Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương tiếp nhận và xử lý nhiều vấn đề nóng
Tuy mới 2 ngày triển khai nhưng Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trực tiếp chỉ đạo đã tiếp nhận nhiều ý kiến của người dân liên quan đến việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, đồng thời kết nối các đơn vị vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng hóa vào TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Các nhà bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh nỗ lực không để trống quầy/kệ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN
Đây là giải pháp mà Bộ Công Thương chú trọng khi thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nhiều giải pháp cấp bách
Báo cáo nhanh của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương cho thấy, ngày 19/7, Tổ công tác đã làm việc trực tuyến với Sở Công Thương và Hiệp hội Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng như một số đơn vị, doanh nghiệp để nắm bắt các khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị.
Tại buổi làm việc, Tổ công tác đã tiếp nhận các vấn đề phát sinh của một số đơn vị như siêu thị MM Mega Market, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn SATRA, Saigon Co.op, Hiệp hội Vận tải TP Hồ Chí Minh…
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị, Tổ công tác đã kịp thời kết nối thông tin nguồn hàng của Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai do tỉnh Đồng Nai có thể cung cấp thịt lợn với số lượng 7.000-8.000 con/ngày, trứng khoảng 1 triệu quả/ngày; kết nối làm việc với Hiệp hội Vận tải TP Hồ Chí Minh để hỗ trợ trong khâu lưu thông khi cần thiết. Đồng thời, Tổ cũng đề nghị Hiệp hội Vận tải TP Hồ Chí Minh hỗ trợ vận chuyển cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ghi nhận những khó khăn trong quá trình lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn các địa phương mở lại chợ truyền thống song vẫn phải đảm bảo phòng chống dịch.
Trên cơ sở có hướng dẫn và tạo “luồng xanh” cho phương tiện vận tải, Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các tỉnh, thành lân cận xây dựng phương án và tổ chức vận chuyển hàng hóa thiết yếu bằng “luồng xanh” đường thủy và áp dụng ngay trong ngày 19/7.
Chính vì vậy, Tổ công tác đã huy động 5 tàu cao tốc của công ty TNHH Công nghệ Xanh DP (Greenline) để vận chuyển hàng hóa bình quân khoảng 20 tấn hàng hóa/chuyến tàu.
Lộ trình của các chuyến tàu này sẽ đi từ cảng, bến thủy nội địa thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long theo sông Tiền đến kênh Chợ Gạo qua sông Vàm Cỏ hoặc theo hướng kênh Nước Mặn nối sông Cần Giuộc đến sông Soài Rạp qua sông Nhà Bè tiếp nối sông Sài Gòn đến Bến Bạch Đằng và ngược lại.
Ngay trong ngày 19/7, chuyến hàng đầu tiên bằng tàu Greenline từ Tiền Giang về Thành phố được triển khai thuận lợi, đưa gần 20 tấn rau củ quả về TP Hồ Chí Minh để cung ứng vào hệ thống Bách Hóa Xanh.
Sáng nay 20/7, Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương đã làm việc với Tổ công tác đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, cơ quan liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ, cung ứng nông sản trong mùa dịch cho các tỉnh thành miền Nam; đồng thời, bàn bạc thống nhất về nhiệm vụ của 2 Tổ và sự phối hợp giữa 2 Tổ để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa
Về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh, hệ thống siêu thị MM Mega Market cho biết đã tăng lượng hàng hóa dự trữ thiết yếu gấp 3-4 lần gồm thực phẩm và phi thực thẩm dự trữ hiện tại và lượng hàng hóa thiết yếu đang đặt nhà cung cấp giao tăng từ 60-70 ngày so với bình thường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cam kết sẽ tổ chức những xe hàng lưu động, chuyến hàng đồng giá 0 đồng để đưa hàng đến các vùng khó khăn do bị phong tỏa để phục vụ nhu cầu người dân.
Theo Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn SATRA, đơn vị này đã huy động lượng hàng hóa thiết yếu tăng lên gấp 4-5 lần so với bình thường. Nguồn hàng dự trữ tại kho hiện nay đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong khoảng 3 tuần (trước đây là 1 tháng). Về giá cả hàng hóa được giữ ổn định từ đầu tháng 7 đến nay. Một số mặt hàng có biến động khoảng 3-5% do chi phí vận chuyển tăng.
Ngoài ra, hệ thống siêu thi Saigon Co.op cũng đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu như gạo, đường, mắm, muối tại các hệ thống siêu thị khoảng 45 ngày bán hàng, tại các trung tâm phân phối là khoảng 2 tháng.
Đặc biệt, hệ thống siêu thị cam kết đầy đủ nguồn hàng, giá cả không tăng, đặc biệt là giá các mặt hàng thiết yếu trong danh sách bình ổn của Thành phố. Lượng rau về TP Hồ Chí Minh bình quân là khoảng 700 tấn, thịt là 150 tấn/ngày. Saigon Co.op sẽ tổ chức những chuyến xe lưu động, chuyến hàng đồng giá 0 đồng để đưa hàng đến các vùng khó khăn bị phong tỏa để phục vụ nhu cầu người dân.
Hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart đang có khoảng 1.000 các cửa hàng tiện ích và siêu thị cung cấp khoảng 100-120 tấn thịt/ngày, 270-300 tấn rau củ/ngày, 50-70 tấn trái cây/ngày, 80-100 tấn thủy hải sản/ngày. Siêu thị khẳng định lượng hàng tại hệ thống siêu thị đủ cung ứng cho người tiêu dùng.
Đáng lưu ý, hệ thống đang dự trữ lượng hàng hóa tăng 300% so với bình thường, tương ứng khoảng 40-60 ngày tiêu thụ và có 3 kho dự trữ hàng; trong đó, có 2 kho ở TP Hồ Chí Minh và 1 kho ở tỉnh Bình Dương.
Hiệp hội vận tải TP Hồ Chí Minh chia sẻ đã bố trí 5.000 xe được cấp giấy thông hành, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, siêu thị trong khâu lưu thông, vận chuyển. Đồng thời, Hiệp hội cam kết không tăng giá và sẵn sàng hỗ trợ về chi phí vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp.
Thị trường dần ổn định
Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt Bộ Công Thương, ngày 20/7, lượng khách mua sắm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi giảm so với các ngày trước đó và đi vào ổn định.
Tại hệ thống chợ, sức mua giảm nhẹ từ 5 – 10% so với ngày 19/7; hệ thống siêu thị, sức mua ngày 19/7 giảm 15% so với ngày 18/7 và gần 25% so với ngày thường.
Cùng với đó, hàng hóa tại các hệ thống phân phối được cung ứng đầy đủ, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả ổn định. Các hệ thống phân phối cũng tăng thời gian bán hàng để phục vụ người dân, tăng cường nhận đặt hàng qua điện thoại, qua online và giao tận nhà; áp dụng việc mua giới hạn một số loại hàng hóa được bình ổn giá để ngăn tình trạng người mua số lượng lớn để ra ngoài bán lại.
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã huy động các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, logistics, có đủ năng lực và điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa để cung cấp nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định, chất lượng đảm bảo tại hơn 1.000 điểm bán như: hệ thống Pharmacity, Con Cưng, Guardian, Hoa Yêu Thương…
Thành phố cũng công khai thông tin 2.833 điểm bán theo từng địa bàn Thành phố, quận huyện để người dân được biết và đến mua sắm. Ngoài các điểm bán hàng nêu trên, các điểm bán hàng khác trên địa bàn vẫn hoạt động bình thường; hình thức bán hàng online, đặt hàng trực tuyến đều tăng mạnh.
Trong sáng 20/7, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức thêm 82 điểm bán hàng và điểm lưu động nâng tổng số lên 634 điểm bán.
Cũng theo ghi nhận của Tổ công tác, tỉnh Đồng Tháp có 43/182 chợ, 1/9 siêu thị, 6/52 cửa hàng tiện lợi đã ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Tuy nhiên, tỉnh đã huy động 54 đơn vị tham gia cung ứng hàng nông sản để đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu; sức mua giảm do người dân hạn chế ra ngoài. Người dân được thông báo rộng rãi về các điểm bán hàng tạm dừng hoạt động để đi mua hàng hóa ở các chợ, cửa hàng lân cận; triển khai mô hình đi chợ hộ, bán hàng online.
Với tỉnh An Giang hiện có 4 chợ gồm Châu Phú có 3 chợ và 1 chợ An Phú nằm trong khu vực phong toả và chưa hoạt động trở lại. Các chợ còn lại, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích vẫn mở cửa hoạt động bình thường.
Ngoài ra, tỉnh có 20 chợ tại Long Xuyên 8 chợ; Châu Thành 12 chợ và 16 xã, 2 thị trấn của huyện Chợ Mới thực hiện phát phiếu đi chợ vào các ngày chẵn hoặc lẻ.
Trong ngày 20/7, tình hình trao đổi hàng hóa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh diễn ra ổn định với sức mua không tăng so với ngày 19/7. Hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm… có nguồn cung dồi dào.
Riêng một số cửa hàng của hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh đang khan hiếm các mặt hàng thực phẩm tươi sống do kho hàng đặt tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ có ca nhiễm COVID-19. Giá các loại thực phẩm tươi sống trong ngày nhìn chung có tăng nhẹ hơn so với ngày thường.
Theo đánh giá của Tổ công tác, đến nay nhìn chung, tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nguồn cung hàng thực phẩm kể cả thực phẩm tươi sống như rau, củ, quả dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân nhưng ít người mua. Giá bán ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi không tăng.
Hơn nữa, tại các chợ truyền thống đa số còn hoạt động, chỉ ở những tỉnh có nhiều người nhiễm COVID-19 như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, nhiều chợ phải đóng cửa đến nay vẫn hoạt động bình thường, bán đầy đủ các loại hàng hoá, giá giảm so với ngày trước khi thực hiện giãn cách. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hoá từ các địa phương về TP Hồ Chí Minh ngược lại vẫn còn khó. Do vậy, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương vẫn tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế và các địa phương để tháo gỡ.
Giãn cách 19 tỉnh: Sẵn sàng phương án tiếp ứng, đảm bảo đầy đủ hàng hóa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có kế hoạch chuẩn bị cho tình huống áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh, thành phố.
"Chúng ta chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm phục vụ đời sống người dân. Song người dân cũng phải chuẩn bị tinh thần là sẽ có những xáo trộn nhất định" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với TPHCM và các tỉnh, thành phố khác để có phương án vận chuyển hàng hóa đến những nơi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg và đưa đến các nơi cần thiết nhất để người dân thuận tiện trong tiếp cận thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống.
Tuy nhiên, mỗi địa phương có đặc điểm tình hình khác nhau nên Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nhất là Bộ Công Thương, để đưa ra khuyến cáo cụ thể với người dân.
Đơn cử như TPHCM đang dừng hoạt động khoảng 2/3 chợ truyền thống và đầu mối, 30% nhu cầu còn lại của người dân tập trung vào các siêu thị, trung tâm thương mại, do đó, phải tăng giờ bán lên hằng ngày và phải tính đến việc mở lại một số chợ truyền thống với điều kiện bảo đảm quy định phòng, chống dịch để tăng đầu mối cung cấp thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Mặt khác, một mô hình đang được áp dụng thành công, có hiệu quả là tổ chức bán hàng lưu động, không chỉ địa phương mà nhiều cơ quan cũng đã vào cuộc như hệ thống bưu điện, Viettel Post. Thời gian tới, chúng ta phải có sự phối hợp tốt hơn, nhịp nhàng hơn để phục vụ người dân.
Các Bộ, ngành đã sẵn sàng phương án tiếp ứng cho khu vực phía Nam giãn cách xã hội (Ảnh: Bảo Kỳ).
Ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, với kinh nghiệm áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, TPHCM, Chính phủ và các bộ ngành luôn cố gắng hết sức bảo đảm đủ hàng phục vụ nhu cầu người dân. Mong người dân bình tĩnh, tin tưởng vào các chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương.
Bộ Công Thương làm hết sức mình để bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhất có thể nhu cầu thiết yếu của người dân. Nếu người dân đổ xô tới những nơi đông người cũng là một nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Người dân không nên nóng ruột, tích trữ mua nhiều hàng hóa mà cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, địa phương.
Phân luồng giao thông bảo đảm thông suốt
Rút kinh nghiệm từ hoạt động điều phối giao thông liên tỉnh thời gian qua có tắc nghẽn cục bộ, ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hóa tại TPHCM và một số tỉnh, ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) - cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ GTVT đã trực tiếp điều hành, tổ chức lại việc phân luồng, phân tuyến, áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR thống nhất với các địa phương để bảo đảm các xe vận tải hàng hóa được lưu thông trong khu vực có dịch và không có dịch.
Triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg theo văn bản mới nhất của Thủ tướng, Bộ đã phân lại luồng, quy định cụ thể để bảo đảm giao thông trong khu vực 19 tỉnh, thành phố luôn suôn sẻ và tổ chức giao thông giữa 19 tỉnh, thành phố với các địa phương khác bảo đảm thông suốt. Bộ cũng cử cán bộ phối hợp với ngành y tế để xét nghiệm nhanh các lái xe ngay tại chốt kiểm soát tại các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Theo quy định của Bộ Y tế, những người đi trên phương tiện vận tải phải có kết quả xét nghiệm âm tính, khi chưa có kết quả xét nghiệm thì tổ chức xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm soát khi ra, vào vùng dịch.
Nhu cầu xét nghiệm của lái xe, phụ xe và người đi trên xe rất cao, Bộ GTVT đã chỉ đạo các Sở GTVT phối hợp chặt chẽ với các Sở Y tế để khẩn trương thống kê, tổ chức xét nghiệm cho các lái xe có nhu cầu. Hiện thời gian có hiệu lực của kết quả xét nghiệm là 3 ngày, Bộ GTVT và Bộ Y tế sẽ phối hợp để xem xét điều chỉnh thời gian hiệu lực phù hợp với tình hình.
Về việc thực hiện luồng xanh hàng hóa còn bất cập tại một số nơi, vừa qua Bộ GTVT giao các Sở GTVT cấp mã QR cho các xe, tuy nhiên, việc này thực hiện còn chậm. Từ ngày 19/7, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức cấp mã QR để giúp các doanh nghiệp và lái xe được cấp nhanh, lưu thông nhanh hơn.
Tăng cường nhân lực, thiết bị, sinh phẩm chống dịch cho các tỉnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thông tin, Bộ Y tế đã cử nhiều đội công tác đặc biệt vào hỗ trợ TPHCM và các tỉnh phía Nam. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ đã xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, chủ động phối hợp với các địa phương, đơn vị chăm sóc sức khỏe chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra.
Khi dịch xảy ra, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính về con người, nhân lực cho truy vết, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị và các công tác khác.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm chính trong bảo đảm trang thiết bị, máy móc, vật tư, thuốc men và các sinh phẩm qua đấu thầu, mua sắm tập trung và huy động mọi nguồn lực, kể cả xã hội hóa.
Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm chính trong bảo đảm nhân lực và trang thiết bị, sinh phẩm để hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong chống dịch thời gian tới.
Thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chiều 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng thiết yếu cho người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch. Thành lập ban chỉ...