Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo: Uống hơn 4 lít nước mỗi ngày rất dễ bị ngộ độc nước
Nếu bạn uống quá nhiều nước vượt khả năng xử lý của thận sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Thời tiết nóng nực khiến con người đổ nhiều mồ hôi, uống nước là điều cần thiết để bù lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, mỗi người cần phải lưu ý lượng nước nạp vào cơ thể. Nếu bạn uống quá nhiều nước vượt khả năng xử lý của thận sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo: Nếu uống hơn 4 lít nước mỗi ngày, bạn có thể bị ngộ độc, tổn thương chức năng của não bộ, thậm chí dẫn đến tử vong.
Christina, một bệnh nhân được chẩn đoán hạ natri máu, hay còn gọi là ngộ độc nước, cho biết: “Tôi cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi. Tôi cứ nghĩ là mình bị mất nước nên uống càng nhiều nước. Sau đó, tôi bị ngất và mẹ đã gọi điện cho xe cứu thương, thật may là họ đã đến và cứu tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần”.
Nghiên cứu cho thấy, vận động viên chạy marathon sau khi nạp quá nhiều nước vào cơ thể trong khoảng thời gian ngắn sẽ đối mặt với nguy cơ ngộ độc nước. Năm 2002, một vận động viên thi chạy marathon vì uống quá nhiều nước đã dẫn đến tình trạng não úng thúy và tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, lượng nước mỗi người nạp vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào yếu tố như thời tiết và vận động cơ thể mà người đó thực hiện. Lời khuyên là nam giới cần khoảng 3,7 lít nước/ngày, nữ giới cần khoảng 2,7 lít nước/ngày.
Ngộ độc nước là gì?
Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và nôn mửa thường khiến nhiều người không nhận ra được tình trạng ngộ độc nước, dẫn đến tình trạng điều trị muộn và tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc nước và tác nhân tác động:
Có thể thấy, việc hấp thu một lượng nước ổn định mỗi ngày là rất tốt khi giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tuy vậy việc uống quá nhiều nước cho phép liều lượng, vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột.
Video đang HOT
Natri là chất điện phân chính trong cơ thể, khi cơ thể bị mất điện giải natri bị hạ nhanh chóng. Nếu tiếp tục uống thêm nước sẽ khiến phần chất lỏng này tích tụ trong não, tim và phổi gây rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận, gây sốc phản vệ và tử vong đột ngột.
Tác nhân gây ngộ độc nước:
Hấp thu quá nhiều nước sẽ gây ngộ độc, do nước không phải là một chất dinh dưỡng và việc uống quá nhiều sẽ biến nước trở thành một chất độc. Bên cạnh đó, những tác nhân sau đây cũng thúc đẩy con người uống nước nhiều hơn, vượt quá mức cho phép:
- Trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp, khiến việc chỉ cần hấp thu quá lượng nước trẻ có thể chịu đựng sẽ khiến mức natri bị hạ mạnh, gây ngộ độc.
- Luyện tập thể dục cường độ cao, ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đặc biệt việc uống quá nhiều và liên tục trong khi vận động, chạy bộ sẽ khiến hạ natri máu, gây ngộ độc.
- Cơ thể làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, thúc đẩy hấp thu nhiều nước hơn. Đặc biệt ở người làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Sử dụng chất kích thích, dùng MDMA (thuốc lắc) khiến cơ thể và trí óc bị kích động, đổ mồ hôi.
- Người bị rối loạn tâm thần, luôn muốn uống nước liên tục khiến cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc nước mà không hay biết.
Theo Health.udn/Helino
9 dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước
Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhắc nhở chúng ta uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại có thể dẫn tới ngộ độc nước, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.
Luôn cầm chai nước trên tay
Nếu bạn mang theo bình nước cả ngày và lập tức nạp lại khi nó hết thì có thể bạn đã uống quá nhiều nước. Thường xuyên uống nước có thể khiến nồng độ natri trong máu giảm thấp, khiến các tế bào trong cơ thể bạn bị sung nề.
Theo Tamara Hew-Butler, một chuyên gia về tập luyện khoa học của ĐH Oakland, điều này có thể gây nguy hiểm khi não bị phù. Bởi hộp sọ chỉ chịu đựng được tối đa độ phồng 8-10% của não bộ.
Uống nước ngay cả khi không khát
Cách tốt nhất để biết liệu cơ thể có cần nước không là cảm giác khát.
"Cơ thể chúng ta lập trình để chống mất nước bởi chúng ta luôn sống trong sợ hãi về tình trạng khan hiếm hay không có đủ nước. Vì vậy cơ thể đã tạo ra cơ chế để bảo vệ khỏi tình trạng mất nước - cảm giác khát. Cơ thể càng cần nhiều nước, cảm giác khát sẽ càng tăng", Tamara giải thích.
Nước tiểu trong veo
Nếu bạn uống lượng nước vừa phải, nước tiểu sẽ có màu vàng trong suốt. Mặc dù một số người tin rằng nước tiểu trong mới là dấu hiệu của cơ thể đủ nước nhưng thực tế là nếu nước tiểu không có sắc tố thì đó là dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước.
Đối với hầu hết mọi người, 8-10 ly nước một ngày là bình thường. Đề xuất này phụ thuộc vào chiều cao, trọng lượng và khả năng vận động của từng cá nhân.
Đi tiểu thường xuyên, kể cả trong đêm
Hầu hết mọi người sẽ đi vệ sinh 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày thì bạn có thể đã uống nhiều nước hơn cơ thể cần. Để ngăn ngừa tình trạng đi tiểu đêm, cốc nước cuối cùng bạn uống nên trước khi ngủ nên là đôi tiếng để thận có kịp thời gian để lọc nước.
Cảm thấy buồn nôn và nôn
Khi bạn uống quá nhiều nước, thận sẽ không thể loại bỏ nước thừa và nước sẽ bắt đầu "xâm chiếm" các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này gây ra một số biểu hiện khó chịu như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Cảm giác đau đầu cả ngày
Đau đầu là dấu hiệu của thừa nước và mất nước, tương tự như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng muối trong cơ thể giảm, khiến các tế bào bị phù.
Khi lượng muối trong cơ thể giảm, các tế bào sẽ trương nở. Khi bạn uống quá nhiều nước, kích thước não bộ sẽ tang lên và gây áp lực nội sọ. Điều này có thể gây ra đau đầu và các vấn đề nghiêm trọng hơn như suy giảm trí nhớ, khó thở.
Tay, chân và môi sưng lên
Trong nhiều trường hợp hạ natri máu, môi, tay và chân có thể sung lên hoặc đổi màu. Khi tất cả các tế bào trong cơ thể chứa đầy nước, da của bạn cũng sẽ mọng lên. Những người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do thừa nước trong máu.
Nếu bạn uống nhiều hơn 10 cốc nước mỗi ngày, thì cần chú ý quan sát chân tay, môi để điều chỉnh lượng nước nạp vào.
Yếu cơ và dễ bị chuột rút
Khi bạn uống quá nhiều nước, lượng chất điện giải trong cơ thể sẽ bị giảm và gây mất cân bằng. Độ điện giải thấp có thể gây tình trạng co cứng cơ, co thắt cũng như gây ra tình trạng mệt mỏi quá mức.
Quá mệt mỏi
Thận của bạn chịu trách nhiệm lọc nước bạn uống qua cơ thể và đảm bảo lượng chất lỏng trong máu được cân bằng. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn, tạo ra một phản ứng căng thẳng từ hormone khiến cơ thể bạn bị căng thẳng và mệt mỏi.
Thảo Nguyên
Theo kienthuc
Thời tiết ngày hè, 'yêu' sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Việc "yêu" vào những ngày thời tiết nóng nực như thế này thật chẳng thoải mái chút nào, không kể đến nếu không biết xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả hai. Sinh hoạt đời sống nói chung và sinh hoạt vợ chồng nói riêng trong những ngày thời tiết nóng nực rất khó chịu, bức...