Tổ chức tiệc ‘tẩy nCoV’
Nhóm tín đồ Hindu giáo tổ chức một “bữa tiệc” uống nước tiểu bò ở New Delhi vì tin rằng nó có thể chữa được Covid-19.
Tiệc uống nước tiểu bò do nhóm Akhil Bharat Hindu Mahasabha (Liên minh Hindu giáo toàn Ấn Độ) tại trụ sở của nhóm này ở thủ đô New Delhi, với sự tham dự của 200 người. Ban tổ chức hy vọng có thể nhân rộng sự kiện này ở nhiều nơi trên khắp Ấn Độ.
“Chúng tôi đã uống nước tiểu bò được 21 năm, chúng tôi còn tắm bằng phân bò. Chúng tôi chưa bao giờ cần dùng đến thuốc tây”, Om Prakash, một người tham dự tiệc, cho biết.
Các tín đồ Hindu giáo tham dự tiệc uống nước tiểu bò ở New Delhi, Ấn Độ ngày 14/3. Ảnh: Reuters.
Bò được xem là loài vật linh thiêng đối với các tín đồ Hindu giáo, thậm chí một số người tin rằng uống nước tiểu bò có thể chữa được bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế nhiều lần khẳng định thứ nước này không thể chữa được bệnh tật, cũng không có bằng chứng nào cho thấy nó có thể ngăn ngừa nCoV.
Video đang HOT
Trong bữa tiệc, Chakrapani Maharaj, lãnh đạo Liên minh Hindu giáo toàn Ấn Độ, cầm chiếc thìa chứa nước tiểu bò đưa vào gần một bứctranh biếm họa về nCoV, ám chỉ hành động “tẩy virus”.
Một số thành viên đảng Bharatiya Janata của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng ủng hộ việc sử dụng nước tiểu bò làm thuốc và chữa ung thư. Một lãnh đạo bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, hồi đầu tháng nói với các nghị sĩ bang này rằng nước tiểu và phân bò có thể được sử dụng để điều trị Covid-19.
149 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện Covid-19, sau khi căn bệnh này khởi phát ở Trung Quốc hồi tháng 12/2019, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải tuyên bố đây là đại dịch toàn cầu hôm 11/3. Thế giới đến nay ghi nhận hơn 149.000 ca nhiễm, hơn 5.600 người chết và hơn 72.000 người đã hồi phục. Ấn Độ báo cáo 97 ca nhiễm nCoV, trong đó hai người đã tử vong.
Mai Lâm (Theo Reuters)
Theo kinhtedothi.vn
Ấn Độ không nhận khách du lịch nước ngoài trong 1 tháng
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại châu Âu, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra biện pháp mạnh tay không tiếp nhận toàn bộ khách du lịch nước ngoài trong vòng 1 tháng tới.
Theo Guardian, lệnh cấm này có hiệu lực cả với những người nước ngoài gốc Ấn Độ. Ngoại lệ chỉ được áp dụng cho các trường hợp có hộ chiếu công vụ, quan chức và nhân viên của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.
Người nhập cảnh vào Ấn Độ từ Italy, Iran, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Tây Ban Nha và Đức sau ngày 5/2 sẽ phải cách ly bắt buộc trong vòng 14 ngày.
Động thái này được đưa ra khi số người nhiễm virus corona ở Ấn Độ đã lên tới 73 trường hợp trong ngày 11/3.
Tuần trước, Ấn Độ đã tạm dừng cấp thị thực cho công dân từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran và Nhật Bản nhưng không hạn chế khách du lịch từ các quốc gia khác như Đức và Pháp, nơi có hàng trăm trường hợp được xác nhận nhiễm virus.
Những du khách từ Italy bị cách ly tại một cơ sở ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Những người Ấn Độ đang lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình ở nước ngoài, hoặc dự định gặp con em đang du học ở nước ngoài sẽ phải huỷ kế hoạch của họ. Chính phủ cũng yêu cầu người dân tránh thực hiện các chuyến đi không thật sự cần thiết ra nước ngoài.
Bị ảnh hưởng nặng nhất bởi lệnh cấm này sẽ là cộng đồng người gốc Ấn Độ ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ và Canada. Người nước ngoài gốc Ấn về thăm quê hương chiếm tới 50% trong tổng số 10 triệu du khách đến Ấn Độ hàng năm, chủ yếu để gặp gỡ người thân và tham dự đám cưới.
Nhiều người trong số này được chính phủ công nhận là người Gốc Ấn Độ, có thể ra vào đất nước mà không cần thị thực, nhưng họ cũng bị cấm nhập cảnh theo quy định mới nhất.
Bộ Y tế Ấn Độ cảm thấy việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa là cần thiết do mật độ dân số trung bình nước này là 420 người trên mỗi km vuông, cao hơn nhiều so với con số 146 người trên mỗi km vuông của Trung Quốc. Mật độ dân số tại các thành phố lớn hoặc như ở bang Uttar Pradesh còn cao hơn rất nhiều - gây lo ngại về việc virus có thể lây lan một cách dễ dàng trong cộng đồng.
Theo news.zing.vn
Bạo lực thách thức tinh thần khoan dung Ấn Độ Làn sóng bạo lực bùng phát ở một số khu vực phía Đông Bắc thủ đô New Delhi của Ấn Độ từ đầu tuần tới nay sau các cuộc đụng độ giữa người ủng hộ và phản đối Luật quốc tịch sửa đổi (CAA) mà quốc gia đông dân thứ hai thế giới mới ban hành hồi tháng 12/2019, đã gây tình trạng...