Tổ chức Tết trồng cây Xuân Canh Tý 2020 tránh phô trương, hình thức
Đó là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại Chỉ thị số 9155/CT-BNN-TCLN về phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Canh Tý 2020.
Theo chỉ thị này, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của các bộ, ngành, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, nhân dân trong cả nước đã hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng.
Phong trào này đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát huy vai trò phòng hộ của rừng, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chỉ tính riêng năm 2019, mặc dù thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống người dân, nhưng các địa phương trong cả nước đã trồng được 224.000ha rừng trồng tập trung và 60 triệu cây phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến với sản lượng trên 30 triệu m3 gỗ/năm; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 41,85%.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng trồng cây tại Hòa Bình. Ảnh: I.T
Công tác bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại; thu dịch vụ môi trường rừng đạt trên 2.800 tỷ đồng, là nguồn tài chính quan trọng, bền vững của ngành; giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2018.
Tuy vậy, ngành lâm nghiệp vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức; kết quả trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng khác, trồng rừng ven biển chưa đạt so với kế hoạch đề ra; đời sống, thu nhập của người dân làm nghề rừng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; tình trạng phá rừng, đặc biệt là cháy rừng còn xảy ra phức tạp ở một số địa phương,…
Nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn hạn chế, đồng thời tích cực chuẩn bị tổ chức tốt”Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Canh Tý năm 2020 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp, bảo đảm các quy định pháp luật về lâm nghiệp được áp dụng đồng bộ, thống nhất, phát huy hiệu quả trên thực tiễn.
Video đang HOT
Cán bộ, chiến sĩ tham gia trồng cây tại Trung đoàn bộ binh 932. Ảnh: Chung Cường.
Chỉ đạo các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2020 và cả giai đoạn 2015 – 2020 theo Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 và Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việc tổ chức phát động “Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.
Thời điểm tổ chức phát động “Tết trồng cây” đối với các tỉnh phía Bắc tiến hành vào đầu xuân năm mới Canh Tý, đối với các tỉnh phía Nam tiến hành vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác (ngày 19 tháng 5), phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương ở từng thời điểm, địa điểm cụ thể.
Tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt và tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom; tranh thủ thời vụ và thời tiết thuận lợi để trồng đảm bảo đạt tỷ lệ cây sống cao; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phân công trách nhiệm quản lý cụ thể để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt.
Sau khi thực hiện”Tết trồng cây”, các địa phương tổ chức kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt; báo cáo kế hoạch tổ chức và kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo.
Phát động thực hiện các phong trào thi đua, lập nhiều thành tích trong thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức các hoạt động uống nước nhớ nguồn, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Lâm nghiệp; thăm hỏi các gia đình người có công, anh hùng lao động của ngành Lâm nghiệp, gia đình thương binh liệt sỹ trong lực lượng kiểm lâm nhân kỷ niệm “Ngành Lâm nghiệp Việt Nam – 75 năm hình thành và phát triển” (1945-2020).
Theo Danviet
XK 10 tỷ USD, nhưng chỉ 5% nhân lực ngành gỗ có trình độ... đại học
Thị trường xuất khẩu (XK) của ngành gỗ Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ khi XK trực tiếp sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đứng trước nhiều cơ hội và thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, nhưng một cản ngại không nhỏ với ngành này là đang thiếu hụt lao động trầm trọng.
Tăng trưởng ngoạn mục
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), thống kê đến tháng 9/2019, cả nước có 5.539 doanh nghiệp (DN), 340 làng nghề sản xuất kinh doanh, chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản; 398 DN sản xuất các loại ván nhân tạo; 53 DN sản xuất pallet; 23 DN sản xuất viên nén năng lượng và 192 DN sản xuất dăm gỗ.
Trong tổng số 5.539 DN chế biến gỗ, lâm sản có 662 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 4.877 DN nội. Số DN trực tiếp XK lâm sản là 2.372, tăng trên 500 DN so với năm 2018.
Chế biến gỗ vươn lên thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: T.L
Hiện nay đồ gỗ Việt Nam đã XK trực tiếp sang trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch XK đồ gỗ; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu. Nhiều DN có nguồn vốn lớn, năng lực quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ mới nên bước đầu đã phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến gỗ.
Các thị trường XK lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc. Giá trị XK gỗ và lâm sản có mức tăng trưởng ổn định từ 17 - 19% qua các tháng. Trong đó, gỗ tăng 10,6% và sản phẩm gỗ tăng 19,5% so với cùng kỳ do các đơn hàng từ các thị trường như Mỹ, Nhật Bản và EU tăng cao và ổn định; một số mặt hàng có giá bán XK cao hơn như dăm gỗ đạt trung bình 137 USD/tấn, tăng hơn khoảng 10 USD/tấn so với năm 2018, đã đưa giá trị XK dăm gỗ tăng hơn 26,2% so với cùng kỳ 2018.
"Khát" nhân lực chất lượng cao
Tại hội nghị "Xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam" tổ chức tại TP.HCM chiều 27/11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Cao Chí Công nhận định, nhu cầu thị trường về gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngày càng cao nhưng trong thời gian qua, ngành gỗ vẫn chưa đáp ứng được.
Bước vào giai đoạn công nghiệp hóa nhưng ngành gỗ chỉ có khoảng 5% lao động có trình độ đại học, trên đại học, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 30%. Không chỉ thiếu trầm trọng lao động có trình độ cao, ngay cả lao động phổ thông cũng thiếu hụt một số lượng không nhỏ. Một số DN sản xuất tại Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM... thậm chí còn phải thuê nhân lực phổ thông ở nước ngoài về phục vụ sản xuất, chế biến.
Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch XK gỗ những năm vừa qua tăng trưởng cao nhưng chủ yếu nằm ở nhóm hàng gỗ nguyên liệu, đặc biệt là viên nén gỗ, dăm gỗ... trong khi số lượng rừng trồng có chất lượng, có chứng chỉ để đưa vào XK còn hạn chế. Theo ông Cao Chí Công, muốn cải thiện điều này thì phải cải thiện công tác giống. Ngoài ra, nếu muốn mở rộng được quy mô sản xuất, các DN buộc phải học cách thích ứng với các tiêu chuẩn, hiệp định của thế giới và vượt qua các rào cản thương mại.
Về chính sách đầu tư và thu hút đầu tư của ngành chế biến gỗ, lâm sản, ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định cho rằng, những chính sách của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư ngành chế biến gỗ tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc tiếp cận, thực hiện những chính sách còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là do Nhà nước không đủ kinh phí để thực hiện; điều kiện để được hưởng những chính sách này còn phức tạp, chưa hấp dẫn DN... Đặc biệt, Việt Nam có quá ít trung tâm nguyên liệu để phục vụ cho ngành gỗ.
Việt Nam cũng đã phê chuẩn và đang triển khai lộ trình của các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA... giúp thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng của các nước tham gia hiệp định sẽ tiếp tục được cắt giảm hoặc xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của Việt Nam. Thêm vào đó, Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) đã được ký kết với các quốc gia tạo thuận lợi cho Việt Nam do lợi thế cắt giảm thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan. Đây đều là những cơ hội rất tốt để các DN gỗ Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Trong 10 năm tới, Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, XK sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế với các con số cụ thể là: Kim ngạch XK gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 dự kiến đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt 12 - 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 - 20 tỷ USD; từng bước tăng tỷ trọng XK sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch XK.
Theo Danviet
Ai là chủ rừng đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ FSC? Quảng Trị là địa phương đầu tiên nhận được chứng chỉ rừng bền vững FSC. Đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ ở Quảng Trị đã lên đến 22.000ha, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị rừng trồng, ổn định đầu ra sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu sạch cho chế biến. Tiên phong làm rừng có...