lần này có Anh hùng lao động Thái Hương, Nhà Sáng lập – Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của Tập đoàn TH, doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ USD tại Nga.
Chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam diễn ra trong bối cảnh hai nước vừa cùng nhau kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (2020), 20 năm quan hệ Đối tác chiến lược (2021) với rất nhiều hoạt động thiết thực; đồng thời, hai nước đang tích cực chuẩn bị chào đón 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Trong lịch trình làm việc tại Nga, Chủ tịch nước sẽ tiếp Thống đốc tỉnh Kaluga, nơi Tập đoàn TH đang xây dựng Nhà máy chế biến sữa tươi và tổ hợp trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cũng sẽ tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Nga.
Bà Thái Hương tiếp Thống đốc tỉnh Kaluga.
Trước chuyến đi, trả lời phỏng vấn báo chí Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động giao lưu, trao đổi về kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hợp tác thương mại vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, năm 2020, kim ngạch thương mại hai nước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 15,2%; 9 tháng 2021, thương mại tiếp tục tăng 4,6%, dự kiến trong cả năm 2021, đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tăng 14%. Nhiều dự án hợp tác quy mô lớn đang được thúc đẩy triển khai, như dự án chăn nuôi bò sữa, chế biến các sản phẩm từ sữa của Tập đoàn TH true MILK tại Nga và dự án Khu công nghiệp Việt – Nga tại Việt Nam…”
Tập đoàn TH sang Nga đầu tư Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao trong thời kỳ cấm vận, là hình ảnh nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam sang nông nghiệp Nga. Đây không chỉ là thể hiện nghĩa cử cao đẹp “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trân trọng tình cảm và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia, mà còn là một quyết định nắm bắt điểm vàng trong kinh doanh.
Nhà đầu tư cũng nhận định, đất nước Nga đất đai màu mỡ, nguồn nước sạch, đất sạch dồi dào, khí hậu ôn đới hai mùa rõ rệt. Nói về nông nghiệp, nếu chú tâm thì Nga sẽ là cường quốc số một thế giới, riêng về bò sữa và thói quen dùng sữa thì Nga cũng nằm trong nhóm đứng đầu; bởi người Nga nhu cần sử dụng sữa 340 kg/người/năm; trong khi đó, chỉ số này ở Việt Nam và Đông Nam Á rất thấp, chỉ 25 kg/người/năm.
Tại Nga, TH đã liên tục tham gia Triển lãm thực phẩm thế giới Worldfood tại Moscow trong nhiều năm, các sản phẩm của TH luôn đạt giải Vàng và giải Đặc biệt về chất lượng, được người tiêu dùng Nga yêu mến.
Video đang HOT
Bà Thái Hương thị sát trang trại TH tại Moscow 1.
Dự án của TH tại Nga đang được triển khai mạnh mẽ tại tỉnh Moscow, Kaluga…Tháng 1/2018, TH đã hoàn thành xây dựng môt phần Trang trại chăn nuôi bò sữa tại huyện Volokolamsk, tỉnh Moscow. Bất chấp những khó khăn trở ngại vì cấm vận trong quan hệ thương mại Mỹ – Nga, TH đã nhập về Nga thành công 1.100 con bò sữa cao sản thuần chủng HF từ Mỹ. Đàn bò đã thích nghi với điều kiện sống, tăng trưởng rất tốt và tổng đàn hiện nay đã lên hơn 2.000 con. Nhờ vào nguồn gen cao sản, kỹ thuật công nghệ cao và khoa học quản trị tiên tiến, đàn bò hiện cho năng suất sữa trung bình cao hàng đầu nước Nga là khoảng 40-41 lít/con/ngày, gấp 2,5 lần năng suất sữa trung bình của Nga (chỉ 17 lít/con/ngày). Cá biệt có những con cho 104 lít/ngày, nhiều con cho 60-90 lít/ngày.
Trước đây, khi lập Dự án khả thi, TH xác định năng suất sữa tại Nga là 30 lít/con/ngày (tương đương năng suất bò sữa HF từ Mỹ ở trang trại của TH tại Việt Nam, cũng là mức cao nhất ở Đông Nam Á). Với mức năng suất vượt trội đạt tới 40 lít/con/ngày, chi phí sản xuất trên 1 lít sữa của TH là thấp nhất. Bên cạnh đó, với độ đạm 3,2, độ béo 4,0 cao nhất nước Nga, sữa thô của trang trại hiện đang được bán cho các hãng sữa lớn nhất tại Nga như Danone, Torzhok,… ở mức giá cao hàng đầu thị trường. Đây chính là những chỉ số quan trọng nhất chứng minh hiệu quả của dự án của TH ở Nga.
Tập đoàn TH được hỗ trợ rất lớn trong tiếp cận đất đai, đến nay đã nhận được gần 50.000 ha đất tại các tỉnh, nhưng đều là đất đai bị bỏ hoang hóa vài chục năm. TH đã đầu tư máy móc nông nghiệp hiện đại, công suất lớn để khai hoang, biến các khu vực đất hoang thành những cánh đồng màu mỡ. Những cánh đồng của TH tại tỉnh Moscow và Kaluga luôn được coi là những cánh đồng mẫu, được chọn làm nơi tổ chức những Cuộc thi trồng trọt, triển lãm máy nông nghiệp, khi tỉnh tổ chức các hội chợ nông nghiệp, TH luôn được chọn là đối tác chính của sự kiện. Bởi vậy, dự án nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các bộ, ban, ngành của Nga, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp, cũng như của chính quyền các tỉnh.
Hoàn thiện trang trại TH tại Moscow.
Hiện tại, vượt qua những bỡ ngỡ khi tiếp cận thị trường mới, TH đã điều chỉnh kế hoạch xây dựng và từng bước triển khai đúng tiến độ.
Tại tỉnh Moscow, trang trại đầu tiên ở quận Volokolamsk với quy mô 6.000 con hoàn thành giai đoạn 1 tháng 12/2021, giai đoạn 2 sẽ hoàn thành toàn bộ tháng 4/2023. Trang trại thứ 2 chăn nuôi 6.000 con tại quận Shatura sẽ bắt đầu được dựng tháng 04/2023 và hoàn thành vào quý IV/2024.
Tại tỉnh Kaluga, trang trại tại quận Ulyanovo quy mô 6.000 con hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 4/2022 và giai đoạn 2 tháng 4/2023. Tiếp sau đó trang trại tại quận Khvastovichi với quy mô tương đương cũng sẽ được bắt đầu xây dựng và dự kiến hoàn thành quý IV/2024.
Tập đoàn TH cũng đang hoàn thành thiết kế Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga – giai đoạn 1 quy mô 500 tấn. Nhà máy bắt đầu xây dựng tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành quý IV/2023. Giai đoạn 2 của nhà máy với công suất 1.000 tấn/ngày sẽ hoàn thành vào quý IV/2026. Cùng với xây dựng nhà máy, TH sẽ đẩy nhanh tiến trình chính thức ra mắt thương hiệu TH true MILK tại thị trường Nga.
Chứng kiến quá trình thực hiện dự án, hàng trăm người dân tại tỉnh Moscow và Kaluga trước kia bỏ lên thành phố tìm kiếm việc làm, nay đã quay lại làm việc hạnh phúc trên chính quê hương mình với mức lương xứng đáng. Khi dự án hoàn thành, số lao động được tạo việc làm sẽ lên tới hàng nghìn người.
Ngoài ra, Tập đoàn TH cũng đang làm việc với tỉnh Kaluga để tham gia vào chương trình xây nhà cho cán bộ công nhân viên tại các vùng quê, giúp người lao động ổn định nơi ở, phát triển những vùng quê còn hẻo lánh của tỉnh. Điều này cũng thể hiện cam kết đầu tư lâu dài và có trách nhiệm của Tập đoàn với các địa phương.
Nhân chuyến công tác tại Nga, bà Thái Hương – Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH đã cùng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các tỉnh tới thăm hỏi, làm việc với cán bộ, công nhân trang trại TH tại quận Volokolamsk – tỉnh Moscow cũng như có buổi nói chuyện và tặng quà công nhân tại công trường xây dựng Nhà máy sữa TH tại tỉnh Kaluga.
Bằng kinh nghiệm thành công với dự án 1,2 tỷ USD tại Việt Nam, chỉ sau 14 tháng đã ra sản phẩm thương mại đến với người tiêu dùng, Tập đoàn TH tiếp tục triển khai Dự án tại Nga với sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và tính nhân văn của thương hiệu là ánh sáng dẫn lối; tạo ra những sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp đạt chất lượng chuẩn quốc tế, hoàn toàn từ thiên nhiên từ đồng đất Liên bang Nga. Dự án không chỉ góp phần tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước, mà còn thể hiện sự sẻ chia, đồng hành cùng nước Nga phục hồi và phát triển nền sản xuất nông nghiệp từng đứng đầu thế giới, đem lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn, làm thay da đổi thịt vùng quê tại Liên bang Nga, góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
3 trụ cột chính để Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Theo lãnh đạo Đà Nẵng, thành phố tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển để trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sáng ngày 30/11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) tổ chức "Diễn đàn Xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng".
Đối tác chiến lược
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt bùng phát dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn là một trong số ít những nền kinh tế trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng dương, đứng thứ 40 thế giới.
"Với kết quả thu hút FDI tích cực trong năm 2020 (gần 29 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký), Việt Nam lần đầu tiên được đưa vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới", Thứ trưởng Phan Tâm thông tin.
Hội nghị Diễn đàn Xúc tiến đầu tư ICT Hàn Quốc vào Đà Nẵng sáng 30/11. Ảnh: S.T
Nhận định Hàn Quốc là thị trường nước dẫn đầu cả về vốn đầu tư và về số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây, Thứ trưởng Bộ TTTT cho hay, mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia đứng đầu về Chính phủ số và nền kinh tế số đóng góp 30% GDP. Việt Nam sẽ tạo ra một nền kinh tế số bao trùm trong tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải-logistic ... từ đó hình thành một thị trường và không gian hợp tác đủ lớn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.
"Chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới là chuyển đổi từ gia công, lắp rắp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng "Make in Viet Nam" - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam", Thứ trưởng Tâm nói thêm.
Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây. Ảnh: S.T
Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA - Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương kiêm Tổng Giám đốc KOTRA Hanoi cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đạt con số tích cực là 69 tỷ USD.
"Hàn Quốc dẫn đầu với vị trí số 1 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với tổng quy mô đầu tư luỹ kế khoảng 74 tỷ USD. Con số này đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như tình cảm của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Năm 2022, đánh dấu sự kiện quan trọng, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi hy vọng, Hàn Quốc và Việt Nam tiếp tục trở thành quốc gia có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược, cùng nhau phát triển mạnh mẽ", Chủ tịch KOTRA - Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương bày tỏ.
Trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết, ngành ICT (công nghệ thông tin và truyền thông-PV) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và địa phương trên thế giới, trong đó có Đà Nẵng.
"Đà Nẵng tự hào là một trong những thành phố đi đầu cả nước trong lĩnh vực ICT. Mặc dù đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội hai năm qua nhưng ngành ICT Đà Nẵng vẫn phát triển, tổng doanh thu vượt ngưỡng 1,3 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt gần 90 triệu USD", ông Sơn nói.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Hàn Quốc đã và đang là đối tác quan trọng của địa phương về đầu tư, thương mại, du lịch khi chiếm hơn 50% trong tổng số lượt du khách quốc tế đến TP và có số lượng dự án, vốn đầu tư cao nhất vào TP với 233 dự án với tổng vốn đạt 378 triệu USD.
Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Phước Sơn. Ảnh: S.T
Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay, Đà Nẵng định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành một đô thị sinh thái thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á, Đà Nẵng tập trung phát triển 3 trụ cột chính: Du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.
Trong đó, công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số sẽ tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn được chú trọng phát triển. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu về 2,34 tỷ USD tổng doanh thu toàn ngành ICT và đến năm 2030, ngành công nghiệp ICT sẽ đóng góp 15% trong tổng GRDP của TP. Để thực hiện mục tiêu này, TP chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống - làm việc và tập trung thu hút đầu tư vào 3 nội dung gồm: Đầu tư hạ tầng, đầu tư vào dữ liệu và ứng dụng thông minh.
"Đà Nẵng xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và mong muốn đẩy mạnh kết nối, kêu gọi sự quan tâm đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực ICT của TP", ông Sơn nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sỹ Chiều 26/11 (giờ địa phương), tại tòa nhà Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ tại thủ đô Berne, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Liên bang Thụy Sỹ Andreas Aebi. Tại buổi tiếp, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Andreas Aebi hoan nghênh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Thụy...