Tổ chức lại vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất
Sáng nay (27/4), vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – TPHCM được chuyển đổi tổ chức vùng trời khu vực kiểm soát tiếp cận, việc này giúp cho các máy bay có được quỹ đạo hoạt động tối ưu và biết trước thứ tự tiếp cận hạ cánh, tăng năng lực điều hành bay, giải quyết tắc nghẽn trên bầu trời Tân Sơn Nhất.
Việc tổ chức lại vùng trời giúp giải tỏa ách tăng trên bầu trời Tân Sơn Nhất
Theo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, vùng trời kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất được phân chia thành 2 phân khu là kiểm soát máy bay đến và phân khu kiểm soát tiếp cận. Đây được cho là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất.
Với việc tổ chức lại vùng trời, phân khu kiểm soát máy bay đến có chức năng hợp nhất các máy bay đến trong giai đoạn cuối của quá trình tiếp cận vào hạ cánh, đảm bảo thứ tự và độ giãn cách tối ưu, tăng cường hệ số an toàn và hiệu quả hơn trước khi chuyển giao tàu bay cho Đài Kiểm soát tại sân Tân Sơn Nhất.
Phân khu kiểm soát tiếp cận có chức năng điều hành giai đoạn đầu của các tàu bay đến, các tàu bay đi và các tàu bay khác hoạt động trong khu vực trách nhiệm. Trong đó, bao gồm: Đảm bảo phân cách an toàn giữa tàu bay đến (giai đoạn đến đầu tiên) và tàu bay đi; Hỗ trợ thiết lập sơ bộ thứ tự hạ cánh cho các tàu bay đến;
Kiểm soát tiếp cận giúp xác định giờ dự kiến hạ cánh của các máy bay theo thứ tự, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh hoạch định cho các máy bay đến bay chờ một cách hợp lý. Tăng hiệu quả sử dụng phương thức hạ cánh theo công nghệ tiên tiến, giảm tình trạng quá tải cục bộ trong vùng trời kiểm soát kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất.
Video đang HOT
Mô phỏng sau khi chuyển đổi tổ chức vùng trời, phân chia khu vực kiểm soát tiếp cận của máy bay
Việc phân chia phân khu vùng trời kiểm soát tiếp cận giúp cho các máy bay có được quỹ đạo hoạt động tối ưu, chủ động biết trước thứ tự tiếp cận hạ cánh, tăng năng lực điều hành bay, góp phần giải quyết tắc nghẽn, tăng cường đảm bảo an toàn trên bầu trời Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, chuyển đổi tổ chức vùng trời khu vực kiểm soát tiếp cận sẽ làm giảm cường độ làm việc của các kiểm soát viên không lưu, giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu, giảm bớt lượng khí thải phát ra môi trường và tăng hiệu quả kinh tế.
Năm 2016, sân bay Tân Sơn Nhất đón hơn 32 triệu lượt khách trong khi công suất thiết kế là 25 triệu lượt hành khách thông qua, năm 2017 dự kiến sẽ có trên 35 triệu lượt hành khách qua cảng hàng không này.
Được biết, năng lực tổng thể của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất không có khả năng thông qua cao hơn mức 42 chuyến bay/giờ, do quá tải từ dưới mặt đất nên chuyện các chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải xếp hàng bay chờ “lượn ngắm bầu trời” thường xuyên như cơm bữa.
Theo Châu Như Quỳnh (Dân trí)
Hơn 19.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất được quy hoạch theo hướng giữ nguyên 2 đường băng hiện hữu, bổ sung thêm một đường lăn song song và 2 đường lăn thoát nhanh.
Cục hàng không vừa báo cáo Bộ Giao thông việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), với định hướng đáp ứng sản lượng 43-45 triệu khách mỗi năm, có 80-85 vị trí đỗ máy bay so với 50 vị trí hiện nay.
Dự kiến, tổng mức đầu tư để thực hiện quy hoạch là hơn 19.300 tỷ đồng, được huy động từ nhiều nguồn như vốn Nhà nước, vốn doanh nghiệp và vốn vay...
Quy hoạch được điều chỉnh theo hướng giữ nguyên 2 đường băng hiện hữu cách nhau 365 m, bổ sung thêm một đường lăn song song và 2 đường lăn thoát nhanh.
Sân bay Tân Sơn Nhất cần 19.300 tỷ đồng để đầu tư mở rộng. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Bên cạnh hệ thống nhà ga hành khách hiện nay với công suất khoảng 28 triệu người mỗi năm, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T4 được thiết kế cho 15 triệu khách
Về phương án huy động vốn, Cục hàng không đề nghị Bộ Giao thông chỉ đạo Tổng công ty cảng hàng không (ACV) làm chủ đầu tư và tự ứng vốn, thu xếp suất đầu tư đối với hệ thống đường cất, hạ cánh và đường lăn; vốn sẽ được hoàn từ ngân sách.
Cục hàng không cũng đề nghị cho phép sử dụng dự phòng ngân sách trung ương giai đoạn 2017-2019 để Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng hạ tầng cho các đơn vị phải di chuyển, đóng quân tại sân bay Biên Hòa, tạm bàn giao đất quốc phòng ở khu vực Tân Sơn Nhất cho hàng không dân dụng.
Để giải tỏa và kết nối giao thông ngoài sân bay, Cục Hàng không đề nghị quy hoạch đường trục từ công viên Hoàng Văn Thụ vào Tân Sơn Nhất; bổ sung cầu vượt chữ Y nối đường Trường Sơn vào ga hành khách và tuyến đường trên cao từ nhà ga quốc nội đi ra. Cùng với đó, cải tạo mở rộng đường 18E, đường Hoàng Hoa Thám và đường C2 nối từ đường Cộng Hoà vào khu vực nhà ga hành khách mới...
Báo cáo của Cục hàng không dựa trên phương án quy hoạch do Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - Bộ Quốc phòng) đề xuất, đã nhiều lần được lãnh đạo Chính phủ họp bàn.
Phương án này chỉ phải giải phóng mặt bằng 24,52 ha đất quân sự để xây dựng nhà ga, không cần giải toả đất dân sự.
Vừa qua, đơn vị tư vấn thuộc Bộ Quốc phòng đã trình bày 7 phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, phương án 3 được cho là phù hợp nhất, có nội dung xây dựng đường lăn song song và các đường lăn nối giữa đường cất hạ cánh 25L/07R và 25L/07L; xây dựng nhà ga T3 và T4 mỗi nhà ga có công suất 10 triệu hành khách/năm; xây dựng khu bãi đỗ và bảo dưỡng kỹ thuật phía Bắc.
Phương án này sẽ nâng tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất lên 43-45 triệu hành khách/năm trong khi chỉ phải giải phóng mặt bằng 24,52 hécta đất quân sự để xây dựng nhà ga, không cần giải toả đất dân sự. Tổng mức đầu tư theo phương án này khoảng 19.350 tỷ đồng, thời gian xây dựng hoàn thành trong 2-3 năm.
Đoàn Loan
Theo VNE
TP HCM gắn biển chỉ đường bằng tiếng Anh Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM bổ sung biển báo chỉ đường bằng tiếng Anh trên một số tuyến đường ở quận 1. Biển xin lỗi người đi đường bằng tiếng Việt và tiếng Anh ở công trình cầu vượt ngã 5 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp. Ảnh: Hữu Nguyên. Ngày 25/4, Sở GTVT TP HCM giao Trung tâm quản lý...