Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố hết dịch Ebola tại CHDC Congo
Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua (21/11) đã tuyên bố chấm dứt đợt bùng phát dịch Ebola tại Cộng hòa dân chủ Congo.
Theo thông cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, vào cuối tháng 8 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới được thông báo về đợt bùng phát dịch Ebola tại tỉnh Equateur của Cộng hòa dân chủ Congo. Tuy nhiên, tính đến ngày 20 tháng 11 vừa qua, tức là sau 42 ngày kể từ khi ca lây nhiễm Ebola mới nhất được phát hiện tại Cộng hòa dân chủ Congo, quốc gia Tây Phi này không phát hiện thêm trường hợp nhiễm mới.
WHO công bố Congo hêt dịch Ebola
Video đang HOT
Thông cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng đánh giá cao sự điều phối và xử lý dịch bệnh hiệu quả tại nước này, bao gồm cả việc phản ứng nhanh với đợt bùng phát tại tỉnh Equateur cũng như việc xác định và giám sát các tiếp xúc giữa bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một quốc gia có thể được tuyên bố là hết dịch Ebola sau thời hạn 42 ngày mà không có ca nhiễm mới Ebola được phát hiện.
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới công bố ngày 19/11 vừa qua, tính đến nay đã có tới hơn 5 nghìn 420 người tử vong trong tổng số trên 15 nghìn ca nhiễm vi-rút Ebola ở 8 quốc gia. Trong số ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là Liberia. Trong khi đó, Mali, quốc gia bùng phát dịch bệnh muộn nhất, ghi nhận 6 ca nhiễm vi-rút Ebola và 5 người đã tử vong./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Hãy giảm tốc độ vì mạng sống của chính mình
Đó là chủ đề của Ngày Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT đường bộ năm nay. Mỗi năm trên toàn thế giới, TNGT đã khiến 1,3 triệu người chết, 20-50 triệu người bị thương nặng.
Có 6 yếu tố chính dẫn đến TNGT: Đi quá tốc độ, uống rượu bia, không cài dây an toàn, không sử dụng các biện pháp an toàn cho trẻ em, không đội mũ bảo hiểm, sử dụng điện thoại di động. Trong đó, vi phạm tốc độ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tai nạn. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tốc độ càng cao thì người điều khiển xe càng có ít thời gian để dừng xe và tránh các vụ va chạm.
Một chiếc xe đi với tốc độ 80 km/h thì khả năng tử vong khi xảy ra va chạm cao gấp 20 lần so với một chiếc xe đi với tốc độ 30 km/h. Cứ mỗi 1km/h tăng tốc, thì tỷ lệ va chạm gây tử vong tăng 4-5%. Tuy nhiên, việc hạn chế tốc độ lại khá đa dạng ở nhiều mức độ tại nhiều nước. Hiện mới chỉ có khoảng 60 quốc gia hạn chế tốc độ phương tiện trong đô thị là 50 km/h.
Vi phạm tốc độ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TNGT
Đó là lý do Liên hợp quốc lấy chủ đề của Ngày Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT đường bộ năm nay (16/11): Tốc độ giết chết bạn - Hãy giảm tốc độ. Trong thông điệp nhân ngày này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon kêu gọi: "Tôi kêu gọi hành động toàn cầu trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn. Cùng với các đối tác của mình, Liên hợp quốc sẽ thực hiện nhiều sáng kiến, trong đó có việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị cấp cao toàn cầu lần thứ 2 về an toàn đường bộ tại Brasil vào tháng 11/2015. Ngày này chúng ta cùng nhau cam kết một lần nữa trong việc biến các đường phố trở thành nơi an toàn cho tất cả mọi người.
Ngày Tưởng niệm các nạn nhân TNGT được tổ chức Hòa bình đường bộ (Road Peach) khởi xướng năm 1993. Tháng 10/2005, Liên hợp quốc chọn ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 11 hàng năm là "Ngày Tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT". Năm nay, tại Ireland, Hiệp hội nạn nhân đường bộ sẽ cùng gia đình, bạn bè thắp nến tưởng niệm, phóng sinh chim bồ câu trắng, thả bóng bay để tưởng nhớ những người đã chết vì TNGT, đồng thời bày tỏ hy vọng về sự an toàn trên các tuyến đường.
Tại Georgia, Georgia Autosport và tổ chức Đối tác vì an toàn đường bộ khởi động chiến dịch kéo dài suốt một năm tại các trường học về vấn đề tốc độ của người lái xe, với slogan "Georgia Autosport vì an toàn đường bộ - hãy đi chậm lại". Kenya tổ chức chuyến lữ hành an toàn đường bộ bắt đầu vào ngày 13/11 tại Momsaba và tới Nairobi vào ngày 16/11 sau đó sẽ kết thúc hành trình vào ngày 19/11 tại thị trấn biên giới Malaba. Thông điệp của hoạt động này là "Thương vong đường bộ là có thể ngăn ngừa được và an toàn đường bộ là trách nhiệm của tất cả chúng ta".
Theo Giao thông Vận tải
VN hoàn toàn có thể đối phó nếu dịch Ebola xâm nhập Đến nay đã có 5.009 trường hợp tử vong vì Ebola trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, virus Ebola vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam và Việt Nam hoàn toàn có thể đối phó được trong trường hợp dịch Ebola xâm nhập. Sau khi có một hành khách nghi sốt nhiễm Ebola trở về từ châu Phi...