Tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, mỗi trường mỗi kiểu!
Thầy cô không mong học trò vào trường để được tặng quà, được nghe những từ hoa mỹ, chúc tụng, cũng không mong nhà trường tổ chức ăn uống linh đình tốn kém…
Ngày 20/11 dù ồn ào hay lặng lẽ rồi cũng đã trôi qua đối với các thầy cô giáo trên cả nước. Có những thầy cô vui, có những cô đón ngày vui không trọn vẹn với rất nhiều những cảm xúc trái ngược nhau.
Niềm vui, nỗi buồn trong ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay có lẽ do quy định từ các văn bản hướng dẫn kỷ niệm các ngày Lễ và cũng một phần do lãnh đạo một số nhà trường còn máy móc khi tiếp cận các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Vì vậy, có những trường học vẫn tổ chức ngày 20/11 bình thường, có trường lẳng lặng, âm thầm họp mặt mà nội dung buổi họp mặt khiến nhiều thầy cô chạnh buồn.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, nhiều trường tổ chức họp mặt nhưng không có học trò. (Ảnh minh họa: TTXVN).
Tại Điều 4 của Nghị định số 111/2018/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 31/8/2018 đã quy định về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
“Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm”.
Chính vì vậy, năm 2019 là 37 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam nên không phải là năm tròn mà trong Nghị định cũng đã chỉ rõ “Không tổ chức lễ kỷ niệm”, mà thay vào đó là “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống”.
Từ Nghị Nghị định số 111/2018/NĐ-CP, các địa phương, ngành giáo dục đã có những hướng dẫn cho các đơn vị trường học trên địa bàn của mình tổ chức ngày 20/11. Nhưng, có lẽ vì cách hướng dẫn cũng không cụ thể, nước đôi nên mỗi trường có một cách tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam khác nhau.
Các trường tổ chức không dùng từ “kỷ niệm” ngày Nhà giáo Việt Nam
Phần lớn các trường học vẫn tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng không dùng từ “kỷ niệm” mà thay bằng các từ khác như “họp mặt”; “tọa đàm”; “Lễ tri ân và Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam”…
Điều này cũng đồng nghĩa phần lớn các trường học vẫn tổ chức ngày 20/11 ngoài trời như mọi năm nhưng lược bỏ phần “nghi lễ kỷ niệm” theo hướng dẫn tại điều 13 của Nghị định số 111/2018/NĐ-CP.
Họ vẫn mời lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành giáo dục, đại diện hội cha mẹ học sinh và phụ huynh các lớp vào dự buổi “họp mặt”; “tọa đàm”, “Lễ tri ân thầy cô”…và học sinh vẫn đến trường như mọi năm.
Việc các nhà trường thay đổi cách gọi tên và vẫn tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam vẫn đúng với hướng dẫn của Nghị định số 111/2018/NĐ-CP mà thầy trò trong trường cũng tạo ra được một ngày truyền thống đủ đầy về ý nghĩa.
Một số trường lẳng lặng họp mặt trong… phòng học
Video đang HOT
Chính vì một số lãnh đạo nhà trường máy móc trong việc tiếp cận văn bản nên ngày 20/11 thì nhà trường tổ chức “họp mặt” giáo viên trong phòng học của nhà trường.
Nhà trường cho học sinh nghỉ học và không yêu cầu vào trường trong ngày 20/11 nên chỉ có giáo viên và một số khách mời là đại diện địa phương, các thôn xóm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đến dự.
Ngày “họp mặt” chỉ một vài tiết mục văn nghệ được giáo viên dạy nhạc chuẩn bị trước lên hát chào mừng và chủ tịch công đoàn lên đọc nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam xong… rồi kết thúc.
Một số thầy cô thì lên xe về ngay, một số thì tụm nhóm lại rủ nhau chụp vài tấm hình rồi sau đó đi uống nước cho khuây khỏa. Vì thế, một số thầy cô nói rằng ngày 20/11 đến rồi đi một cách lãng nhách vì nó chẳng có ý nghĩa gì.
Một số đại biểu được mời dự họp mặt ngày 20/11, khi ra về đều lắc đầu ngao ngán bởi họ bố trí công việc vào trường dự mà mấy chục con người ngồi nghe ôn lại ngày truyền thống xong rồi kết thúc thì có phải lãng phí thời gian, công sức của bao nhiêu người hay không.
Sao ban giám hiệu, công đoàn nhà trường lại không chuẩn bị một vài nội dung cụ thể, mua vài gói bánh kẹo, chuẩn bị vài ấm nước chè (trà) để buổi họp mặt được tổ chức thân tình, ý nghĩa cho các nhà giáo?
Khi ngày lễ tri ân thầy cô mà không có học trò…
Từ lâu, ngày 20/11 hàng năm là ngày tri ân thầy cô nên chủ thể chính của ngày này vẫn là thầy cô giáo và các em học trò. Vậy nhưng, một số nhà trường không cho học trò vào dự thì còn gì là ý nghĩa của ngày nhà giáo?
Thầy cô không mong học trò vào trường để được tặng quà, được nghe những từ hoa mỹ, chúc tụng, cũng không mong nhà trường tổ chức ăn uống linh đình tốn kém.
Cái mà thầy cô giáo mong muốn là có một ngày để thầy trò thoải mái bên nhau, được cùng nhau chụp một tấm hình kỷ niệm, được thấy học trò vây quanh cười vui, trò chuyện đó đã là hạnh phúc rồi.
Nhất là thông qua buổi gặp mặt này, nhà trường có thể giáo dục cho học trò về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, về tình thầy trò được vun đắp, giữ gìn suốt bao nhiêu thế hệ người Việt Nam ta…
Hơn nữa, mỗi cấp học chỉ có mấy năm, nếu cứ đợi năm tròn mới tổ chức, mới yêu cầu học trò vào trường thì ngày Nhà giáo Việt Nam còn gì là ý nghĩa nữa và có mấy học trò được dự ngày tri ân thầy cô?
Hy vọng, từ các năm sau thì địa phương, ngành giáo dục có những hướng dẫn cụ thể hơn. Bởi, cứ nhìn từ ngày 20/11 năm nay thấy mỗi trường tổ chức mỗi kiểu, dù cùng một địa bàn kề cận với nhau.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội - "dạy người, dạy chữ, dạy nghề"
Ngày 19/11, trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội (cơ sở 1 Bắc Ninh) đã tổ chức kỉ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, là dịp để mọi người và toàn xã hội tôn vinh nghề dạy học, một nghề mà như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định "Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo".
Giáo sư, tiến sỹ, hiệu trưởng Lê Trung Hải phát biểu trong buổi tọa đàm
Ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Theo đó, nghề dạy học và các thầy cô giáo được xã hội hết sức quan tâm, tôn vinh và coi trọng.
Trong cuộc sống, khi nghĩ về đạo nhà giáo và công việc của chúng ta đang làm, chúng ta vui trước sự vinh danh của xã hội với thầy cô giáo có những đóng góp thầm lặng và hiệu quả trong sự nghiệp trồng người. Đó cũng là một lẽ giản đơn bởi thầy cô chính là người truyền lửa - ngọn lửa của khoa học, của niềm tin, của cái đúng, cái đẹp. Truyền cái đạo làm người, truyền nghề cho các thế hệ trẻ, khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ ngọn lửa tâm hồn, ngọn lửa yêu thương và trách nhiệm đối với cộng động với xã hội.
Nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh Bắc Ninh và một số cơ quan thông tấn báo chí về chúc mừng nhà trường.
Trường cao đẳng Y Dược Hà Nội tiền thân là trường Trung cấp Y Dược Thăng Long, trải qua hơn một thập kỷ, nhà trường đã không ngừng phát triển và trưởng thành, đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ y tế có tay nghề cao trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đây là tiêu điểm cho sự phát triển mang tính đột phá của nhà trường, góp phần trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế Việt Nam trong thời kỳ mới, khẳng định theo triết lý nhân sinh của nền giáo dục nước nhà "dạy người, dạy chữ, dạy nghề".
Đảm bảo về chất và lượng
Xác định được tầm quan trọng và thực hiện sứ mạng của mình, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội không ngừng đổi mới, tăng cường quản lý công tác đào tạo cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp và thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo một cách tốt nhất.
Các thầy cô trường cao đẳng Y Dược Hà Nội cùng chụp ảnh lưu niệm nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày nhà giáo Việt Nam.
Nâng cao chất lượng đầu vào trong công tác tuyển sinh, tăng cường triển khai công tác tư vấn, hướng nghiệp tại các trường THPT, giúp cho học sinh hiểu rõ về ngành nghề nhà trường đang đào tạo, để từ đó học sinh có ý thức về nghề nghiệp, lựa chọn được cho mình ngành nghề theo sở thích, phù hợp với điều kiện gia đình với khả năng của bản thân.
Áp dụng chương trình đào tạo mới, cập nhật những nội dung, những tiến bộ khoa học mới thuộc ngành học đang được áp dụng thực tế. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng, sát với thực tế, đào tạo lý thuyết gắn với thực hành, tăng cường các nội dung chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuẩn nghề nghiệp nhằm đạt được mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng.
Hoàn thiện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị.
Đông đảo học sinh sinh viên tham dự lễ
Chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thực tập đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đúng các quy định nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo một cách tốt nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Đề cao công tác giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho sinh viên.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo theo định kỳ để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, sử lý những tồn tại nhằm mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo, đảm bảo được các mục tiêu đề ra.
Thực hiện mô hình Viện - Trường, là mô hình lý tưởng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành, giúp sinh viên có được những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp chuẩn theo thực tế.
Giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách cho sinh viên, luôn quan tâm đến các hoạt động phong trào, tạo cho sinh viên có nhiều sân chơi bổ ích, bồi dưỡng kỹ năng sống, giúp sinh viên tự tin, có thêm hành trang lập thân, lập nghiệp sau khi ra trường.
Thành tựu đạt được
Nhà trường luôn tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức thi tay nghề sinh viên, hội giảng giáo viên. Trường cũng đã tham gia nhiều chương trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức như: Tham gia xây dựng vườn hoa lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn; Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sĩ năm 2019 tại tỉnh Quảng Trị với số tiền 70 triệu đồng; Tham gia Đoàn đại biểu các Hiệu trưởng của các trường Cao đẳng Việt Nam sang tham quan, học tập và giao lưu với trường Cao đẳng Kỹ thuật Vân Nam tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức.
Nhà trường đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp quan trọng và có hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế, được xã hội đánh giá cao, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Bắc Ninh ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý.
Năm 2017, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tự hào là một trong các trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, lựa chọn ngành, nghề trọng điểm theo cấp độ quốc gia và khu vực giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 với ba mã ngành: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh;
Quý đại biểu và cựu sinh viên của Trường về dự lễ
Cũng trong năm 2017, Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì " Đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước năm 2017".
Năm 2018, Nhà trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen vì "Đã có nhiều thành tích trong công tác Giáo dục nghề nghiệp năm học 2017 - 2018".
Các thầy cô biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11
Có được những thành tựu đó là do công lao của tất cả các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trường, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo có vai trò hết sức to lớn. Trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, thế hệ các thầy cô giáo của Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội đã đưa nhà trường từng bước phát triển, mãi là những tấm gương sáng về sự nỗ lực cố gắng và lòng yêu nghề cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập. Thế hệ các thầy cô giáo hiện nay sẽ tiếp tục phấn đấu để kế tục xứng đáng truyền thống các thế hệ đi trước, đưa Nhà trường từng bước phát triển vững chắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn.
Theo kinhtenongthon
Chung kết văn nghệ "Dưới mái trường" của teen Lê Hồng Phong: Cùng khóc, cùng cười vì chúng ta là một phần thanh xuân của nhau! Các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) vừa có một đêm chung kết văn nghệ chào mừng ngày 20/11 ngập tràn trong nhiệt huyết tuổi trẻ và những cảm xúc thật tuyệt vời. Tối ngày 17/11, vòng chung kết hội diễn văn nghệ "Dưới mái trường" nhằm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường THPT chuyên...