Tổ chức NATO tròn 70 tuổi: Bóng của quá khứ trong sinh nhật buồn
NATO vốn là sản phẩm của chiến tranh lạnh. Thời ấy nay đã thành quá khứ nhưng NATO vẫn muốn tiếp tục tồn tại, có vai trò và ảnh hưởng. NATO hiện thế nào khi bước sang tuổi 70? Nhận định của Báo Thế giới và Việt Nam.
Ngày 4/4/2019, NATO kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. Tổng thư ký đầu tiên của NATO, Lord Hastings Ismay, người Anh, đã khái quát tôn chỉ mục đích ra đời của NATO là “keep the Soviet Union out, the Americans in and the Germans down”, hàm ý không để cho Liên Xô mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang Tây Âu, giữ Mỹ hiện diện ở Tây Âu và không để cho nước Đức trỗi dậy trở lại. Bẩy thập kỷ sau, Liên Xô không còn tồn tại mà thay vào đó là nước Nga và cục diện quan hệ giữa NATO với Nga lại như trước, Mỹ đang nhăm nhe giảm cam kết cho NATO và nước Đức đã trở thành một trong những thành viên chủ chốt của NATO. Qua đó có thể thấy là thời cuộc đã thay đổi cơ bản và cả NATO cũng không còn như trước nữa.
Ngoại trưởng các nước thành viên NATO tại lễ kỷ niệm 70 năm. (Ảnh: AP)
Sau ngần ấy thời gian tồn tại và hoạt động, liên minh quân sự này tăng được số thành viên từ 12 khi thành lập lên 29 ở thời điểm hiện tại. Trong khoảng thời gian ấy, NATO đã nhiều lần chuyển từ một liên minh quân sự để phòng thủ cho các thành viên như NATO thường quả quyết sang thành một tập hợp lực lượng chủ động tiến hành chiến tranh ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ các nước thành viên. NATO đã chuyển mục tiêu tôn chỉ ra đời và hoạt động là bảo đảm an ninh, thể chế chính trị và hệ thống xã hội ở các nước thành viên sang cả mục tiêu phát động chiến tranh và can thiệp quân sự để thay đổi chính quyền ở nơi bên ngoài NATO, để thay đổi địa lý chính trị châu lục và khu vực. Sau 70 năm, NATO đã khác biệt cơ bản về bản chất so với trước. Tuy nhiên, có hai điều vẫn hoàn toàn như trước đối với NATO là NATO hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ và luôn tìm kiếm kẻ thù để có lý do tồn tại và tiếp tục tồn tại.
Ở thời hiện nay, NATO tồn tại như cái bóng của quá khứ. Nó vốn là sản phẩm của chiến tranh lạnh và xung đột Đông – Tây trong thế kỷ trước. Thời ấy đã trở thành quá khứ nhưng NATO vẫn muốn tiếp tục tồn tại, tiếp tục có vai trò và ảnh hưởng. Cho nên cái bóng của quá khứ này được đắp cho diện mạo mới và bổ sung thêm bản chất mới. Nó thu nạp thêm thành viên ở châu Âu. Nó tự đặt ra những mục đích hoạt động mới để tiếp tục tồn tại, khởi đầu bằng cuộc chiến tranh ở Kosovo dưới chiêu bài “can thiệp nhân đạo”. Rồi tiếp bằng những cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Iraq hay Syria với lý do “chống khủng bố”. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng có lần tuyên bố là Mỹ không muốn thực thi vai trò cảnh sát thế giới trong khi NATO hiện rất muốn đảm trách vai trò ấy.
Video đang HOT
Chỉ có điều là việc thực hiện vai trò ấy hiện không còn đơn giản và dễ dàng nữa đối với NATO, bởi ba nguyên nhân chính. Thứ nhất là mối quan hệ của NATO với Nga đã trở nên thù địch như ở thời chiến tranh lạnh đã qua khiến NATO phải quan tâm trước hết và tập trung hàng đầu cho việc xử lý quan hệ với Nga ở châu Âu. Đối phó Nga giúp NATO có lý do mới để tiếp tục tồn tại nhưng đối phó Nga bây giờ không đơn giản như thủa trước và khiến NATO càng thêm lệ thuộc vào Mỹ và vào biến động trong mối quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Thứ hai, ông Trump không như những người tiền nhiệm xưa nay ở Mỹ trong quan hệ với NATO, không coi trọng và ưu tiên cho NATO như những người kia, chủ ý giảm chứ không sẵn sàng tiếp tục duy trì cam kết của Mỹ cho các thành viên NATO và buộc các thành viên này phải tự thân vận động nhiều hơn chứ không được tiếp tục dựa cậy vào Mỹ như lâu nay.
Thứ ba là nội bộ NATO chưa khi nào phân rẽ và bất đồng như trong thời gian gần đây, đặc biệt bởi mối quan hệ giữa Mỹ và nhiều thành viên NATO với Thổ Nhĩ Kỳ (cũng là thành viên NATO) và giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga. Vì thế, trong nhiều vấn đề về chính trị an ninh thế giới và khu vực cũng như trong quan hệ với Nga, NATO không có được sự thống nhất quan điểm và phối hợp hành động cần thiết giữa các thành viên.
Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập, NATO đương nhiên không tiếc mỹ từ to tát để ngợi ca và đề cao liên minh cũng như để quả quyết khẳng định và tin tưởng vào tương lai của liên minh. Nhưng những thách thức này và việc vẫn là sản phẩm của quá khứ nhiều hơn là một liên minh quân sự đã được cải tổ để thích ứng với bối cảnh tình hình mới ở châu Âu và trên thế giới cũng như việc chính trong những ngày này phía Mỹ nhắc lại đòi hỏi đặt ra cho các thành viên NATO về tăng ngân sách quốc phòng mà trong thực chất không khác gì thương mại hoá cam kết của Mỹ đối với NATO khiến cho ngày 4/4 năm nay thực sự là sinh nhật buồn của NATO.
Theo Nguoiduatin
New Zealand phong tỏa một bệnh viện do đe dọa an ninh
Ngày 16/3, cảnh sát New Zealand thông báo đã phong tỏa một bệnh viện ở Hawke's Bay do nhận được thông tin về một mối đe dọa an ninh trong cơ sở này.
New Zealand phong tỏa một bệnh viện do đe dọa an ninh. Ảnh: newshub.co.nz
Hiện chưa có thông tin chi tiết về sự việc trên. Cảnh sát cũng không cho biết liệu quyết định phong tỏa này có liên quan đến vụ xả súng nhằm vào hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch một ngày trước đó hay không.
Ít nhất 49 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong vụ xả súng ở thành phố Christchurch, New Zealand ngày 15/3 khi nhiều người đi cầu nguyện vào buổi chiều thứ Sáu hàng tuần.
Hiện các danh tính nạn nhân chưa được công bố nhưng có nhiều người nước ngoài quốc tịch Indonesia, Malaysia, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ... được cho là có mặt tại các nhà thờ khi 2 vụ xả súng xảy ra.
Trong cuộc họp báo ngày 16/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết nghi phạm xả súng ở Christchurch là người đã đi khắp nơi trên thế giới và không phải là cư dân định cư lâu dài ở nước này.
Bà Ardern khẳng định rằng người đàn ông này là một công dân Australia, "người đã thỉnh thoảng tới New Zealand và ở lại trong nhiều quãng thời gian". Bà cũng cho biết đối tượng không nằm trong danh sách giám sát của cả New Zealand hay Australia.
Sau vụ xả súng đẫm máu chưa từng có, mức cảnh báo đe dọa ở New Zealand được nâng lên mức cao lần đầu tiên trong lịch sử. Các sự kiện công cộng trên toàn quốc dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày cuối tuần đã bị hủy bỏ vì lý do an toàn, trong khi các nhân viên và máy bay trực thăng của cảnh sát tiếp tục duy trì tuần tra.
Một thông báo của cảnh sát New Zealand sáng 16/3 cho biết: "Không có gì đảm bảo rủi ro chỉ giới hạn ở khu vực Canterbury và chúng tôi muốn tất cả người dân New Zealand phải cảnh giác cao độ".
Liên quan đến vụ bạo lực này, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/3 cho rằng vụ thảm sát tại hai đền thờ Hồi giáo ở New Zealand không phải là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng đang trỗi dậy trên toàn thế giới. Phát biểu trước các phóng viên tại Phòng Bầu dục, ông Trump cho rằng chỉ là một nhóm nhỏ thực hiện vụ này.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Trump bất ngờ bóc mẽ việc Mỹ cố thủ ở Syria nhiều năm Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh, ban đầu Mỹ dự định triển khai lực lượng tới Syria trong 3 tháng, nhưng cuối cùng lại cố thủ lại đó nhiều năm, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ viết trên Twitter. Tổng thống Mỹ Donald Trump "Về Syria, chúng tôi ban đầu dự định ở đây 3 tháng, và thời điểm đó là...