Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ: EVN phải đảm bảo đủ điện
Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) chiều 21.6, tại Hà Nội; trong đó, ghi nhận nỗ lực của EVN trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đời sống dân sinh.
Ông Nguyễn Cao Lục – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ phó Tổ công tác đã chủ trì buổi làm việc này. Về phía EVN, có sự tham dự của ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV EVN, ông Đặng Hoàng An – Tổng giám đốc EVN.
Ông Nguyễn Cao Lục đánh giá cao nỗ lực của EVN trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
Đảm bảo cung ứng điện an toàn, tin cậy
Báo cáo Tổ công tác, ông Đặng Hoàng An – Tổng giám đốc EVN cho biết, 6 tháng đầu năm, EVN đảm bảo cung cấp đủ điện, ổn định, cho phát triển kinh tế – xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 95,7 tỷ kWh, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng điện thương phẩm đạt 84,1 tỷ kWh, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước.
EVN cũng thực hiện có hiệu quả công tác đầu tư – xây dựng các công trình nguồn và lưới điện. Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm có thêm 1.075 MW đi vào hoạt động, đảm bảo năm 2017 có 1.635 MW cung cấp cho hệ thống điện quốc gia. “Đến nay, tổng công suất nguồn điện toàn quốc là 43.010 MW. Quy mô hệ thống điện của Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong các nước ASEAN và 30 của thế giới” – ông Đặng Hoàng An cho hay.
Ngoài ra, EVN cũng đã hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 và đang thực hiện giai đoạn 2017 – 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý, điều hành như sự cố Thủy điện Sông Bung 2, thiếu sót trong công tác môi trường ở Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 2 sau khi đi vào vận hành, một số dự án nhiệt điện than chậm tiến độ cũng gây ảnh hưởng đến cung cấp điện trong hệ thống… Tuy nhiên, EVN đã kịp thời khắc phục các hạn chế này. Cụ thể, Tập đoàn đã tập trung xử lý cửa nhận nước và hầm dẫn dòng ở Thủy điện Sông Bung 2, đảm bảo an toàn chống lũ năm 2017 và tích nước để phát điện các tổ máy vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Đồng thời, Tập đoàn rà soát hiện trạng phát thải các NMNĐ đốt than, triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp, cải thiện các chỉ số môi trường. Riêng NMNĐ Vĩnh Tân 2, Tập đoàn đã hoàn thành cải tạo và đưa vào hoạt động hệ thống lọc bụi tĩnh điện và giải quyết triệt để tình trạng khói đen trong tất cả các chế độ vận hành của 2 tổ máy; NMNĐ Duyên Hải 1 cũng đã được Tổng cục Môi trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường vào ngày 13.6.
Ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV EVN khẳng định EVN sẽ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Tổ công tác
EVN thể hiện tốt vai trò là Tập đoàn nòng cốt
Ông Nguyễn Cao Lục khẳng định, EVN đã thể hiện tốt vai trò là Tập đoàn nòng cốt, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn đã bám sát các chỉ đạo của Chính phủ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Cụ thể, EVN đã hoàn thành 129/153 nhiệm vụ (đạt 84,3%), 24 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn (15,7%), không có nhiệm vụ quá hạn.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Cao Lục cũng đề nghị Tập đoàn cần tiếp tục đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện trong thời gian tới. Đặc biệt, lên phương án vận hành tối ưu các nhà máy trong hệ thống để chủ động tích nước đảm bảo điện mùa khô 2018; huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án để đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế; chú trọng công tác đảm bảo an ninh an toàn viễn thông;…
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục chỉ đạo: “Sản xuất và phân phối điện là một trong 4 ngành công nghiệp nhóm 1, theo yêu cầu của Thủ tướng, phải đạt tăng trưởng 11,5% trong năm 2017, bảo đảm đủ điện cho nền kinh tế. Với những vấn đề cấp bách như vướng mắc trong công tác GPMB, EVN cần báo cáo ngay để Chính phủ có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ các dự án”.
Ông Dương Quang Thành – Chủ tịch HĐTV cho biết, EVN sẽ thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Tổ công tác, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 24 nhiệm vụ còn lại. Chủ tịch HĐTV EVN cũng cam kết đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện cả nước với mức tăng trưởng 11,5% theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo Danviet
EVN xem khách hàng là trung tâm
Sự chuyển biến mạnh mẽ từ độc quyền sang dịch vụ chăm sóc khách hàng đã tạo ra những đổi thay lớn trong cách nhìn, cách nghĩ của người dân với ngành điện; quyết định sự phát triển bền vững của chính Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thay đổi từ những con số...
Theo Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An, năm 2016, EVN đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu về kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD-DVKH). Cụ thể, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đạt 11,21%, cao hơn 0,51% so với kế hoạch; tổn thất điện năng đạt 7,57%, giảm 0,13% so với kế hoạch; mức độ hài lòng của khách hàng đạt 7,69/10 điểm, tăng 0,42 điểm so với năm trước đó...
Ngành điện đã dần thay đổi cách tiếp cận, cách bán hàng, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ảnh: V.H
Với chủ đề "Đẩy mạnh khoa học công nghệ", năm nay, EVN sẽ tập trung đầu tư các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác KD-DVKH như: Đến quý IV/2017 sẽ cung cấp trực tuyến 100% các dịch vụ điện lực; Ứng dụng 100% thiết bị điện tử (máy tính bảng, điện thoại di động...) và phần mềm vào các dịch vụ cấp điện mới, ghi chỉ số công tơ, kiểm tra hệ thống đo đếm, xử lý sự cố; Triển khai thanh toán tiền điện trực tuyến trên website chăm sóc khách hàng của các tổng công ty điện lực...
Làm một phép so sánh dễ dàng nhận thấy, nhiều năm trước tình trạng cắt điện luân phiên, cắt điện đột xuất không báo trước diễn ra thường xuyên... Nhưng hiện nay, trên cả nước hầu như không còn tình trạng cắt điện luân phiên. Mỗi lần cắt điện để sửa chữa, xử lý sự cố đều được thông báo trước. Các sự cố về điện cũng đã giảm nhiều. Việc ghi chỉ số công tơ cũng đã được nhắn tin với ngày ghi cụ thể để khách hàng cùng tham gia giám sát.
Với mục tiêu "cung cấp đủ điện với chất lượng ngày càng tốt hơn", ngành điện đang đầu tư rất lớn cho nguồn nhân lực chăm sóc và thực hiện dịch vụ khách hàng với những chỉ tiêu cụ thể và thường xuyên đào tạo, chấn chỉnh đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Đến nay, EVN đã đưa vào hoạt động 5 trung tâm chăm sóc khách hàng (CSKH) thuộc 5 tổng công ty điện lực và mở khoảng 900 phòng giao dịch khách hàng trên toàn quốc, giúp người dân dễ dàng tiếp cận tìm hiểu các dịch vụ cũng như trực tiếp kiến nghị khi có những thắc mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình sử dụng điện.
Cũng trong năm qua, 5 tổng công ty điện lực đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng để cấp điện cho các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Tính đến hết năm 2016, cả nước có 99,97% xã/phường/thị trấn với 99,12% số hộ dân được sử dụng điện, tăng gần 160.000 hộ dân được sử dụng điện so với năm 2015.
Còn nhiều khó khăn, thách thức
Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Dương Quang Thành cho biết, công tác KD-DVKH của Tập đoàn đã được cải thiện đáng kể. Kết quả về độ tin cậy cung cấp điện khá ấn tượng như SAIDI (tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân) giảm 28,03%, SAIFI (tần suất mất điện kéo dài bình quân) giảm 21,25% so với năm 2015...
"Tại hội nghị tổng kết của EVN diễn ra đầu tháng 1 vừa qua, Tập đoàn cũng được Thủ tướng Chính phủ khen ngợi và đánh giá cao. Đó là sự nỗ lực rất lớn của toàn Tập đoàn, đặc biệt là từ năm 2013, khi EVN bắt đầu thực hiện đổi mới công tác KD-DVKH" - ông Thành chia sẻ.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng tiếp theo, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN cho biết, chỉ tiêu tiếp cận điện năng mặc dù đã tăng 5 bậc so với năm 2015, nhưng Việt Nam vẫn đang ở vị trí 96/190 nền kinh tế và đứng thứ 7 các nước ASEAN. Đáng nói, khoảng cách của Việt Nam so với quốc gia đứng thứ 6 trong các nước ASEAN vẫn còn rất xa (45 bậc). Do đó, nhiệm vụ trong thời gian tới của EVN còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Chia sẻ với báo chí, ông Dương Quang Thành cho biết, với phương châm "khách hàng là sự sống còn của doanh nghiệp", ngành điện đã dần thay đổi cách tiếp cận, cách bán hàng, phục vụ khách hàng. Sự chuyển biến mạnh mẽ từ tư tưởng độc quyền sang dịch vụ chăm sóc khách hàng đã tạo ra những đổi thay lớn trong cách nhìn, cách nghĩ của người dân với ngành điện, quyết định sự phát triển bền vững của EVN. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của khách hàng đang trở thành một trong những nét văn hóa doanh nghiệp EVN.
Năm 2017, bên cạnh các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh, chỉ số đo mức độ hài lòng của người dùng điện tiếp tục được coi là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng sự thành công của các đơn vị điện lực. Không chỉ mời tư vấn độc lập đánh giá sự hài lòng của khách hàng, EVN còn phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành "đo" sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp với ngành điện... Những động thái này rõ ràng cho thấy sự thay đổi lớn trong phương châm hoạt động của ngành điện: Lấy khách hàng là trung tâm của sự phát triển
Tổng Giám đốc Tập đoàn Đặng Hoàng An nhấn mạnh: "Chúng ta cần tiếp tục chuyển đổi nhận thức là đơn vị kinh doanh và xác định công tác KD-DVKH phải được đặt lên hàng đầu. Các đơn vị cần tiếp tục nâng cao độ tin cậy cung ứng điện, giảm thời gian mất điện. Nếu cắt điện sửa chữa phải thông báo trước; Phải trả điện đúng giờ đã thông báo với khách hàng; Quyết liệt thực hiện các giải pháp giảm thời gian tiếp cận điện năng; Nâng cao độ hài lòng của khách hàng".
Cũng theo lãnh đạo Tập đoàn: "Con đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Các đơn vị cần quyết tâm thực hiện thật tốt nhiệm vụ KD-DVKH trong năm 2017 cũng như những năm tới".
Theo Danviet
Sếp EVN: Không có 137.000 tỷ, 5 năm nữa Việt Nam thiếu điện Ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thừa nhận để có 137.000 tỷ đồng là rất cam go, nhưng nếu dừng đầu tư, Việt Nam sẽ thiếu điện sau 5 năm nữa. Tới đây tập đoàn phải huy động nguồn điện chạy dầu khoảng 2,2 tỷ kWh. Ảnh: Hoàng Hà. Mới đây, ông Đặng Hoàng An,...