Tổ chức lớp dạy nghề cho lao động trẻ nông thôn ngay tại địa phương
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã triển khai thực hiện các chính sách đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hoạt động này góp phần nâng cao trình độ nhận thức, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. Đây là chủ trương nhận được sự đồng tình của nhiều đối tượng…
Một buổi tư vấn học nghề cho học sinh ở Kiên Giang.
Video đang HOT
Em Lê Hữu Anh ngụ xã Bàn Thạch (huyện Giồng Riềng) do hoàn cảnh gia đình khó khăn phải nghỉ học khi lên lớp 10. Hai năm ở nhà giúp cha mẹ làm ruộng, do thiếu hiểu biết nghề nông, lại không không được trang bị kỹ thuật, công việc luôn khó khăn với em. Gia đình nhiều lần muốn cho Anh theo học nghề tại các cơ sở đào tạo, nhưng khi nghĩ đến chi phí nên cân nhắc mãi vẫn không cho con học được.
Đầu tháng 9.2012, xã Bàn Thạch phối hợp với Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú tỉnh (TCNDTNT) mở lớp trung cấp BVTV (thời gian đào tạo 3 năm). Học tại xã vừa tiết kiệm được chi phí ăn ở, đi lại, lại vừa có thời gian phụ giúp việc nhà nên gia đình động viên Lê Hữu Anh theo học. Trong khoảng thời gian theo học trung cấp nghề, Anh còn được học thêm văn hóa tương ứng trình độ THPT. Anh cho biết, sau khi tốt nghiệp trung cấp BVTV, em còn có thêm bằng tốt nghiệp THPT. Đó là điều kiện để em xin vào làm việc tại các doanh nghiệp đồng thời cũng tự tin ứng dụng kiến thức đã học vào sản xuất trên đồng ruộng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Ngoài khóa đào tạo trung cấp BVTV, Trường TCNDTNT còn mở lớp các trung cấp xây dựng, chăn nuôi gia súc – gia cầm ngay tại địa phương. Nhờ đó, lao động trẻ tại xã có điều kiện học tập, trang bị cho mình nghề nghiệp để có cơ hội lập thân, lập nghiệp. Em Trần Ngọc Hân – ngụ xã Bàn Thạch – nói: “Vì gia đình khó khăn, không có điều kiện lên học cấp 3. Bây giờ được tham gia lớp học này rất thuận lợi vì học ban đêm, ban ngày tiếp được việc nhà”.
Để nâng cao hiệu quả…
Hiệu trưởng Trường TCNDTNT Phạm Hoàng Minh cho biết: Trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTBXH, được xác định là đơn vị đào tạo nghề trọng điểm tại địa phương nhất là đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trường chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tiễn dạy nghề gắn với dịch vụ giới thiệu việc làm, lý thuyết và thực hành… nhằm cung cấp kịp thời lao động qua đào tạo nghề, công nhân lành nghề cho các thành phần kinh tế và đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động. Trường có nhiều chương trình đào tạo: Cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp nghề thuộc các ngành kinh tế – kỹ thuật, công nhân kỹ thuật liên kết đào tạo bậc cao đẳng – trung cấp – sơ cấp nghề… Hiện trang thiết bị thực hành của trường đáp ứng đào tạo cho hơn 1.000 học viên…
Lao động nông thôn Ở Kiên Giang chưa qua đào tạo nghề chiếm tỉ lệ khá cao, điều kiện đi học ở xa lại gặp nhiều khó khăn. Do đó, triển khai dạy nghề tại chỗ được xác định là giải pháp phù hợp. Cách làm này được các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh và người lao động đồng tình hưởng ứng.
Tuy nhiên, để chủ trương này mang lại hiệu quả cao, các trường và chính quyền địa phương cần xác định đối tượng thanh niên hiện nay có nhu cầu học những nghề nào, nhu cầu giải quyết việc làm sau khi đào tạo ra sao và khả năng ứng dụng thực tế của người học như thế nào… Nếu giải quyết tốt các vấn đề nêu trên, chắc chắn hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ mang lại những hiệu quả không nhỏ…
Theo laodong
Hỗ trợ tìm việc làm miễn phí cho người bị thu hồi đất
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động (NLĐ) bị thu hồi đất nông nghiệp.
Cụ thể, NLĐ sẽ được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng). Nếu học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng, sẽ được Nhà nước trả học phí cho một khóa học. Khi tìm việc làm, NLĐ còn được hỗ trợ tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở LĐ-TB&XH và được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định. NLĐ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; hỗ trợ 100% chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Theo ANTD
Phát triển mới 300 đoàn viên Đó là một những chỉ tiêu chủ yếu LĐLĐ huyện Châu Thành (Hậu Giang) đề ra tại Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. Một số chỉ tiêu phấn đấu khác: Vận động, xây dựng 40 "Mái ấm công đoàn"; thành lập 6 CĐCS khu vực ngoài nhà nước, nghiệp đoàn; 100% cán bộ CĐ được đào tạo nâng cao trình độ chính trị, nghiệp...