Tổ chức và hoạt động của kiểm ngư
Ngày 30.11, Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết: Chính phủ đã ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư.
Theo đó, kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản- trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
Kiểm ngư có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất và tham gia xây dựng cơ chế chính sách, văn bản pháp luật quy định về công tác kiểm ngư.
Bên cạnh đó, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
Video đang HOT
Kiểm ngư có nhiệm vụ tham gia công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên vùng biển theo quy định của pháp luật.
Nghị định quy định rõ, Cục Kiểm ngư là cơ quan thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cục Kiểm ngư có các chi cục kiểm ngư vùng, các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp.
Nghị định cũng nêu rõ, tàu kiểm ngư là tàu công vụ của cơ quan kiểm ngư, phục vụ nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên biển; hỗ trợ ngư dân; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển và các nhiệm vụ khác của kiểm ngư.
Thuyền viên tàu kiểm ngư được hưởng chế độ lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, các chế độ bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25.1.2013.
Theo laodong
Bầu Kiên bị khởi tố tội 'lừa đảo'
Ngoài tội kinh doanh trái phép, bị can Nguyễn Đức Kiên vừa bị cơ quan điều tra khởi tố thêm 2 tội danh khác là Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 18/9, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, lãnh đạo 3 ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan.
Bị can Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Ngọc Quân.
Cơ quan chức năng đã quyết định khởi tố bị can Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, bị can này còn bị khởi tố thêm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Với vai trò đồng phạm, Trần Ngọc Thanh - Giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội cũng bị khởi tố. Các bị can này đã được dẫn giải về trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ.
Trước đó, Bộ Công an đã nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại 3 công ty: Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội, đều do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT. Căn cứ đơn thư tố cáo, công tác điều tra, chiều 20/8, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên về tội "kinh doanh trái phép".
Sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt, tối 23/8, Cơ quan điều tra đã bắt ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) để điều tra tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, khi đó Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ công an) cho biết, việc phạm tội của ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải liên quan hai vụ án khác nhau.
Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamate, Hungary.
Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi. Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và thường được gọi là "bầu Kiên".
Theo VNE